Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Mã đề 135 - Năm học 2016-2017 (Kèm đáp án)

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Mã đề 135 - Năm học 2016-2017 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Mã đề 135 - Năm học 2016-2017 (Kèm đáp án)
CỤC KHẢO THÍ VÀ KĐCL
TỔ: KIỂM ĐỊNH ĐỀ THI
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA HỮU CƠ 2016-2017
MÔN: HÓA HỌC 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (SỐ 09)
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 135
Họ, tên thí sinh:...................................................Số báo danh:.....................
(Cho H=1, Be=9, C=12, N=14, O=16, F=19, Na=23, Mg=24, Al=27, P=31, S=32, Cl=35,5; K=39, Ca=40, Cr=52, Mn=55, Fe=56, Ni=59, Cu=64, Zn=65, Br=80, Ag=108, I=127, Pb=207, Ba=137)
Câu 1: Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần
A. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5	B. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH
C. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH	D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5
Câu 2: Chọn tên gọi đúng của tripeptit sau:
 `
A. Gly-Ala-Val.	B. Ala-Gly-Val.	C. Gly-Val-Glu.	D. Ala-Gly-Glu.
Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?
A. CH3NH2.	B. CH3-NH-CH3.	C. (CH3)3N.	D. C2H5NH2.
Câu 4: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl axetat.	B. etyl axetat.	C. metyl propionat.	D. propyl axetat.
Câu 5: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là:
A. C2H2.	B. C2H6.	C. CH4.	D. C2H4.
Câu 6: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Tristearin.	B. Metyl fomat.	C. Benzyl axetat.	D. Metyl axetat.
Câu 7: Cho dd quỳ tím vào 2 dd sau: (X) H2N-CH2-COOH; (Y) HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH. Hiện tượng xảy ra?
A. X làm quỳ chuyển xanh, Y hóa đỏ.	B. X không làm quỳ đổi màu, Y làm quỳ hóa đỏ.
C. X và Y không đổi màu quỳ tím.	D. X, Y làm quỳ hóa đỏ
Câu 8: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
B. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
C. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
D. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
Câu 10: Phát biểu đúng là:
A. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.
B. Phản ứng giữa axit và ancol khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Câu 11: Etanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của etanol là
A. etanal.	B. axit fomic.	C. ancol etylic.	D. phenol.
Câu 12: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là
A. CH3COOH.	B. CH3COOC2H5.	C. CH3NH2.	D. C2H5OH.
Câu 13: Công thức phân tử este E là C6H10O2. Thuỷ phân E trong môi trường axit ta thu được hai sản phẩm hữu cơ E1 và E2 Một trong hai sản phẩm đó vừa làm mất màu dung dịch brom vừa cho được phản ứng với NaOH ở ngay nhiệt độ thường. Công thức của E là 
A. CH3CH2COOCH2C2H3	B. C2H3COOCH(CH3)2
C. CH3CH2CH2COOC2H3	D. C2H3COOCH2CH3
Câu 14: Đun nóng chất béo cần vừa đủ 40 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là	
A. 6,975	B. 9,2	C. 13,8	D. 4,6
Câu 15: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol Phenylalanin (Phe). Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Ala-Val-Phe-Gly	B. Val-Phe-Gly-Ala-Gly
C. Gly-Ala-Val-Val-Phe	D. Gly-Phe-Gly-Ala-Val
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.
(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.
(f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 6.	C. 4.	D. 3.
Câu 17: Chọn câu phát biểu sai:
A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo.
B. Saccarozơ là một đisaccarit.
C. Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.
D. Khi thủy phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều tạo ra glucozơ.
Câu 18: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là
A. 18,5.	B. 17,1.	C. 20,5.	D. 22,8.
Câu 19: Một phân tử saccarozơ có 
A. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ	B. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ.
C. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ.	D. hai gốc α-glucozơ.
Câu 20: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%).Giá trị của m là:
A. 29,70.	B. 26,73.	C. 25,46.	D. 33,00
Câu 21: Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly–Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 20,8.	B. 22,6.	C. 16,8.	D. 18,6.
Câu 22: Các hiện tượng nào sau đây mô tả không chính xác?
A. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđroclorua làm xuất hiện khói trắng.
B. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.
C. Nhỏ vài giọt nước brôm vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kểt tủa trắng.
D. Nhúng quì tím vào dung dịch etylamin thấy quì tím chuyển sang xanh.
Câu 23: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Dung dịch I2
Có màu xanh tím
Y
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
Có màu tím
Z
Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng
Kết tủa Ag trắng sáng
T
Nước Br2
Kết tủa trắng
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.	B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.
C. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.	D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.
Câu 24: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là 
A. 3,28 gam.	B. 10,4 gam.	C. 20,2 gam.	D. 8,56 gam.
Câu 25: Poli(metyl metacrylat) và Tơ nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là:
A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.	B. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
C. CH3COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5COOH.	D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5COOH.
Câu 26: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 27: Cho 4,5(gam) etylamin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là:
A. 8,15(g)	B. 7,65(g)	C. 8,1(g)	D. 0,85(g)
Câu 28: Để trung hoà lượng axit tự do có trong 14 gam một mẫu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là
A. 6,0.	B. 7,2.	C. 5,5.	D. 4,8.
Câu 29: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2. Cho 5,0 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu nước brom và 3,4 gam một muối. Công thức của X là:
A. CH3COOC(CH3)=CH2.	B. HCOOCH=CHCH2CH3.
C. HCOOC(CH3)=CHCH3.	D. HCOOCH2CH=CHCH3.
Câu 30: X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây?
A. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH.	B. H2N- CH2-COOH
C. CH3- CH(NH2)-COOH.	D. C3H7-CH(NH2)-COOH
Câu 31: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 3.	B. 5.	C. 2.	D. 4.
Câu 32: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:
A. (2), (3), (4) và (5).	B. (1), (3), (4) và (6).	C. (1), (2), (3) và (4).	D. (3), (4), (5) và (6).
Câu 33: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 34: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.	B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.
C. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5.	D. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2.
Câu 35: Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau:
A. Glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin (glixerol), rượu (ancol) etylic.
B. Lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerin (glixerol).
C. Saccarozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic, rượu (ancol) etylic.
D. Glucozơ, mantozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là
A. 8,10.	B. 16,20.	C. 6,48.	D. 10,12.
Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dd KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là 
A. CH3COOH và CH3COOC2H5.	B. HCOOH và HCOOC3H7.
C. HCOOH và HCOOC2H5.	D. C2H5COOH và C2H5COOCH3.
Câu 38: Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
B. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.
C. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.
D. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm este đơn chức không no một nối đôi và một este no đơn chức mạch hở. Đốt cháy 0,15 mol X rồi cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 23,9 gam và có 40 gam kết tủa. Công thức của 2 este là
A. C2H4O2; C3H4O2	B. C2H4O2; C4H6O2	C. C3H6O2; C5H8O2	D. C2H4O2; C5H8O2
Câu 40: Cho m gam hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 11,2 gam KOH, thu được muối của một axit cacboxylic và một ancol X. Cho toàn bộ X tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Hai chất hữu cơ đó là
A. hai este.	B. hai axit.
C. một este và một ancol.	D. một este và một axit.
-----------------------------------------------
--------------------- HẾT --------------------
Ghi chú:	Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
	Thí sinh không được sử dụng BTH khi làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_ma_de_135_nam_hoc_2016.doc