Giáo án Chủ đề: Anđehit

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2479Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chủ đề: Anđehit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Chủ đề: Anđehit
 Chủ đề: ANĐEHIT
B1: Chọn chủ đề : An đe hit 
B2: Chuẩn kiến thức ,kĩ năng , thái độ .
Kiến thức:
Biết được:
-Khái niệm ,đặc điểm cấu tạo phân tử ,danh pháp của anđehit.
-Tính chất hoá học : Tính khử , tính o xi hoá của nhóm chức-CHO .
 Phương pháp điều chế an đehit 
Giải thích được : 
An đehit tan được trong nước và có nhiệt đọ sôi thấp hơn an col, a xit tương ứng 
Kĩ năng 
-Viết được công thức cấu tạo của anđehit .
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđêhit .
-Phân được anđêhit với các chất khác như ancol, phe nol, e ste...bằn phương pháp hoá học .
Phát triển năng lực : 
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học .
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống .
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học .
Năng lực tư duy hoá học .
-Năng lực thực hành hoá học 
B3: Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề :
Nội dung kiến thức
Loại câu hỏi và bài tập 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao
ANĐEHIT
Câu hỏi/bài tập định tính.
-nêu được định nghĩa anđehit .
-nêu được cấu tạo ,danh pháp,tính chất vật lý của anđêhit,
-nêu được công thức tổng quát của anđêhit no đơn chức , và no đa chức , không no đơn chức có 1liên kết đôi C=C .
-biết tính chất hoá hoc và phương pháp điều chế của anđehit .
-So sánh ,giải thích nhiệt độ sôi của anđehitvới ancol, a xit cac bo xy lic , e te...
-Viết được các phương trình minh hoạ tính chất hoá học của an đehit 
-Viết được phương trình so sánh tính chất hoá học của anđehit no đơn chức và không no đơn chức có 1 liên kết đôi C=C.
-Gọi tên được các anđehit tương tự .
-Xác định sản phẩm của các phản ứng 
-Vận dụng định nghĩa viết CTCT của anđehit .
-phân biệt được hợp chất chứa chức anđehitvới các hợp chất chứa nhóm chức khác như ancol, a xit cacbo xy lic ...bằng phương pháp hoá học .
-Tìm hiểu một số an đehit có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như anđehit fomic
-Dựa vào cấu tạo viết được các phương trình phản ứng đặc biệt của anđehit fomic
Bài tập định lượng.
-Giải được các bài tập định lượng liên quan đến tính chất hoá học của anđehit.
-Tính toán theo công thức, phương trình hoá học , theo các định luật bảo toàn.
-Giải được các bài tập liên quan đến các an đehit đặc biệt như anđehit fomic...
-Giải được các bài tập phản ứng tráng bạc của hỗn hợp anđehit, giải được các bài toán đốt cháy hỗn hợp anđehit.
Bài tập thực hành /thí nghiệm/ gắn liền với thực tiễn .
- Mô tả và nhận biết được các hiện tượng thí nghiệm.
-Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm 
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến thực tế
-Phát hiện một số hiện tượng trong thực tiễn ,sử dụng kiến thức hoá học để giải thích .
LOẠI CÂU HỎI BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH.
a.Mức độ nhận biết :
Câu 1: Fomalin hay fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng, Fomalin là
	A. dung dịch rất loãng của anđehit fomic.
	B. dung dịch axetanđehit khoảng 40%.
	C. dung dịch 37 – 40% fomanđehit trong nước.
	D. tên gọi của H–CH=O.
b.Mức độ thông hiểu:
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
	A. Trong phân tử anđehit, các nguyên tử chỉ liên kết với nhau bằng liên kết σ.
	B. Hợp chất R–CHO có thể điều chế được từ RCH2OH.
	C. Hợp chất hữu cơ có nhóm –CHO liên kết với H là anđehit.
	D. Anđehit có cả tính khử và tính oxi hóa.
c. Mức độ vận dụng cấp độ thấp:
Câu 3: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp bằng một phản ứng tạo ra anđehit axetic là
	A. CH3COOH, C2H2, C2H4.	B. C2H5OH, C2H4, C2H2.
	C. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5.	D. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.
d. Mức độ vận dụng cấp độ cao:
Câu 4: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
A B + C;	B + 2H2 ancol isobutylic.
A + CuO D + E + C;	D + 4AgNO3 + NH3 F + G + 4Ag
A có công thức cấu tạo là
	A. (CH3)2C(OH)–CHO.	B. HOCH2CH(CH3)CHO.
	C. OHC–CH(CH3)–CHO.	D. CH3CH(OH)CH2CHO.
LOẠI CÂU HỎI BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG :
a.Mức độ thông hiểu :
Câu 5: Khi oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit X đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của X là
	A. HCHO.	B. C2H3CHO.	C. C2H5CHO.	D. CH3CHO
b.Mức độ vận dụng cấp độ thấp :
Câu 6: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hóa X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. HCHO. 	B. CH3CHO.	C. O=CH–CHO.	D. HOCH2CH2CHO.
c.Mức độ vận dụng cấp độ cao:
Câu 7: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là
	A. HCHO và C2H5CHO.	B. HCHO và CH3CHO.
	C. C2H3CHO và C3H5CHO.	D. CH3CHO và C2H5CHO.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hóa hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là
	A. 15,3.	B. 13,5.	C. 8,1.	D. 8,5.
LOẠI CÂU HỎI BÀI TẬP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM /THỰC TIỄN.
a.Mức độ nhận biết:
Câu 9: Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhân biết được các chất: ancol etylic, glixerol, anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn?
	A. Cu(OH)2.	B. Quỳ tím.	C. Kim loại Na.	D. dd AgNO3/NH3.
b. Mức độ thông hiểu:
Câu 10. Để phân biệt các chất: anđehit benzoic, benzen, rượu benzylic, ta có thể dùng các thuốc thử theo trình tự sau: 
a) Dùng AgNO3/NH3, dung dịch Br2 	 	b) Dùng Na, dung dịch NaOH
 c) Dùng AgNO3/NH3, Na 	 	d) Dung dịch Br2, Na
c. Mức độ vận dụng cấp độ thấp :
Câu 11. Trong công nghiệp , để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta sử dụng phản ứng nào sau đây?
	A/ Axetylen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
	B/ Andehyt fomic tác dung với dung dịch AgNO3 trong NH3 .
	C/ Dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
	D/ Dung dịch saccrozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. 
d. Mức độ vận dụng cấp độ cao:
Câu 12: Bằng 3 phương trình phản ứng có thể điều chế được cao su buna từ
	A. HOCH2CH2OH.	B. CH3[CH2]2CHO.	C. CH3–COOH. 	D. O=CH[CH2]2CH=O.
Đáp án các câu hỏi và bài tập 1C,2A,3B,4B,5D,6C,7B,8D,9A,10C,11C,12D.
 .........................................HẾT...............................................

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU_DE_AN_DE_HIT.doc