Giáo án Bài tập cấu tạo nguyên tử

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài tập cấu tạo nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài tập cấu tạo nguyên tử
BÀI TẬP CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 
Câu 1: Phân tử XY3 có tổng số proton, nơtron, electron là 195 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 61. Số khối của Y nhiều hơn số khối của X là 25. Tổng số proton, nơtron, electron của Y nhiều hơn tổng số proton, nơtron, electron của X là 37. Tổng số proton trong phân tử là
A. 49	B. 60	C. 50	D. 52
Câu 2: Từ các nguyên tử đồng vị của nguyên tố X tạo ra tối đa 3 loại phân tử X2. Từ các nguyên tử đồng vị của nguyên tố Y tạo ra tối đa 6 loại phân tử Y2. Từ các nguyên tử đồng vị của X và Y tạo ra tối đa n loại phân tử X2Y. Giá trị của n là
A. 18	B. 9	C. 6	D. 12
Câu 3: Đồng có 2 đồng vị . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Phần trăm khối lượng trong CuSO4.5H2O (S=32; O=16; H=1) là
A. 18,43%	B. 7,03%	C. 36,86%	D. 14,06%
Câu 4: Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử X2 là a. Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử Y4 là 23a/13. Tổng số hạt mang điện trong phân tử YX3 là 132. Trong nguyên tử X cũng như Y số nơtron nhiều hơn số proton 1 hạt. Phần trăm khối lượng Y trong YX3 là
A. 21,83%	B. 22,79%	C. 20,45%	D. 34,75%
Câu 5: Clo có 2 đồng vị : Phân tử khối trung bình của Cl2 là 70,906. Phần trăm khối lượng 35Cl trong Cl2 là
A. 22,65%	B. 77,36%	C. 23,64%	D. 76,36%
Câu 6: Ion X2Y32– có tổng số proton, nơtron, electron là 170 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 58. Tổng số proton, nơtron, electron của X nhiều hơn tổng số proton, nơtron, electron của Y là 24. Số khối của X nhiều hơn số khối của Y là 16. Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử XY2 là	A. 69	B. 100	C. 96	D. 106
Câu 7: Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử X2Y là 128 và XY2 là 100. Tổng số hạt mang điện và số nơtron trong phân tử lần lượt là 120 và n. Giá trị của n là
A. 62	B. 51	C. 65	D. 90
Câu 8: Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử XY2 là 106 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 34.Tổng số hạt mang điện trong X2Y là 92. Tổng số proton trong phân tử X2Y2 là 
A. 38	B. 54	C.70	D. 90
Câu 9: Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử XY2 là 186. Số nơtron của X nhiều hơn số proton của Y là 13. Số proton của X nhiều hơn số nơtron của Y là 8. Số hạt mang điện trong phân tử XY3 là 154.Nguyên tố X là
A. Cr	B. Fe	C. Mn	D. Co 
Câu 10: Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử M gấp 2,3 lần tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử X. Số khối của M gấp 7/3 lần số khối của R. Tổng số proton của M và R bằng 0,875 lần tổng số nơtron của M và R. Trong nguyên tử M số nơtron nhiều hơn số proton 5 hạt. Số khối của M là
A. 63	B. 58	C. 65	D. 60
Câu 11: Hợp chất A2B6 có tổng số hạt là 392 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 120 hạt. Số khối của A ít hơn số khối của B là 8. Tổng số hạt trong A3+ ít hơn trong B– là 16. Khối lượng phân tử của A2B6 là A. 334	B. 322	C. 264	D. 276
Câu 12: Tổng số electron trong phân tử X2Y3 là 76 trong đó số proton của X nhiều hơn Y là 28. Tổng số electron trong các phân tử XY và X3Y4 lần lượt là :
A. 68 và 110	B. 34 và 110	C. 68 và 96	D. 34 và 96
Câu 13 : Nguyên tử Y có tổng số hạt là 46. Số hạt không mang điện bằng lần số hạt mang điện. Nguyên tố R có 2 đồng vị Y và Z . Z có ít hơn Y 1 nơtron, trong tự nhiên Z chiếm 4% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là :
A. 24,32	 	B. 26,96	C. 30,96	D. 31,05
Câu 14: Trong phân tử XY3 có tổng số proton, electron, nơtron là 123 trong đó số proton ít hơn số nơtron 3 hạt. Tổng số khối của 1 nguyên tử X và 1 nguyên tử Y bằng 3,0625 lần số proton của X. Tổng số nơtron của 1 nguyên tử X và 1 nguyên tử Y bằng 3,125 lần số proton của Y. Tổng số proton, nơtron, electron trong 1 nguyên tử X là 	A. 50	B. 21	C. 46	D. 48
Câu 15: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên
tử canxi tính theo lí thuyết là
A. 0,155 nm.	B. 0,196 nm.	C. 0,185 nm.	D. 0,168 nm.
Câu 16: X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là a trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là b. Nếu tỉ số a/b=17/5 thì X có thể là nguyên tử nào sau đây?
A.	B. 	C. 	D. 
Câu 17: Oxi trong tự nhiên là hỗn hợp của 3 đồng vị 16O, 17O, 18O với thành phần tương ứng là 99,759%, 0,037% và 0,204%. Khối lượng nguyên tử của 3 đồng vị trên là 15,99491 u; 16,99913u và 17,99916 u. Khối lượng nguyên tử trung bình của oxi là :
A. 15,1u	B. 16,001u	C. 15,9994u	D. 15.889 
Câu 18: Trong tự nhiên, Gali có 2 đồng vị là :69Ga (60,1%) và 71Ga (39,9%). Nguyên tử khối trung bình của Ga là:	A. 70,00	B. 71,20	C. 70,20	 D. 69,80
Câu 19: Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54. Biết MBr = 80. Thành phần % về khối lượng 63Cu trong CuBr2 là :	
A.26,07% 	B. 34,18%	C. 20,57%	D. 20,05%
Câu 20: Cho các nguyên tử A,B,X.
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong phân tử ABX3 là 98 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 30.
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong phân tử BX2 là 71 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 21.
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong phân tử A2X là 29 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 11.
Tổng số hạt proton và nơtron trong phân tử A4B2X2 lần lượt là :
A. 33 và 38	B. 33 và 32 	C. 34 và 38	D. 34 và 32
Câu 21: Tổng điện tích của của 1 hạt nhân nguyên tử X và 1 hạt nhân nguyên tử Y là 30. Số electron của 1 nguyên tử X nhiều hơn số electron của 1 nguyên tử Y là n hạt. Giá trị của n và điện tích hạt nhân của Y phù hợp là : A. 2 và 13+	B. 6 và 12+	C. 8 và 10+	D. 4 và 11+
Câu 22: Cho 3 nguyên tử X,Y,Z.
Tổng số khối của X và Y, Y và Z, Z và X lần lượt là 30, 72, 70.
Tổng số nơtron của X và Y, Y và Z, Z và X lần lượt là 15, 38, 37.
Khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Hiệu số nơtron của phân tử ZY và phân tử XY2 là 15.
B. Tổng số proton, nơtron và electron Z(XY3)2 là 268.
C. Phân tử khối của XY2 lớn hơn phân tử khối của ZY.
D. Y’ là đồng vị của Y có số nơtron nhiều hơn Y là 2 thì phân tử khối của ZY’ là 74.
Câu 23: Cho phân tử .
Khẳng định nào sau đây về phân tử trên là sai?
A. Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử là 248.
