Giáo án môn Hóa học 9 - Tiết 18 - Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

docx 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1807Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Tiết 18 - Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Hóa học 9 - Tiết 18 - Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
Ngày soạn:
TIẾT 18 : BÀI 13: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1 : CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
 I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS được ôn tập để hiểu biết về các loại hợp chất vô cơ và mối quan hệ giữa chúng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng phân biệt các chất.
- Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành thí nghiệm hóa học.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm
- Rèn luyện kỹ năng thuyết minh, thuyết trình.
3. Thái độ:
- GD thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn.
- Thái độ học tập nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên :
	- Máy chiếu, phiếu bài tập, bút viết bảng, nam châm.
	- Hóa chất : Các dung dịch H2SO4, Na2CO3; KNO3, BaCl2, quỳ tím.
	- Dụng cụ : 4 lọ thủy tinh, 10 ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống hút pipet, băng dán nhãn.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Tổ chức : 
Ngày giảng 
Lớp 
Sĩ số 
Học sinh vắng 
9A
9B
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi : Ở chương I em đã được nghiên cứu bao nhiêu loại hợp chất vô cơ ?. Đó là những hợp chất nào?
Gợi ý trả lời : 4 loại hợp chất vô cơ đó là : Oxit, Axit, Bazơ, Muối.
3. Dẫn dắt bài mới: Như chúng ta đã biết các loại hợp chất vô cơ có mối quan hệ với nhau như: từ oxit tạo thành muối hay bazơ phản ứng được với axit sinh ra muối... Để ôn tập và vận dụng được những kiến thức đã học đó chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài 18 tiết 13 : Luyên tập chương 1 : Các loại hợp chất vô cơ.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiến thức cần nhớ
Hoạt động 1: Phân loại các hợp chất vô cơ
GV chiếu hình ảnh lên máy chiếu 
Có mấy loại oxit?. Đó là những loại oxit nào ?
GV nhận xét và thông báo : Oxit có 4 loại là oxit bazơ, oxit axit, oxit trung tính, oxit lưỡng tính nhưng chúng ta thường chỉ nghiên cứu 2 loại oxit chính là oxit bazơ và oxit axit.
GV yêu cầu HS lấy VD về 2 loại oxit trên.
? Dựa vào thành phần phân tử thì axit được chia ra những loại nào ? cho VD
GV chiếu hình ảnh về sự phân loại axit và ví dụ.
?Dựa vào tính tan thì Bazơ được chia ra những loại nào ? cho VD
GV chiếu hình ảnh về sự phân loại bazơ và lấy VD
GV chiếu hình ảnh về sự phân loại muối và lấy VD
GV tổng hợp và kết luận
I. Kiến thức cần nhớ
1: Phân loại các hợp chất vô cơ
Học sinh hoạt động cá nhân.
HS quan sát màn chiếu cũng như vận dụng kiến thức SGK trả lời các câu hỏi của GV
HS : trả lời câu hỏi
HS lắng nghe và ghi nhớ
Ví dụ:
- Oxit bazơ : BaO, CaO, FeO.....
- Oxit axit : SO2, P2O5, CO2..... 
HS trả lời câu hỏi.
Axit được chia ra làm 2 loại: 
Axit có oxi như : H2SO4, HNO3...
Axit không có oxi : HCl, HBr......
HS ghi nhớ.
Bazơ chia ra 2 loại
Bazơ tan : NaOH, KOH...
Bazơ không tan : Fe(OH)2, Cu(OH)2.... 
HS ghi nhớ.
HS lắng nghe và ghi nhớ
Bảng phân loại SGK trang 42
Hoạt động 2 : Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ
GV chiếu sơ đồ tóm tắt tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ lên máy chiếu.
GV nhắc lại cho HS tính chất hóa học của oxit bazơ. Yêu cầu HS hoạt động nhóm
Nhóm 1 : Nhắc lại tính chất của bazơ dựa vào sơ đồ tóm tắt trên.
Nhóm 2 : Nhắc lại tính chất của oxit axit dựa vào sơ đồ tóm tắt trên.
Nhóm 3: Nhắc lại tính chất của axit dựa vào sơ đồ tóm tắt trên.
Nhóm 4: Nhắc lại tính chất của muối dựa vào sơ đồ tóm tắt trên
GV yêu cầu học sinh nêu thêm những tính chất hóa học của muối mà trong sơ đồ chưa có.
