Ngân hàng đề ôn tập môn Ngữ văn lớp 10

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 475Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề ôn tập môn Ngữ văn lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng đề ôn tập môn Ngữ văn lớp 10
 Đọc đoạn văn, đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
 Đoạn 1 
 Lễ hội là nơi hội tụ những nét văn hóa truyền thống, đặc trưng của một vùng. Ngày xưa đi lễ hội, người ta đều có tâm niệm cầu cho sự siêu thoát của những người đã khuất và cầu sức khoẻ, may mắn cho gia đình, bạn bè, cầu cho quốc thái dân an. Người ta đi hội còn để gặp gỡ, giao lưu đàm đạo chuyện thơ phú; trai gái gặp gỡ, tâm tình chứ không chỉ đơn giản đi hội vì tâm linh. Đấy là một nét đẹp của văn hóa dân tộc, cần phải giữ gìn, nâng niu. Còn hiện nay, văn hoá lễ hội nhiều khi bị dung tục hóa, thương mại hóa. Rất nhiều người lợi dụng dịp du khách tham gia lễ hội đầu năm để trục lợi, như ăn xin, bói toán, trông xe, bán lễ lạt với giá cắt cổ, lừa đảo, trộm cắp...
 Có những người rải tiền không tiếc tay, thậm chí gặp đâu rải đấy, phô trương sự giàu sang do nhiều người nghĩ rải càng nhiều tiền thì phúc lộc sẽ càng đầy.
 Nhiều nơi, ban tổ chức lễ hội đã có biển cấm cắm nhang, rải tiền ở đây nhưng chính nơi đó lại là nơi người ta cắm nhang, đặt tiền nhiều nhất. Thậm chí, có người đi hội nếu chưa nhét tiền đến tận tay Phật là chưa yên tâm. Một số người còn nghĩ tiền có xuất Phật mới biết, hoặc bỏ ra một đồng là có thể thu lộc về được nhiều đồng. Đó là những cách nhìn nhận sai lệch vì quan niệm của Đạo Phật là đến lễ chùa là để tìm sự giải thoát, thanh tịnh cho tâm hồn. Phúc đức nhận được nhiều hay ít là do con người có tu nhân tích đức nhiều hay không.
 ( Trích Báo Văn hóa- Thể thao và Du lịch)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?( 0,5đ)
Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?( 0,5đ)Nhận xét về thái độ của tác giả với vấn đề đó?( 0,5đ)
Việc đi lễ hội ngày xưa và ngày nay khác nhau như thế nào?( 0,5đ)
Trình bày 2 ý kiến của bản thân em về cách ứng xử có văn hóa khi đi lễ chùa.( 0,5 
..
Đặt nhan đề cho đoạn trích trên?( 0,5)
Đoạn 2 Dòng sông mới điệu làm sao,
 Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
 Trưa về trời rộng bao la,
 Áo xanh sông mặc như là mới may.
 Trời chiều thơ thẩn áng mây,
 Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.
 Rèm thêu trước ngực vầng trăng,
 Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.
 ( Trích thơ Nguyễn Trọng Tạo)
 a.Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên?(0,5đ)
 b. Trong đoạn thơ biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?(1đ)
 c.Giải thích nghĩa của từ “điệu” trong câu thơ: “Dòng sông mới điệu làm sao”( 0,5đ)
 d. Đặt nhan đề cho đoạn thơ?(0,5đ)
 e. Nêu những giải pháp cụ thể để giữ mãi được vẻ đẹp của những dòng sông?(0,5đ)
..
Đoạn 3: Cha ăn mặn, con khát nước
 Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều hoặc bị tiếp xúc với thuốc trừ sau trong lúc muốn có con sẽ có thể gây hại không những đến đứa trẻ chưa ra đời mà còn đến các thế hệ sau. Đó là kết luận của chuyên gia thuộc Đại học Rutgers( Mĩ) sau khi thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm. Theo báo Telegrap kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa những hành động trên là tỉ lệ gia tăng các chứng vô sinh ở đàn ông , sảy thai ở phụ nữ, chết non ở trẻ. Các nhà khoa học khẳng định những thói quen xấu ở nam giới sẽ dẫn đến biến đổi gien và những thay đổi này sẽ truyền đến thế hệ sau.
 ( Nguồn: Báo thanh niên số 51, ngày 20-8-2008)
Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Văn bản đề cập đến vấn đề gì? Người viết văn bản muốn hướng tới đối tượng nào?
Tiêu đề của văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Trình bày 2 giải pháp để giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng trong xã hội ta hiện nay?
.
Đoạn 4.
 Năm 20 của thế kỉ 20
 Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
 Nước đã mất. Cha làm nô lệ.
 Ôi những ngày xưa mưa xứ Huế
 Mưa sao buồn vậy quê hương ơi!
 Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
 Đất lai láng những là nước mắt
 Có lẽ vậy thôi Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt
 Trên dòng sông mù sương
 Tôi đã khô như cây sậy bên đương
 Đâu dám ước mơ làm hoa thơm trái ngọt
 Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
 Một tiếng ca lảnh lót cho đời
 Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!
 ( Một nhành xuân- Tố Hữu)
Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Nêu nội dung đoạn trích?
Hình ảnh “mặt trời ” và “nước mắt” trong hai câu thơ : Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời - Đất lai láng những là nước mắt, biểu tượng cho điều gì?
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất được thể hiện ở 7 dòng thơ cuối đoạn trích?
Cảm nhận về cuộc sống của nhân vật trữ tình trong những năm 20 của thế kỉ 20 qua đoạn thơ trên?
.
Đoạn 5
 Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. [] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, Cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.
( Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?
Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?
Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?
Đoạn 6:
Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên.
Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng.
Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.
(Trích Chuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc đời này không phải toàn là thứ xấu xa... Hoàng Xuân, Tri thức trẻ, 05/11/2016).
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào”. (1,0 điểm)
Câu 3: Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì?(0,5 điểm)
Câu 4: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.”(1,0 điểm)
Đoạn 7 : Một phù thuỷ 
Mở quán hàng nho nhỏ
“Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có ! ”
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn:
Anh muốn gì ? ”
“Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn ”
“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán! ”
( K. Badiadio Pradip- Thái Bá Tân dịch)
Bài thơ trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu nói “Mời vào đây- Ai mua gì tôi cũng có” cho thấy điều gì ở quán hàng của phù thủy?
 3.Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu,- Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn”
Cho thấy vị khách là người như thế nào?
4.Anh( chị) có đồng tình với quan điểm của mụ phù thủy thể hiện ở hai câu thơ cuối không? Vì sao?
 Đoạn 8:
 Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, truyền thống “tôn sư trọng đạo” đã trở thành nét đẹp văn hóa bao đời nay của người Việt Nam. Vậy, “tôn sư trọng đạo” là gì? Có thể hiểu rằng, “tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của người học trò đối với thầy cô; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lý. Tinh thần “Tôn sư trọng đạo” có từ rất lâu, đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, vua là trên hết, và người thầy xếp sau vua nhưng trước cha mẹ. Chúng ta thường nghe nói “Quân – Sư – Phụ” là thế. Những câu tục ngữ, ca dao truyền miệng từ xưa đến nay mà mọi người đều thấy quen thuộc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”, “Trọng thầy mới được làm thầy”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” cũng thể hiện được truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?
Nêu phương thúc biểu đạt của văn bản?
Quan niệm “Tôn sư trọng đạo” thời phong kiến nên hiểu như thế nào?
Theo em quan niệm tôn sư trọng đạo trên có phù hợp với xã hội ta hiện nay không? Vì sao?
Đoạn 9 :
 Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla.
 Anh mỉm cười và nói với nó:
 - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
 Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:
 - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
 Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp.Nó chỉ ngôi mộ và nói:
 -Đây là nhà của mẹ cháu.
 Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
 Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
 Câu 1. Nêu nội dung câu chuyện trên? ( 1đ)
 Câu 2. Đặt nhan đề cho câu chuyện ( 0,5đ)
 Câu 3. Từ “Nhà” trong câu “Đây là nhà của mẹ cháu” được hiểu theo nghĩa nào? ( 1đ)
 Câu 4. Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta là gì?
Đoạn 10.
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
-Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
 ( Hỏi- Hữu Thỉnh)
 Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt trong bài thơ , phương thức biểu đạt nào là chính?( 0,5đ)
Câu 2. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được thể hiện ở sáu dòng thơ cuối và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? ( 1đ)
Câu 3. Nêu nội dung của bài thơ trên?( 0,75)
Câu 4. Em hiểu như thế nào về lối sống “toon cao nhau” của đất, “làm đầy nhau” của nước và “đan vào nhau” của cỏ? ( 0,75)

Tài liệu đính kèm:

  • docngân hàng đề.doc