Giáo án Chương : Cấu tạo nguyên tử - Môn hóa 11

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chương : Cấu tạo nguyên tử - Môn hóa 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Chương : Cấu tạo nguyên tử - Môn hóa 11
CHƯƠNG :CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Thành phần cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử có cấu tạo gồm vỏ và hạt nhân.Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron (e ) mang điện tích âm,hạt nhân gồm proton (P hay Z) và notron (N),proton mang điện dương và notron không mang điện.
Trong nguyên tử tổng số hạt proton trong nhân bằng số hạt e ngoài vỏ nên nguyên tử trung hoà về điện.
Điện tích của các electron đều bằng nhau và bằng -1,6.10-19 Culong, me=9,1095.10-31kg hay bằng 0,00055 (đv C)
Điện tích của các proton bằng +1,6.10-19 Culong , mp=mn=1,67.10-27 kg hay cấp xỉ bằng 1 đv C 
Hạt nhân nguyên tử
Điện tích hạt nhân (Z+)
Điện tích hạt nhân = số proton =số electron
Số khối: A=Z+N
Khối lượng nguyên tử~ A
Nguyên tố hoá học
Định nghĩa
Tất cả các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học
Số hiệu nguyên tử 
Z=p=e
Để đặc trưng đầy đủ cho một nguyên tố hoá học,bên cạnh kí hiệu thường dùng,người ta còn ghi các chỉ dẫn sau
ZAX
Đồng vị
Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có số proton đều như nhau nhưng số khối có thể khác nhau.
Khái niệm về obital nguyên tử
Khái niệm
Obital nguyên tử là khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (tìm thấy electron ) khoảng 90%
Một số hình dạng obital nguyên tử 
Obital s có hình cầu, tâm là hạt nhân nguyên tử.
Obital p có hình số tám nổi gồm px,py,pz ,định hướng theo các trục trong không gian.
Obital d và f có hình dạng phức tạp hơn
Vỏ nguyên tử
Lớp electron
Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau thuộc cùng một lớp
Các lớp electron từ trong ra ngoài được đánh số n= 1,2,3,4,5,6,7 hoặc kí hiệu bằng dãy chữ cái lớn K,L,M,N,O,P,Q.
Phân lớp electron
Mỗi lớp electron lại phân chia thành phân lớp electron.Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái thường s,p,d,f.
Số phân lớp bằng với số thứ tự của lớp.
Lớp thứ nhất có 1 phân lớp, đó là phân lớp s.
Lớp thứ hai có 2 phân lớp ,đó là phân lớp 2s và phân lớp 2p.
Lớp thứ 3 có 3 phân lớp, đó là phân lớp 3s,3p,3d,
Các electron ở phân lớp s được gọi là electron s,các electron ở phân lớp p được gọi là electron p
Năng lượng electron của các electron và cấu hình electron
Trật tự các mức năng lượng obital nguyên tử 
Trong nguyên tử, các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao.
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d
Đặc điểm electron lớp ngoài cùng
Đối với các nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp ngoài cùng có tối đa là 8 electron
Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng là các nguyên tử khí hiếm.
Các nguyên tử có 1,2,3 electron lớp ngoài cùng là những nguyên tử kim loại.
Các nguyên tử có 5,6,7 electron lớp ngoài cùng là những nguyên tử phi kim.
Biết được sư phân bố electron trong nguyên tử, nhất là biết được số electron lớp ngoài cùng ,người ta có thể dự đoán được những tính chất hoá học tiêu biểu của nguyên tố đó.
Chúc các bạn học tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docxLy_thuyet_chuong_cau_tao_nguyen_tu_hoa_11.docx