Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình
SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
BÀI VIẾT SỐ 6 (Thời gian 90 phút)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
* Mục tiêu kiểm tra
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 10 học kì II.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
* Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
	+ Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản.
	+ Biết huy động những kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết.
	+ Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho HS.
- Cụ thể: + Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức
	 + Kiến thức Làm văn: Nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận tại lớp trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình 
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SÔ 6- LỚP 10
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1.Kiến thức đọc hiểu văn bản:
 Bức tranh tuyệt vời
Phương thức biểu đạt.
Ý nghĩa nhan đề
Bài học về cuộc sống
Viết đoạn văn
Số câu: 4
Tỉ lệ: 40 %
0.5 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.5 điểm
40%= 4,0 điểm
2. L àm văn
 ( Nghị luận văn học)
* Cá đoạn trích:
- Trao duyên
- Chí khí anh hùng
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
* Chuyện chức phán sự ỏ đền Tản Viên
Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương th ức biểu đạt biết cách làm bài nghị luận văn học.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 60%
60%= 6,0 điểm
Tổng Cộng
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II - LỚP 10
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN NGỮ VĂN
BÀI VIẾT SỐ 6
Câu 1.Đọc hiểu (4 điểm): Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin,vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.
Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: "Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu". 
Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ trận mạc. Được hỏi, người lính trả lời: "Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình là ở đó có cái đẹp." Và họa sĩ đã tự hỏi mình: "Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu ?..."
Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông ngập tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là: "Gia đình". 
(Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh)​
a. Xác định phương thức biểu đạt chính cả văn bản trên?
b. Nhan đề nào phù hợp với văn bản trên vì sao? Gia đình / Niềm tin, tình yêu, hòa bình / Bức tranh tuyệt vời.
c. Vì sao vị giáo sĩ, cô gái và người lính có câu trả lời khác nhau với cùng một câu hỏi của ông họa sĩ?
d. Từ nội dung văn bản trên, anh chị rút ra bài học gì cho cuộc sống? ( 5 đến 7 câu)
Câu 2. Làm văn (6 điểm): Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ sau:
“Cậy em em có chịu lời
.
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
 Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
..HẾT
III – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
a. Tự sự
b. Nhan đề: Bức tranh tuyệt vời vì nó thể hiện chủ đề của văn bản trong cách nhìn nhận về hạnh phúc và trong cảm của người nghệ sĩ về nghệ thuật.
c. Chính sự khác nhau về tuổi tác, nghề nghiệp, kinh nghiệm sống và trong cách định nghĩa khác nhau về điều tuyệt vời nhất.
d.Yêu cầu: Học sinh viết được đoạn văn cảm nhận bài học về hạnh phúc từ gia đình thân yêu, nơi có niềm tin, tình yêu và hòa bình.
0.5
1
1
1.5
2
Tổng:1+2
* Yêu cầu về hình thức: Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, logic
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu nhưng cần đảm bảo nội dung sau:
a. Mở bài: Giới thiệu đoạn trích:Đoạn trích thể hiện cảnh Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
b. Thân bài: Phân tích được ngôn ngữ, nghệ thuật, tâm trạng nhân vật
 1. Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và nỗi đau của Thúy Kiều trong đoạn trích. 
- Kiều dùng những lời lẽ ràng buộc để thuyết phục nhờ cậy Vân, những lời xưng hô vừa như trong cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói vấn đề tình chị duyên em.
- Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim
+ Thắm thiết
+ Mong manh ( mong manh là chủ yếu)
- Kiều trao duyên cho em
+ Trao lời tha thiết, tâm huyết.
+ trao kỷ vật dùng dằng, nửa trao nửa níu
-> nổi bật tâm trạng Thúy Kiều trong giờ khắc đoạn trường này.
 2. Đặc sắc nghệ thuật: Thành công trong miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du, ngôn ngữ sắc sảo, tinh tế.
c. Kết bài:
- Kết luận nhấn mạnh nỗi đau và tâm trạng nhân vật, đặc sắc nghệ thuật
- Cảm nhận cá nhân.
Lưu ý: Học sinh có thể nêu quan điểm riêng của bản thân mình theo nhiều cách khác nhau vẫn có thể được chấp nhận, miễn là có các lập luận và lí lẽ logic, thuyết phục.
6
10
VI. PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.................................................................................................................................................................................................................................................
Người biên soạn đề kiểm tra
Ngô thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • doc10.Bai viet so 6.doc