NGUYỄN THỊ THU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề 1: Câu 1 (3 điểm): Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. (Viễn Phương) Câu 2 (7 điểm) : Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, qua đó trình bày suy nghĩ của anh/chị về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay. “ Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.” Đề 2: Câu 1 (3 điểm): Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu sau: “Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn liền với thị thành đứng lên”. (Tố Hữu) Câu 2 (7 điểm): Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua đó trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm sống của thanh niên ngày nay. “ Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.” Đáp án Đề 1: CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 3điểm - Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. (Viễn Phương) - Mặt trời: Bác Hồ. à Ca ngợi Bác Hồ - Vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc. 1,5 - Phép tu từ: Ẩn dụ. 1,5 2 4điểm 3điểm a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội: Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ, tác phẩm. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý. Cần làm rõ các ý chính sau: - Mở bài: + Giới thiệu một vài nét chính về tác giả. + Giới thiệu một vài nét chính về bài thơ. 0,5 - Thân bài: *Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. è Hai câu thơ đầu mang vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng mang tầm voc vũ trụ, được lồng trong hình tượng dân tộc, đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thời đại nhà Trần. Đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của hào khí Đông A. 1,0 * Hai câu cuối: Nỗi lòng của tác giả. - Lập công danh là lí tưởng sống của nam nhi thời phong kiến. - Tác giả cảm thấy thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu: Đó là cái thẹn của một người có khát vọng lớn, nhân cách lớn, nỗi thẹn của mọt người có trách nhiệm với dân với nước. 1,0 * Nghệ thuật: - Sử dụng điển cố. - Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát đạt tới độ súc tích cao. - Bút pháp nghệ thuật hoành tráng, có tính sử thi với hình tượng thơ kì vĩ, lớn lao. 1,0 - Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung của bài thơ. 0,5 Trình bày suy nghĩ của anh/chị về lý tưởng sống của thanh niên ngày nay. 1,0 1,0 1,0 Yêu cầu chung: - Hiểu được yêu cầu của đề bài: trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về lý tưởng sống của thanh niên ngày nay. - Bài viết phải có bố cục chặt chẽ, rõ ràng. - Biết chọn một vài dẫn chứng hay, tiêu biểu để minh họa cho bài viết. - Đặt câu, dùng từ chính xác, hạn chế sai chính tả, ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: - Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì? - Lý tưởng sống là cái đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. - Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước. - Ngày xưa, trong thời kỳ chiến tranh, bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một mục tiêu – lý tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đất nước. - Đến hôm nay thì thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. - Nhưng hiện nay, một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. - Chúng ta thường đọc thấy trên báo công an hay thấy trên tivi những tin liên quan đến ông này bà nọ có chức vụ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi; hay những nhóm tội phạm, nhất là các nhóm thanh thiếu niên trẻ cướp giât, phạm tội để kiếm tiền ăn chơi hay những thanh niên, học sinh ghiền chơi games đến mê mệt. èTất cả, những người sống không có mục đích và những người có mục đích tầm thường đều có kết quả không tốt. - Tóm lại, các bạn thanh thiếu niên càng cần phải sống có mục đích cao đẹp, hoàn thiện bản thân, cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước. Đề 2: Câu Đáp án Điểm 1 3điểm - Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu sau: “Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn liền với thị thành đứng lên”. (Tố Hữu) - Áo nâu: nông dân - Áo xanh: công nhân à Chỉ hai lớp người trong xã hội. 1,5 - Phép tu từ: Hoán dụ. 1,5 2 4điểm 3điểm a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ, tác phẩm. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý. Cần làm rõ các ý chính sau: - Mở bài: + Giới thiệu một vài nét về tác giả. + Giới thiệu vài nét về bài thơ. 0,5 - Thân bài: * Vẻ đẹp cuộc sống (Câu 1, 2, 5, 6) - Sống nhàn cư, ẩn dậttrạng thái thảnh thơi vô sự , không bon chen danh lợi " sống không vất vả, cực nhọc " một chút ngông ngạo trước thói đời (không ngang) thuần hậu nguyên thuỷ với đời sống “ tự cung tự cấp”. - Cuộc sống bình dị, dân dã, sẵn có, không phải cầu cạnh ai. 1,0 * Vẻ đẹp nhân cách (câu 3, 4) - Ta dại - tìm nơi vắng vẻ > < người khôn - chốn lao xao: khẳng định phương châm sống của nhà thơ, thái độ mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng, phú quí. à Hai câu thơ là niềm vui lâng lâng, nhẹ nhàng của nhà thơ khi tìm đến sự thanh cao, thư thái của tâm hồn. 1,0 * Vẻ đẹp trí tuệ (2 câu cuối) - Tác giả là bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo trong sự chọn lựa, cách nói đùa vui, ngược nghĩa (khôn hoá dại, thực chất là khôn) – xuất phát từ triết lí dân gian“ ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. 0,5 *Nghệ thuật - Lời thơ giản dị, tự nhiên, linh hoạt, cách nói ẩn ý, thâm thúy. 0,5 - Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung của bài thơ. 0,5 Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm sống của thanh niên ngày nay. Yêu cầu chung: - Hiểu được yêu cầu của đề bài: trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về quan điểm sống của thanh niên ngày nay. - Bài viết phải có bố cục chặt chẽ, rõ ràng. - Biết chọn một vài dẫn chứng hay, tiêu biểu để minh họa cho bài viết. - Đặt câu, dùng từ chính xác, hạn chế sai chính tả, ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: - Quan điểm sống của thanh niên ngày nay là gì? - Quan điểm sống là cái đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. - Người có quan điểm sống tích cực là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước. - Ngày xưa, trong thời kỳ chiến tranh, bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một mục tiêu – lý tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đất nước. - Đến hôm nay thì thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. - Nhưng hiện nay, một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế, ở họ còn tồn tại quan điểm sống tiêu cực: ăn chơi lêu lổng, phí phạm thời gian vào các trò vô bổ, các hành vi vi phạm trật tự xã hội ngày càng nhiều, èTất cả, những người sống không có mục đích và những người có mục đích tầm thường đều có kết quả không tốt. - Tóm lại, các bạn thanh thiếu niên càng cần phải sống có mục đích cao đẹp, hoàn thiện bản thân, cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước. 1,0 1,0 1,0 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN NGỮ VĂN 10 - NĂM HỌC 2014 - 2015 (Thời gian làm bài: 90 phút) Chủ đề Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn 1.Tiếng Việt Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong văn bản. 1 câu 3 đ 1câu 3 đ (30%) 2. Làm văn -Nghị luận văn học: Phân tích tác phẩm Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, Nhàn. -Nghị luận xã hội: *Suy nghĩ lý tưởng sống của thanh niên ngày nay. *Tình cảm đối với quê n hương đất nước. *Quan điểm sống của thanh niên ngày nay. Làm một bài nghị luận văn học Làm 1 bài nghị luận xã hội 1 câu 4 đ (40%) 3 đ ( 30 %) Tổng số câu Tổng số điểm 1 câu 3 đ (30%) 1 câu 7đ (70%) 3câu 10 đ (100%)
Tài liệu đính kèm: