Giáo án Chủ đề 6: Bài tập về ph, p2o5 và h3po4

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6026Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chủ đề 6: Bài tập về ph, p2o5 và h3po4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Chủ đề 6: Bài tập về ph, p2o5 và h3po4
 Ngày soạn 21 tháng 11 năm 2015 
CHỦ ĐỀ 6: BÀI TẬP VỀ P, P2O5 VÀ H3PO4 
I..MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
Học sinh cần nắm vững tính o xi hoá và tính khử của P, tính chất o xit a xit của P2O5 ,khi tác dụng với nước tạo ra H3PO4 còn khi tác dụng với dung dịch kiềm thì tuỳ theo tỉ lệ mol giữa OH-/ P2O5 mà tạo ra các muối khác nhau . H3PO4 là một a xit trung bình ,điện ly yếu , 3 lần a xit , không có tính o xi hoá . khi phản ứng với dung dịch kiềm thì tuỳ theo tỉ lệ mol OH-/ H3PO4 mà tạo ra các muối khác nhau .
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình hoá học ,xác định các chất o xi hoá ,các chất khử , rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về o xit a xit, a xit tác dụng với dung dịch kiềm . 
3. Thái độ : Rèn luyện nghị lực học tập, tinh thần sáng tạo ,yêu khoa học .
4. Phát triển năng lực : Phát triển về tư duy hoá học ,năng lực phân tích ,tổng hợp ,năng lực vận dụng giải bài tập . 
II.CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên: Bài giảng phải chuẩn bị chu đáo về lý thuyết các dạng bài tập càn hướng dẫn ,số lượng bài tập phải dồi dào .
2.Học sinh: Ôn tập lại các bài học theo sách giáo khoa ,sách bài tập .
III.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại ôn tập ,làm việc nhóm, phiếu học tập, xây dựng bảng ôn tập. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập về dãy biến hoá của phot pho ,giải bài tập a xit phot pho ric với dung dịch kiềm .
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1.Ổn định lớp: ( 2 phút).Kiểm tra sĩ số .
2.Chữa bài tập về nhà : (10 phút).
3. Giảng bài mới : 
Tiết 1: Bài tập về tính chất hoá học của phot pho. 
Lý thuyết :P vừa có tinh o xi hoá vừa có tính khử ,phot pho trắng hoạt động hoá học mạnh hơn phot pho đỏ , phot pho o xi hoá các kim loại hoạt động hoá học mạnh như kim loại kiềm ,kiềm thổ tạo ra phot phua kim loại , phot pho khử được các phi kim mạnh như halogen, S, o xi ,một số hợp chất có tính o xi hoá mạnh như KClO3,
Bài tập : 
Ví dụ 1 : Viết các phương trình phản ứng giữa P với O2 ,S, Cl2 ( thiếu và dư ) khi đốt nóng . 
HD giải : P thể hiện tính khử , khi thiếu chất o xi hoá số o xi hoá của P tăng từ 0 lên + 3 , khi thừa chất o xi hoá số o xi hoá của P tăng từ 0 lên +5 
4P +3 O2 thiếu → 2 P2O3
4P +5 O2 dư → 2 P2O5
Các trường hợp còn lại học sinh tự viếtcác phương trình 
Ví dụ 1 : Viết các phương trình phản ứng giữa P với KClO3 và KNO3 khi đốt nóng .
HD giải :
6P +5 KClO3 → 3 P2O5 + 5KCl 
2P +5 KNO3→ P2O5 + 5KNO2 
Ví dụ 3 : 
. Đun nóng 40g hỗn hợp Ca và P trong điều kiện không có không khí tạo thành chất rắn X. Để hoà tan X, cần dùng 690 ml dd HCl 2M tạo thành khí Y. Thành phần khí Y là:
A. H2, NO 	B. H2, PH3 	C. PH3, NH3 	D. H2, N2
HD giải : Ca + P→ Ca3P2 
 Ca3P2 + 6 HCl → 3 Ca Cl2 + 2 PH3 
nếu P dư thì lượng Ca3P2 = 0,23.182= 41,86 gam lớn hơn lượng ban đầu ( vô lý) .Vậy Ca dư , có phản ứng giữa Ca với HCl tạo ra khí H2 .Chọn đáp án B 
VD4. Đốt cháy hoàn toàn 15,5 gam photpho bằng oxi dư rồi hoà tan sản phẩm vào 200 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch axit thu được là
A. 15,07 %. 	B. 20,81 %.	C. 12,09 %. 	D. 18,02 %.
HD giải : n P = 15,5: 31 = 0,5 mol 
4P +5 O2 → 2 P2O5 
n P2O5 = ½ n P = 0,5: 2 = 0,25 ; khối lượng P2O5 = 0,25. 142 = 35,5 gam 
số mol H3PO4 = số mol P = 0,5 .Khối lượng a xit = 0,5. 98 = 49gam 
Khối lượng dung dịch = 35,5 + 200 = 235,5 gam 
Vậy nồng độ % của a xit là: 49/235,5.100% = 20,81 % chọn đáp án B 
.VD5 Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng sau :
A. 3P + 5HNO3 + 2H2O ®3H3PO4 + 5NO 	B. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 ® 2H3PO4 + 3CaSO4 
C. 4P + 5O2 ® P2O5; P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4 	D. 2P + 5Cl2 ® 2PCl5; PCl5 + 4H2O ® H3PO4 + 5HCl
VD6. Thành phần khối lượng của P trong tinh thể Na2HPO4.nH2O là 11,56%. Tinh thể hiđrat ngậm nước đó có số phân tử H2O (n) là:
A. 0 	B. 2 	C. 5 	D. Tất cả đều sai
Học sinh tự giải 
Tiết 2: Bài tập về tính chất hoá học của P2O5 
Tác dụng của P2O5 với dung dịch kiềm 
Các trường hợp xảy ra : 
P2O5 +2 NaOH + H2O®2 NaH2 PO4 
P2O5 +4NaOH ®2 Na2H PO4 + H2O 
P2O5 +6NaOH ®2 Na3 PO4 + 3H2O 
Xét tỉ số T = nOH- / P2O5 
T≤ 2 tạo ra NaH2 PO4 
 2 < T .< 4 tạo ra 2 muối a xit 
 4 < T < 6 tạo ra muối trung hoà và muối a xit Na2H PO4 
T ≥ 6 chỉ tạo ra muối trung hoà 
VD 1: 
. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho bằng oxi dư rồi cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH 32% thu được muối Na2HPO4. Giá trị của m là
A. 25. 	B. 50. 	C. 75. 	D. 100.
HD giải : nP =6,2: 31 = 0,2 mol 
nP2O5 = 0,1 
P2O5 +4NaOH ®2 Na2H PO4 + H2O 
n NaOH = 0,4 . khối lượng dung dịch kiềm = 50 gam .chọn đáp ánB
VD2. Cho 14,2 gam P2O5 và 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 2M thu được dung dịch X. Các anion có mặt trong dung dịch X là
A. PO43- và OH-. 	B. H2PO4- và HPO42-. 	C. HPO42- và PO43-. 	D H2PO4- và PO43-.
HD giải : n P2O5 = 0,1 mol 
nOH- = 0,3 mol T = 0,3/0,1 = 3 trong khoảng 2 và 4 nên tạo ra 2 muối axit chọn đáp án B 
Tiết 3: Bài tập về tính chất hoá học của H3PO4 
Phản ứng của a xit với dung dịch kiềm 
Các trường hợp xảy ra : 
H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O 
H3PO4 +2 NaOH → Na2HPO4 + 2H2O 
H3PO4 +3 NaOH → Na3PO4 + 3H2O 
Xét T= n OH-/ nH3PO4 .
T≤ 1 tạo ra NaH2 PO4 
 1< T .< 2 tạo ra 2 muối a xit 
2 < T < 3 tạo ra muối trung hoà và muối a xit Na2H PO4 
T ≥ 3 chỉ tạo ra muối trung hoà 
VD1: Hòa tan hoàn toàn 3,92 gam H3PO4 vào 200 ml dung dịch KOH 0,45M thu được dung dịch X
 a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra .
 b) Tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch X ?
- n H3PO4 = 0,04 mol ; n KOH = 0,09 mol = 2,25
- LTL : n KOH : n H3PO4 = 2,25	 
→ H3PO4+ 2KOH → K2HPO4 + 2H2O 
 X 2x x
 H3PO4 + 3 KOH→ K3PO4 + 3H2O 
 y 3y y
- x + y = 0,04 2x + 3y = 0,09 
→ x = 0,03 ; y = 0,01
- m K2HPO4 = 174 . 0,03 = 5,22 gam m K3PO4 = 212 . 0,01 = 2,12 gam 
VD2 Hòa tan hoàn toàn 19,6 gam H3PO4 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X
 a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra .
 b) Tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch X ?
- n H3PO4 = 0,2 mol ; n KOH = 0,25 mol 
= 1,25
- LTL : n KOH	 => tạo 2 muối
 n H3PO4
→ H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O 
 x x x 
 H3PO4 + 2 NaOH → Na2HPO4 + 2H2O 
 y 2y y
- x + y = 0,2 
 x + 2y = 0,25 
→ x = 0,15 ; y = 0,05
- m NaH2PO4 = 120 . 0,15 = 18 gam 
Củng cố toàn bài 
 m Na2HPO4 = 142 . 0,05 = 7,1 gam 
Bài tập về nhà : 
Câu 1: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 3M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2,5M. Khối lượng muối tạo thành và nồng độ mol/l của dd tạo thành là:
A.12g; 28,4g ; 0,33M; 0,67M 	B.12g; 28,4g; 0,36M; 0,76M
C.21g; 24,8g; 0,33M; 0,67M 	D.18g; 38,4g; 0,43M ;0,7M.