B. Số nơtron trong phân tử chiếm 36,885% tổng số proton, nơtron, electron .
C. Trong phân tử số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32.
D. Phân tử khối của phân tử trên là 167.
Câu 24: Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử X bằng 3,75 lần số hạt mang điện của nguyên tử Y. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử Y bằng 0,65 lần số hạt mang điện của nguyên tử X. Tổng số nơtron trong 1 nguyên tử X và 1 nguyên tử Y bằng 1,875 lần số hạt mang điện của Y. Tỉ lệ số hạt mang điện giữa X và Y là A. 15:16	B. 16:15	C. 2:5	D. 5:2
Câu 25: Cacbon có 2 đồng vị 12C và 13C. Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Các loại phân từ CO2 nhận n giá trị phân tử khối. Giá trị của n là	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 26: Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử XY2 là 117 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 35. Số proton của Y bằng 3,4 lần số nơtron của X. Số nơtron của Y bằng 4,5 lần số proton của X. Phần trăm khối lượng của X trong XY2 là
A. 10,36%	B. 12,28%	C. 13,08%	D. 11,39%
Câu 27: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là . Thành phần % theo khối lượng của trong HClO2 là:
A. 13,92%	B. 10,43%	 C. 12,38%	D. 11,79%
Câu 28: Nguyên tố X có 2 đồng vị , tỉ lệ số nguyên tử của đồng vị 1, đồng vị 2 là 31 : 19. Đồng vị 1 có 51p, 70n và đồng vị thứ 2 hơn đồng vị 1 là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của X là
A. 122,16	B. 121,76	C. 121,84	D. 122,36
Câu 29: Clo có 2 đồng vị 35Cl, 37Cl và nguyên tử khối trung bình của Clo là 35,453. Brom có 2 đồng vị 79Br, 81Br và nguyên tử khối trung bình của Brom là 79,91. Phần trăm khối lượng 35Cl trong ClBr là
A. 23,47%	B. 21,68%	C. 24,08%	D. 20,96%
Câu 30: Khối lượng nguyên tử của Clo là 35,5. Clo có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Phần trăm khối lượng của 35Cl có trong HClOn là 26,119% (hiđro là và oxi là ). Giá trị của n là :
A. 1	B. 2	C. 3	D.4
Câu 31: Trong nguyên tử Y có tổng số proton, nơtron và electron là 26. Hãy cho biết Y thuộc về loại nguyên tử nào sau đây? Biết rằng Y là nguyên tố hóa học phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất.
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 32: Tổng số hạt p,n,e của 1 nguyên tử kim loại M và 1 nguyên tử kim loại M’ là 174 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 46. Tổng số hạt p,n,e của M nhiều hơn của M’ là 10 và số khối của M nhiều hơn của M’ là 7. Tổng số nơtron trong phân tử M(OH)2 và M’(OH)2 ( với ) lần lượt là A. 52 và 48	 	B. 50 và 46	 C. 50 và 48	D.52 và 46
Câu 33: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và X– , tổng số hạt (proton , nơtron , electron) trong phân tử MX2 là 186 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt.Số khối của ion M2+ nhiều hơn X– là 21. Tổng số hạt M2+ nhiều hơn trong X– là 27 hạt. Xác định M.
A. Be	B. Fe	C. Mg	D. Ca
Câu 34: Phân tử ABx có tổng số proton, nơtron, electron là 190 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 50. Số hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 18. Số nơtron của nguyên tử A bằng 1,5 lần số nơtron của nguyên tử B. Số nơtron của A và B lần lượt là 
A. 24 và 16	B. 27 và 18	C. 30 và 20	 D. 36 và 24
Câu 35 : Phân tử XY3 có tổng số proton, nơtron, electron là 202 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 62. Hiệu số hạt mang điện của Y và X bằng số nơtron trong nguyên tử . Số proton của X là A. 13	B. 16	C. 15	D. 7
Câu 36: Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử XY2 là 199 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 57. Số khối của X nhiều hơn số khối của Y là 30. Số nơtron của X nhiều hơn số 
nơtron của Y là 17. Phân tử khối của XY2 là
A. 126	B. 135	C. 184	D. 134
Câu 37: Phân tử A cấu tạo từ 3 loại nguyên tử X,Y,Z (không cùng nguyên tố) có tổng số nguyên tử là 4, tổng số proton, nơtron, electron trong A là 127 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 41. Số proton của X hơn số proton của Y là 1. Số proton của Z bằng 2,375 lần số proton của Y. Tổng số proton trong phân tử YZ2 là A. 54	B. 30	C. 46	D. 38
Câu 38: Tổng số hạt cơ bản của phân tử M2O5 là 212, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 68. Tổng số hạt cơ bản của phân tử RCl2 là 164, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 52. Tổng số proton trong R3M2 là
A. 90 	B. 66. 	C. 50. 	D. 150.
Câu 39: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và X– , tổng số hạt cơ bản trong phân tử MX2 là 186 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt.Số nơtron của ion M2+ nhiều hơn X– là 12. Tổng số hạt M2+ nhiều hơn trong X– là 27 hạt. Công thức phân tử của MX2 là
A. FeCl2. 	B. ZnBr2. 	C. CaCl2. 	D. BaBr2.
Câu 40:  Tổng số hạt trong phân tử MX2 là 178 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54. Số khối của M nhiều hơn số khối của X là 24 đơn vị. Số hạt trong X22- lớn hơn số hạt trong M2+ là 18 hạt. Phần trăm khối lượng của M có trong hợp chất là 
A. 55,56%. 	B. 46,67%. 	C. 54,93%. 	D. 37,86%.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_cau_tao_nguyen_tu.doc