Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn (không chuyên) - Đề dự bị

doc 4 trang Người đăng nguyenlan45 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn (không chuyên) - Đề dự bị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn (không chuyên) - Đề dự bị
UBND TỈNH HÀ NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ DỰ BỊ
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn (Không chuyên)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (3,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
a) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. (0,75 điểm)
b) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong đoạn thơ. (0,75 điểm)
d) Trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong đoạn thơ bằng một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) theo kiểu diễn dịch. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn. (1,0 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm).
Trong buổi tọa đàm hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở một trường trung học cơ sở, có bạn học sinh đã đặt ra vấn đề: Hành trang cần thiết của mỗi người là tính trung thực. 
Hãy bày tỏ quan điểm của em về vấn đề đó bằng một bài văn ngắn (khoảng 400 từ).
Câu 3 (4,0 điểm).
 	Về nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, có ý kiến cho rằng: Đó là một người con có tình yêu thương cha sâu nặng. 
Từ cảm nhận của mình về nhân vật này, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
---HẾT---
Họ và tên thí sinh:.......................................................... Số báo danh:.......................................
Giám thị 1........................................................... Giám thị 2......................................................
UBND TỈNH HÀ NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN 
CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
ĐỀ DỰ BỊ
Năm học: 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn (Không chuyên)
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích các bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số.
B. Đáp án và thang điểm
Câu 1 (3,0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
a
Đoạn thơ trích trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ
0,25
Tác giả Thanh Hải (Phạm Bá Ngoãn)
0,25
Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
0,25
b
Thể thơ: năm tiếng/ ngũ ngôn
0,25
Phương thức biểu đạt chính: phương thức biểu cảm/ biểu cảm
0,25
c
Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ: người cầm súng, người ra đồng.
0,25
Tác dụng của biện pháp tu từ: làm nổi bật hai lực lượng, hai nhiệm vụ quan trọng: nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước.
0,5
d
Về nội dung: trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được tác giả thể hiện trong đoạn thơ.
Về hình thức: viết đủ số dòng, trình bày đoạn văn theo đúng kiểu diễn dịch, đảm bảo tính liên kết, có cảm xúc,
0,75
Gạch chân đúng câu chủ đề
0,25
Lưu ý: Nếu học sinh viết đúng nội dung nhưng không trình bày theo kiểu diễn dịch hoặc không đảm bảo số dòng quy định thì cho điểm tối đa không quá ½ số điểm quy định.
Câu 2 (3,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội. Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hành trang cần thiết của mỗi người là tính trung thực.
Bày tỏ quan điểm:
- Người có tính trung thực là người ngay thẳng, thật thà, luôn làm đúng sự thật, không làm sai lạc đi.
- Trung thực là hành trang cần thiết của mỗi người trong cuộc sống: giúp mỗi người có sự chủ động, tự tin, thanh thản, tích cực trong học tập, lao động,; có mục đích sống rõ ràng; được mọi người tin tưởng, yêu quý;
- Phê phán lối sống giả dối, hành vi hèn nhát.
- Trung thực không có nghĩa là cứng nhắc, khuôn mẫu,... mà phải biết cách ứng xử mềm mỏng, hài hòa khi cần thiết. 
- Liên hệ rút ra bài học: rèn luyện tính trung thực để phát huy bản thân và không ngừng vươn lên trong cuộc sống
Đánh giá chung: Khẳng định lại vấn đề.
* Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Điểm 2: Đáp ứng được phần lớn yêu cầu trên, mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ.
- Điểm 1: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, 
- Điểm 0: Không làm được bài, lạc đề.
Câu 3 (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Qua các thao tác lập luận, biết khái quát, đánh giá làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.
- Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và diễn đạt.
* Yêu cầu cụ thể và cách cho điểm:
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một), học sinh có thể có nhiều cách sắp xếp ý và diễn đạt khác nhau nhưng cần phải hướng đến các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
0,25
2.
Nêu cảm nhận về nhân vật bé Thu để thấy được tình yêu thương sâu nặng của người con dành cho cha. 
3,25
- Trước khi nhận ra ông Sáu là cha Thu hoàn toàn tỏ ra lạnh nhạt, lảng tránh và nhất định không chịu gọi ông Sáu là ba.
1,0
+ Đang chơi trước sân nhà nghe ông Sáu gọi nó giật mình, ngơ ngác, lạ lùng rồi sợ hói, vụt chạy và kêu thét lên “Má! Má!...; nói trống không với ông Sáu; tự tay chắt nước cơm chỉ vì không muốn cất tiếng gọi ông Sáu là ba; hất cái trứng cá khiến cơm vãi tung toé ra mâm; bỏ sang nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua cho dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to
0,75
+ Những việc làm của bé Thu là biểu hiện của sự ương ngạnh, bướng bỉnh. Nhưng sự ương ngạnh ấy hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách của chiến tranh, em còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của cuộc sống. Người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho em đón nhận những khả năng bất thường nên em nhất định không chịu gọi ông Sáu là Ba. Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên. Nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật. Em chỉ yêu ba khi tin chắc đó chính là ba mình.
0,25
- Khi nhận ra ông Sáu là Thu đã bộc lộ tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt:
2,0
+ Thái độ và hành động của Thu có sự thay đổi vì trong đêm bỏ về nhà bà ngoại Thu được ngoại giảng giải về lai lịch vết sẹo trên má ba. Sự nghi ngờ bấy lâu nay đã được giải toả. Thu ân hận, hối tiếc nên “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. 
0,5
+ Vì thế trong giờ phút chia tay Thu đã bộc lộ tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt.
1,5
. Tiếng gọi ba đầu tiên, tiếng gọi như tiếng xé, xé sự im lặng,...
0,5
. Hàng loạt những hành động: chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba hôn ba cùng khắp
0,75
. Lời dặn của Thu với ba: Ba về. Ba mua một cây lược nghe ba.
0,25
- Khi Thu trở thành cô giao liên, nhận lại chiếc lược ngà,
0,25
3.
Đánh giá:
0,5
+ Thể hiện tình yêu thương cha sâu nặng của nhân vật bé Thu, nhà văn đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện bất ngờ, hợp lí, lựa chọn ngôi kể thích hợp, cách miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc, chi tiết cụ thể, gợi cảm, ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, giàu màu sắc Nam Bộ. 
0,25
+ Qua tình yêu thương cha sâu nặng của nhân vật bé Thu, nhà văn đã khẳng định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên sự huỷ diệt tàn bạo của chiến tranh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
0,25
--- HẾT---

Tài liệu đính kèm:

  • docDE DU BI THI CHUYEN - DE CHUNG.doc