Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2015 - 2016 môn thi: Hóa Học

pdf 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 952Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2015 - 2016 môn thi: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2015 - 2016 môn thi: Hóa Học
 1/2 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN 
 KHÁNH HÒA NĂM HỌC 2015 - 2016 
 Môn thi : HÓA HỌC 
 Ngày thi: 05/6/2015 
 (Đề thi có 02 trang) (Thời gian : 150 phút – không kể thời gian giao đề) 
Bài 1. (3,00 điểm) 
1. Hình 1 ở bên mô tả thí nghiệm điều chế O2 trong 
phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân KMnO4. 
Hãy cho biết: 
 a) Khí O2 đã thu bằng phương pháp gì? Phương 
pháp này dựa trên tính chất nào của O2? 
 b) Tại sao miệng ống nghiệm chứa KMnO4 lại bố 
trí hơi nghiêng xuống? 
 c) Tại sao khi ngừng thu khí ta phải tháo rời ống dẫn 
khí và ống nghiệm chứa KMnO4 trước khí tắt đèn cồn? 
2. Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm Zn và X (kim loại nhóm IIA) tác dụng với lượng dư dung dịch 
HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung 
dịch HCl thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 1,12 lít (đktc). Hãy xác định kim loại X. 
Bài 2. (3,00 điểm) 
1. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 
 C2H2 
)1( X1 
)2( X2 
)3( CH3COOH 
)4( X3 
)5( X4 
)6( CH4 
Biết rằng X1,, X4 là các hợp chất hữu cơ. Viết phương trình hóa học của các phản ứng (ghi rõ 
điều kiện, nếu có). 
2. Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau: 
- Phần một tác dụng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa. 
 - Phần hai tác dụng hết với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa. 
 - Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M. 
Hãy xác định hai muối R2CO3, RHCO3 và tính V. 
Bài 3. (4,00 điểm) 
1. Hình 2 ở bên mô tả thí nghiệm đốt cháy sắt trong khí oxi. 
 a) Hãy nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết phương 
trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi đốt cháy sắt trong khí oxi. 
b) Tại sao phải để một lớp nước mỏng ở đáy bình? 
2. Cho 3 kim loại M, A, B (đều có hóa trị II) có khối lượng mol 
nguyên tử tương ứng là m, a, b. Lấy hai thanh kim loại M đều có khối 
lượng là p gam. Nhúng thanh 1 vào dung dịch A(NO3)2 và thanh 2 
vào dung dịch B(NO3)2. Sau một thời gian người ta nhận thấy khối 
lượng thanh 1 giảm x%, thanh 2 tăng y% (so với p). 
Giả sử các kim loại A, B thoát ra bám hết vào thanh kim loại M. 
 Hãy lập biểu thức tính m theo a, b, x, y, biết rằng số mol M(NO3)2 trong cả hai dung 
dịch đều bằng n. 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
H O2
O 2
D ©y
F e
M Èu
d iªm
 (hình 2) 
dây Fe 
que 
diêm 
O2 
H2 
(hình 1) 
 2/2 
3. Trên các bao bì phân bón NPK thường ký hiệu bằng những chữ số như 20.10.10 hoặc 
15.11.12, ... Ký hiệu trên nói lên ý nghĩa gì? Tính hàm lượng từng nguyên tố N, P, K trong một 
loại phân bón NPK có ký hiệu ghi trên bao bì là 20.10.10. 
Bài 4. (5,00 điểm) 
1. Trong phòng thí nghiệm có 7 bình thuỷ tinh không màu bị mất nhãn, mỗi bình đựng 
riêng biệt một chất khí hoặc một chất lỏng sau: CH4, C2H4, C6H6(benzen), CO2, SO2, 
C2H5OH, CH3COOH. Chỉ được dùng thêm nước, nước vôi trong, nước brom, đá vôi; hãy 
nhận biết các chất đựng trong các bình mất nhãn trên (các dụng cụ thí nghiệm có đủ). Viết 
các phương trình hoá học của phản ứng (nếu có). 
2. Cho một hiđrocacbon A có công thức CnH2n (n  2, n nguyên) tác dụng với H2 (Ni xúc 
tác), thu được hiđrocacbon B có công thức CnH2n+2 (n  2, n nguyên). 
 a) Xác định công thức phân tử của A, B; biết rằng để đốt cháy hết B bằng một lượng O2 
vừa đủ thì thể tích khí CO2 thu được bằng 1/2 tổng thể tích của B và O2. 
 b) Một hỗn hợp X có thể tích là 22,4 lít gồm A, B và H2. Cho X đi qua Ni đun nóng xúc 
tác, thu được hỗn hợp Y không làm phai màu nước brom và có tỷ khối đối với H2 bằng 16. Tỉ 
khối của X so với Y bằng 0,70; các thể tích khí đều đo ở đktc. 
 - Tính thể tích hỗn hợp Y, số mol H2 phản ứng. 
 - Xác định thành phần phần trăm thể tích của các khí trong hỗn hợp X. 
Bài 5. (5,00 điểm) 
1. Cho các chất sau: CO2, Cu, SO3, Fe(OH)3, Ca3(PO4)2, BaCO3, H2O, Al2O3, NaHS. 
Hãy cho biết: 
 a) Chất nào phản ứng được với dung dịch H2SO4. 
 b) Chất nào phản ứng được với dung dịch NaOH. 
Viết phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện) của các phản ứng. 
2. Có 2 dung dịch: dung dịch A: NaOH (4 gam NaOH/1lít); dung dịch B: H2SO4 0,5M. 
Trộn lẫn 2V1 lít dung dịch A với 2V2 lít dung dịch B được 2V lít dung dịch C. 
Thực hiện 2 thí nghiệm sau: 
- Thí nghiệm 1: lấy V lít dung dịch C cho phản ứng với lượng dư BaCl2 tạo thành 3,495 
gam kết tủa. 
- Thí nghiệm 2: lấy V lít dung dịch C cho phản ứng với 45 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M 
được kết tủa E. Nung nóng kết tủa E đến khối lượng không đổi được 0,612 gam chất rắn. 
Hãy xác định tỉ số V1:V2. 
 HẾT  
Giám thị không giải thích gì thêm. Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn. 
Họ và tên thí sinh:SBD:/Phòng: 
Giám thị 1:  
Giám thị 2:  

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_thi_thpt_le_quy_don_hoa_9_chuyen.pdf