Câu 2: Cho vào 500 ml dd có chứa 7,28g KOH; 3,55g P2O5. Giả sử thể tích của dd thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol/l của các muối trong dd thu được là:
A. 0,04M; 0,06M 	B. 0,05M ; 0,06M 	C. 0,04M ;0,08M D.0,06M; 0,09M
Câu 3: Cho 100ml dd H3PO4 1,5M tác dụng với 100ml dd NaOH 2,5M . Khối lượng muối tạo thành và nồng độ mol/l của dung dịch tạo thành là:
A.6g; 14,2g; 0,25M;0,5M 	B .6g;12,4g; 0,52M; 0,5M 
C.7g; 14,2g; 0,55M ;0,05M 	D. 9g;12,4g; 0,25M; 0,05M
Câu 4: Cho 1,42g P2O5 vào dd chứa 1,12g KOH .Khối lượng muối thu được là:
A.2,72g 	B.2,27g 	C.2,30g 	D.2,9g
Câu 5: Cho dd chứa 19,6 g H3PO4 vào tác dụng với dd chứa 22g NaOH. Muối gì được tạo thành và khối lượng là ? 
A.Na2HPO4 và Na3PO4; 7,1g và 24,6g. B.NaH2PO4 và Na3PO4; 7,5g và16,4g.
C.Na2HPO4 và Na3PO4; 1,7g và 14,6g. D.NaH2PO4 và Na3PO4; 5,7g và 15,8g. 
 Câu 6: Cho 20g dung dịch H3PO4 37,11% tác dụng vừa đủ với NH3 thì thu được 10g 1 muối photphat amoni A.Tìm Công thức của muối A ?
A.(NH4)2HPO4 	B.NH4HPO4 	C.(NH4)3PO4 	D.không xác định được.
Câu 7: Số ml dd NaOH 1M trộn lẫn với 50ml dd H3PO4 1M để thu được muối trung hoà là bao nhiêu?
A.150ml 	B.100ml 	C.200ml 	D.112ml.
Câu 8: Oxi hoá hoàn toàn 6,2g P bằng oxi, rồi hoà tan sản phẩm vào 25ml dd NaOH 25% (d =1,28g/ml). Muối tạo thành có công thức như thế nào?
A. NaH2PO4 	B. Na2HPO4 	C. Na3PO4 	D. NaH2PO4 và Na2HPO4 . 
Câu 9: Cho 142g P2O5 vào 500g dd H3PO4 23,72% được dd A. Nồng độ H3PO4 trong dd A là bao nhiêu?
A.63% 	B.56% 	C.49% 	D.32%.
Câu 10: Trộn lẫn 100ml dd KOH 1M với 50ml dd H3PO4 1M được dd X. Nồng độ mo/l của muối tan trong dd X là bao nhiêu?	
A.0,66M B.0,33M 	C.0,44M 	D.0,55M
Câu 11: Trộn lẫn 150 ml dd KOH 1M với 50ml dd H3PO4 1M được dd X. Nồng độ mo/l của muối tan trong dd X là bao nhiêu?	
A.0,33M 	B.0,25M C.0,44M 	D.1,1M
Câu 12: Thêm 0,15mol KOH vào dd chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng trong dd có các muối nào?
A.KH2PO4 và K2HPO4 	B.KH2PO4 và K3PO4	
C.K2HPO4 và K3PO4 	D. KH2PO4 , K2HPO4 và K3PO4
Câu 13: Rót dd chứa 11,76g H3PO4 vào dd chứa 16,8g KOH. Tính khối lượng của từng muối thu được sau khi cho dd bay hơi đến khô ?
A.12,72g K3PO4 và 10,44g K2HPO4 	B.12,87g K3PO4 và 1,44g K2HPO4
C. 12,78g K3PO4 và 14,04g K2HPO4 D.21,78g K3PO4 và 40,44g K2HPO4
Câu 14: Trộn lẫn 100 ml dd KOH 1,2M với 80ml dd H3PO4 1,5M được dd X. Nồng độ mol/l của muối tan trong dd X là bao nhiêu?
A.0,66M 	B.0,33M 	C.0,67M 	D.0,55M..
Câu 15: Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong dd
 Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho bằng oxi dư rồi cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH 32%, thu được muối Na2HPO4. Giá trị của m là
A. 25.	B. 50.	C. 75.	D. 100.
Câu 17: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch A. Muối thu được và nồng độ % tương ứng là
A. NaH2PO4 11,2%.	B. Na3PO4 và 7,66%.	C. Na2HPO4 -13,26%.	D. Na2HPO4vàNaH2PO4đều 7,66%.
Câu 18: Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch. Khối lượng từng muối khan thu được là 
A. 50 gam Na3PO4. 	B. 49,2 gam NaH2PO4 và 14,2 gam Na3PO4. 
C. 15 gam NaH2PO4. 	D. 14,2 gam Na2HPO4 và 49,2 gam Na3PO4. 
Câu 19: Cho 14,2 gam P2O5 vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 2M, thu được dung dịch X. Các anion có mặt trong dung dịch X là 
A. PO43- và OH-.	B. H2PO4- và HPO42-	C. HPO42- và PO43-.	D. H2PO4- và PO43-.
Câu 20: Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là
A. NH4H2PO4.	B. (NH4)2HPO4.	C. (NH4)3PO4.	D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU_DE_6_BAI_TAP_VE_PP2O5H3PO4.doc