Đề kiểm tra môn: Ngữ văn - Lớp 10 trường THPT Cẩm Giàng Ii

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 4422Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn: Ngữ văn - Lớp 10 trường THPT Cẩm Giàng Ii", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn: Ngữ văn - Lớp 10 trường THPT Cẩm Giàng Ii
SỞ GD & ĐT  HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CẨM GIÀNG II
ĐỀ KIỂM TRA
Môn: NGỮ VĂN- LỚP 10
(Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
   - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 10.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để viết một bài văn nghị luận.
- Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị kiến thức:
       + Kiến thức về Tiếng Việt: Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản/
          + Kiến thức văn học : Văn bản đọc hiểu trong chương trình HKII: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
       + Kĩ năng làm văn thuyết minh về một tác phẩm văn học.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:  Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA – MÔN NGỮ VĂN 10
          Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Cộng
1. Tiếng Việt + Đọc văn:
- Phân tích đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật
- Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Nhận diện được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật theo yêu cầu của câu hỏi.
Vận dụng kiến thức để làm bài tập, phân tích được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong ngữ liệu.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%
10% điểm =1,0điểm)
20% = 2,0 điểm)
30%= 3,0 điểm
2. Làm văn:
Thuyết minh văn học- một đoạn trích trong Truyện Kiều
- Xác định đúng yêu cầu của đề.
-Nắm được những yêu cầu của bài thuyết minh văn học.
- Cảm nhận được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật đoạn trích.
- Kết hợp một cách tổng hợp những kiến thức về Tiếng Việt( thể thơ, các phép tu từ, từ loại), Làm văn, Đọc văn trong quá trình cảm nhận và có khả năng đưa ra những ý kiến đánh giá của bản thân
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
10%
(1,0điểm)
30%
( 3,0 điểm)
30%
(3,0 điểm)
70%  (7,0 đ)
Tổng cộng
      20%      (2,0 điểm)
50%     (5,0điểm)
30%
(3 điểm)
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CẨM GIÀNG II
ĐỀ KIỂM TRA 
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 NĂM HỌC 2010-2011
(Thời gian: 45 phút. Không kể thời gian giao đề)
Câu 1.(3,0 điểm)
Phân tích những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản sau: 
	Thân em vừa trắng lại vừa tròn
	Bảy nổi ba chìm với nước non
	Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
	Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
	(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Câu 2.(7,0 điểm)
Anh (chị) hãy viết một bài văn thuyết minh về đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm” – Đoàn Thị Điểm)
 ( Ghi chó:- HS không sử dụng tài liệu trong thời gian kiểm tra
                    -GV coi kiểm tra không giải thích gì thêm về đề bài và bài làm của học sinh).
V, XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA 
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 NĂM HỌC 2010-2011
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
(3 đ)
a. Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách phát hiện và chỉ ra những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
Biết vận dụng một cách hợp lý trong phân tích tác phẩm.
b. Yêu cầu về kiến thức
Chỉ ra và phân tích được đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật qua văn bản.
Tính hình tượng: bài thơ giúp người đọc hình dung và tưởng tượng cách làm bánh trôi nước, đồng thời qua đó thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ.
Tính truyền cảm: bài thơ là lời phê phán, lên án chế độ phong kiến. Ở chế độ xã hội ấy, người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình
Tính cá thể hóa: Qua bài thơ thấy phong cách thơ Hồ Xuân Hương: mạnh mẽ, quyết liệt và sâu sắc.
1
1
1 
Câu 2
(7đ)
a. Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách làm bài văn thuyết minh về vấn đề văn học.
Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
* Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
	“Chinh phụ ngâm” là khúc ngâm nổi tiếng của Đặng Trần Côn, được Đoàn Thị Điểm diễn nôm khá thành công.
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” diễn tả sâu sắc tâm trạng của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến.
* Thân bài: Tâm trạng, tình cảnh của người chinh phụ
- Tả tâm trạng qua hành động lặp đi lặp lại: hết đứng lại ngồi, hết đi ra ngoài lại vào trong phòng, cuốn rèm lên
- Tả nội tâm qua ngoại cảnh: người chinh phụ đối diện với ngọn đèn, nàng muốn giãi bày tâm sự, nàng tin rằng chỉ có ngọn đèn biết tâm sự của mình. Nhưng rồi nàng lại phủ nhận:
 Đèn có biết dường bằng chẳng biết
 Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Ngọn đèn soi bóng lẻ ấy từng xuất hiện trong nỗi nhớ của ca dao: 
 Đèn thương nhớ ai
 Mà đèn không tắt.
Rồi da diết, khắc khoải trong tâm trạng Thúy Kiều: 
 Người về chiếc bóng năm canh
 Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
- Nhớ nhung khiến người chinh phụ có cảm giác thời gian trở nên lê thê, không gian thì mênh mông, xa thẳm. Nàng không thể gửi được nỗi nhớ tới người chồng ở biên ải.
- Nội tâm của người chinh phụ còn được biểu hiện qua những hành động gắng gượng: đốt hương, soi gương,đánh đàn. Nhưng mọi cố gắng không thể xóa được sự chi phối của nỗi nhớ:
+ Gượng đốt hương nhưng hồn người như tan theo hương
+ Gượng soi gương nhưng nước mắt tuôn rơi đầy đau khổ
+ Gượng ôm đàn mà run, mà đau
* Nghệ thuật
	Tả nội tâm qua nhiều khía cạnh
 Cách dùng nhiều từ láy
* Kết bài: Khái quát lại nội dung của đoạn trích:
Đoạn trích thể hiện những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
0.5
1.25
1.25
 1.25
1.25
1
0.5
TỔNG ĐIỂM
10

Tài liệu đính kèm:

  • docCam Giang II.doc