Đề kiểm tra môn: Ngữ văn 12 -Trường THPT Thanh Bình

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2083Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn: Ngữ văn 12 -Trường THPT Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn: Ngữ văn 12 -Trường THPT Thanh Bình
 SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT THANH BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA
Môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 45phút
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.
	- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình Ngữ Văn 12.
	- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
	- Rút ra kinh nghiệm làm bài kiểm tra và có thái độ học tập tích cực.
*Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị kiÕn thức:
+ Kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học Việt Nam Ngữ Văn 12. Văn bản đọc hiểu trong chương trình Ng÷ v¨n 12.
	+ Kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
	Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - MÔN NGỮ VĂN 12
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1- Tác phẩm Tây Tiến
Nhận biết được hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến
Hiểu được ý nghĩa nhan đề của bài thơ Tây Tiến
Vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 40%
Số điểm: 2
 Số điểm: 2
4,0điểm
2- Nghị luận về một đoạn thơ trong bài Việt Bắc (Tố Hữu)
 Phân tích một đoạn thơ trong một tác phẩm văn học. 
Cụ thể: Hai cặp lục bát trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 60%
Số điểm: 6
6điểm
Tổng cộng:
Số câu: 2
 Tỉ lệ: 100%
2,0 điểm
1,75 điểm
6,25 điểm
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 45phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (4 điểm):
	Anh (chị) hãy:
 a. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tây Tiến.
 b. Vì sao Quang Dũng không bằng lòng với nhan đề ban đầu của bài thơ là 
“Nhớ Tây Tiến”?
Câu 2. (6 điểm):
	Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khó cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
 (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập 1, trang 110).
--- Hết ---
V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 12
(KIỂM TRA 45 PHÚT)
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
a. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tây Tiến:
2 điểm
* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:
Quang Dũng là một nghệ sỹ nhiều tài năng. Thành công tiêu biểu của QD ở lĩnh vực thơ ca. Tây Tiến thể hiện rõ hồn thơ Quang Dũng và được in trong tập Mây đầu ô.
0,25điểm
* Giới thiệu khái quát về đơn vị Tây Tiến: 
- Năm thành lập: 1947
- Thành phần: Thanh niên (hs, sv) Hà Nội.
- Địa bàn hoạt động: Son La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Sầm Nưa -> rộng lớn.
 Bảo vệ biên giới Việt - Lào
- Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Lào: 
 Đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào
- Điều kiện chiến đấu: Gian khổ , thiếu thốn, bệnh tật.
- Tinh thần chiến đấu: Lạc quan, dũng cảm.
- Quang Dũng là đại đội trưởng: sống và gắn bó với đơn vị.
1,25 điểm
* Yếu tố khơi nguồn cảm hứng: 1948 Quang Dũng chuyển đơn vị khác. Tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ về đơn vị cũ, Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này.
0,5 điểm
b. Vì sao Quang Dũng không bằng lòng với nhan đề ban đầu của bài thơ là “Nhớ Tây Tiến”
2 điểm
- Ban đầu tác phẩm có tên là: Nhớ Tây Tiến sau tác giả đổi lại là Tây Tiến.
0,25 điểm
Nhớ Tây Tiến
Tây Tiến 
- Âm điệu nhẹ nhàng, dàn trải.
- Âm điệu mạnh mẽ, khỏe khoắn.
- Tạo khoảng cách và ranh giới giữa quá khứ và hiện tại.
- Xóa nhòa ranh giới giữa quá khứ và hiện tại (hồi tưởng mà như đang sống ở đơn vị) 
- Giảm tính hàm súc
- Ngắn gọn, hàm súc.
=> Nhan đề Tây Tiến thể hiện tư tưởng chủ đề toàn tác phẩm.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
Câu 2
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
 (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập 1, trang 110).
6 điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận văn học.
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình.
- Không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu.
b. Yêu cầu về kiến thức:
* Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:
 - Vị trí tác giả: Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, với phong cách trữ tình chính trị. 
 - Tác phẩm:
 + Vị trí và hoàn cảnh sáng tác: Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, được ra đời nhân 1 sự kiện thời sự có ý nghĩa lịch sử: Các cơ quan TƯ Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. 
 + Nội dung và chủ đề: Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về Cách mạng, về cuộc khác chiến và con người kháng chiến. Bài thơ thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến.
0,25điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
*Trọng tâm: Cảm nhận đoạn thơ:
- Khái quát nội dung: Nỗi nhớ của người về xuôi.
+ Thời gian kỉ niệm: lúc trăng lên và khi chiều xuống.
 Thiên nhiên: núi, nương, bản -> Bình dị mà thơ mộng 
+ Nhớ: Cuộc sống: Giản dị, đơn sơ.
 Con người: 
 Tình cảm: Thủy chung, giàu tình nghĩa. 
=> Nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng chan hòa tình nghĩa riêng chung của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc.
- Nghệ thuật thể hiện:
+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân gian, nhịp điệu linh hoạt uyển chuyển, âm điệu tha thiết, ngọt ngào.
+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo; cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo....
* Ý nghĩa tư tưởng:
 Cả bài thơ nói chung 2 cặp lục bát nói riêng đã góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quí báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung của cách mạng của con người Việt Nam. 
3 điểm
2 điểm
0,25 điểm
(!) Lưu ý: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức.
+ Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
+ Cho điểm tối đa với các bài viết sáng tạo.+ Chú ý cách trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu....

Tài liệu đính kèm:

  • docThanh Binh.doc