GV chốt lại kiến thức về tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ
Gv chiếu sơ đồ tư duy các kiến thức về hợp chất vô cơ cho HS quan sát.
2 : Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ
HS quan sát
HS lắng nghe
HS trao đổi thảo luận.
Nhóm cử thành viên báo cáo kết quả của nhóm mình.
HS lắng nghe
HS quan sát, lắng nghe.
II. Bài tập
Họạt động 3 : Bài tập
Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau trong thời gian 3 phút.
 Chọn câu trả lời đúng : 
1) NaOH là một.....
 A. Muối axit
 B. Bazơ tan
 C. Oxit trung tính
 D. Axit có oxi.
2) Nhóm các oxit bazơ là : 
A. CuO, FeO, CaO B. BaO, ZnO, CO
C. FeO, Fe2O3, SO3 D. BaO, Al2O3, FeO
3) Nhóm các chất đều tác dụng được với nước là :
A. MgSO4, NaBr, NH4Cl 
B. BaO, SO3, Na2O
C. CuCl2, FeCl2, KNO3 
 D. Cu, FeCl3 , ZnO 
 4) Nhóm các muối khi tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 đều sinh ra kết tủa là:
A.CuCl2, FeCl2, KNO3
B. MgCl2, FeCl3, Na2CO3
C. CuSO4, FeCl3, NaCl
D. Fe, NaHCO3, NH4Cl
GV nhận xét các câu trả lời và đưa ra đáp án.
5 : Nhận biết các dung dịch chứa trong 4 lọ mất nhãn sau : H2SO4 ; Na2CO3 ; BaCl2 ; KNO3 chỉ dùng giấy quỳ tím.
Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, các nhóm trả lời vào phiếu học tập.
Thời gian hoát động 3 phút.
GV cho nhóm trả lời nhanh nhất báo cáo. Các nhóm còn lại dựa trên gợi ý, đối chiếu nhận xét nhóm trả lời.
GV tiến hành thí nghiệm thực tế cho HS quan sát
Gv chuẩn bị 4 lọ mất nhãn đựng : H2SO4 ; Na2CO3 ; BaCl2 ; KNO3.
Đánh dấu các lọ tương ứng 1 đến 4.
Lấy 4 ống nghiệm cho sẵn giấy quỳ tím và đánh dấu 1 đến 4. Nhỏ lần lượt các lọ vào ống nghiệm có số tương ứng.
Yêu cầu HS quan sát và rút ra chất nhận biết được.
Dùng H2SO4 vừa nhận ra để nhận biết các hợp chất còn lại dựa trên các hiện tượng khác nhau.
GV dán nhãn tên lên các lọ đã nhận biết.
Giải thích hiện tượng thực tế;
Nhóm 1,2 : Để khử chua đất trồng trọt người ta thường bón vôi
Nhóm 3,4 : Trên bề mặt các hố vôi thường xuất hiện một lơp váng.
Và nếu còn thời gian GV cho tất cả lớp về nghiên cứu hiện tượng : Vì sao trong nước mưa chứa một lượng nhỏ axit.
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả nhóm nào chưa hoàn thành có thể để về nhà.
GV nhận xét và giải thích lại các hiện tượng cho cả lớp.
II. Bài tập
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình :
Đáp án : B
Đáp án : A, D
Đáp án : B
Đáp án : B
5 : Nhận biết các dung dịch chứa trong 4 lọ mất nhãn sau : H2SO4 ; Na2CO3 ; BaCl2 ; KNO3
Bài giải
Chất thử
H2SO4
Na2CO3
BaCl2
KNO3
Quỳ tím
Đỏ
không
không
không
H2SO4
Khí bay lên
Kết tủa
không
Phương trình: 
BaCl2 + H2SO4 à BaSO4 + 2HCl
H2SO4 +Na2CO3 à Na2SO4 + H2O + CO2 
HS quan sát thí nghiệm : Nhận biết các dung dịch chứa trong 4 lọ mất nhãn sau : H2SO4 ; Na2CO3 ; BaCl2 ; KNO3
Các nhóm trao đổi thảo luận về hiện tượng của nhóm mình.
Các nhóm báo cáo kết quả trao đổi của nhóm mình.
IV. KẾT THÚC BÀI HỌC
 1. Củng cố:
	- GV nhắc lại các kiến thức cần nhớ. 
2. Hướng dẫn về nhà:	
- BTVN: 1,2,3 tr.42 SGK
- Chuẩn bị bản báo cáo thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_13_Luyen_tap_chuong_1.docx