SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT VĨNH PHÚC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Trường hợp nào sau có hiện tượng ăn mòn điện hóa? A. Nhúng thanh sắt vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng B. Gắn miếng kẽm vào đáy tàu đi biển C. Đốt dây đồng trong không khí D. Đốt than tổ ong Câu 2: Chất nào sau có tính lưỡng tính ? A. Metyl amin B. Etylamin C. Glyxin D. Anilin Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Phát biểu đúng là: A. Chất X có phản ứng tráng gương B. Y, G đều có phản ứng tráng gương C. Y, Z làm mất màu nước brom D. Dung dịch X làm quỳ tím hóa xanh Câu 4: Hóa chất được sử dụng để thu được Fe tinh khiết từ hỗn hợp của Fe và Al là A. dung dịch HNO3 đặc nguội B. dung dịch HCl C. dung dịch MgCl2 D. dung dịch FeSO4 Câu 5: Tên gọi của hợp chất CH3COOCH3 là A. Metyl fomat B. Metyl axetat C. Etyl fomat D. Etyl axetat Câu 6: Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan; trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hổn hợp X tác dụng hết với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị của m là: A. 2,235 gam. B. 1,788 gam. C. 2,384 gam. D. 2,682 gam. Câu 16: Kim loại nào sau có thể được điều chế bằng cả 3 phương pháp: thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân dung dịch? A. K B. Al C. Mg D. Cu Câu 17: Hợp kim là A. hợp chất của kim loại với một kim loại khác hoặc một phi kim B. hỗn hợp của các hợp chất kim loại hoặc hợp chất của kim loại và phi kim đun nóng chảy rồi để nguội C. hỗn hợp trộn đều của các kim loại D. chất rắn thu được khi để nguội hỗn hợp nóng chảy của các kim loại hoặc kim loại và phi kim Câu 18: Cho một mẩu kim loại Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3, HCl; khi kim loại đồng tan hết thu được dung dịch X và khí Y. Người ta thêm H2SO4 loãng vào dung dịch X, sau đó thêm FeCl2 không thấy có hiện tượng gì. Hỏi khi cô cạn X thu được mấy muối A. 2 B. 1 C. 0 D. 3 Câu 19: Có thể dùng quỳ tím phân biệt dãy chất nào sau? A. Anilin, metyl amin, Alanin B. Alanin, axit Glutamic, Lysin C. Metyl amin, Lysin, Anilin D. Valin, Glixin, Alanin Câu 20: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là A. 12,0. B. 13,1. C. 16,0 D. 13,8. Câu 21: Có bao nhiêu chất (đơn chức) có công thức phân tử C3H6O2 phản ứng với dung dịch NaOH thu được chất X mà khi nung X với vôi tôi xút thì thu được khí metan CH4? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 22: Cho dung dịch X chứa AlCl3 và HCl. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 71,75 gam kết tủa. - Phần 2: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào phần 2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Giá trị của x là A. 0,33. B. 0,62. C. 0,51. D. 0,57. Câu 23: Cho phản ứng sau: Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+, phản ứng cho thấy phát biểu nào sau là đúng A. Đồng có tính khử mạnh hơn ion sắt(II) B. Tính oxi hóa của ion Fe2+ > tính oxi hóa của ion Cu2+ C. Kim loại đồng đẩy được sắt ra khỏi muối D. Tính oxi hóa của ion Cu2+ > tính oxi hóa của ion Fe3+ Câu 24: Nhóm chất nào sau có phản ứng tráng bạc? A. Andehit axetic, Glucozo B. axit axetic, ancol etylic C. Axetilen, andehit fomic D. Saccarozo, fomandehit Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít khí N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 26: Cho a gam Mg vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M và CuSO4 3M thu được 21,9 gam hỗn hợp chất rắn gồm hai kim loại. Giá trị của a là A. 14,4 B. 21,6 C. 13,4 D. 10,8 Câu 27: Phản ứng nào dưới đây xảy ra A. Fe + ZnCl2 B. Mg + NaCl C. Fe + Cu(NO3)2 D. Al + MgSO4 Câu 28: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường? A. Na B. Al C. Fe D. Mg Câu 29: Cho dung dịch FeCl2 phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thu được kết tủa X. Kết tủa X có chứa A. Ag B. AgCl, Ag C. Fe, Ag D. AgCl Câu 30: Cho hỗn hợp rắn gồm Mg, MgCO3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được một chất khí duy nhất và dung dịch X. Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa và khí thoát ra . Sản phẩm khử HNO3 là A. NO B. N2 C. NH4NO3 D. NO2 Câu 31: Một este X mạch hở có khối lượng m gam. Khi thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch KOH lấy dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được m1 gam một ancol Y (Y không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2) và 18,20 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m1 gam Y bằng oxi dư, thu được 13,2 gam CO2 và 7,20 gam H2O. Giá trị của m là A. 10,6. B. 16,2. C. 11,6. D. 14,6. Câu 32: Cho 360 gam glucozơ lên men rượu. Toàn bộ khí cacbonic sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch NaOH dư được 318 g muối. Hiệu suất phản ứng lên men là A. 75,0%. B. 80,0%. C. 62,5%. D. 50,0%. Câu 33: Cho một lượng α–aminoaxit X vào cốc đựng 100 ml dung dịch HCl 2M. Dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 0,45 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 46,45 gam muối khan . Tên gọi của X là A. Valin B. Axit glutamic C. Glyxin D. Alanin Câu 34: Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít khí oxi (đktc) thì thu được 10,08 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Mặt khác m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol hỗn hợp ancol. Giá trị gần nhất với giá trị của V là A. 11,8 B. 12,9 C. 24,6 D. 23,5 Câu 35: Dung dịch nào sau đây cho phép phân biệt CH3COOCH=CH2 và CH3COOCH2CH3? A. NaOH B. KOH C. Brom D. HCl Câu 36: Cho kim loại K vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2. Hiện tượng xảy ra là A. Không thấy hiện tượng gì B. có kết tủa trắng xuất hiện C. có khí bay ra và có kết tủa trắng xuất hiện D. có khí bay ra Câu 37: Cho các phát biểu sau: (a). Thuỷ phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol. (b). Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam. (c). Tinh bột và xenlulozơ thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ. (d). Để phân biệt anilin và ancol etylic ta có thể dùng dung dịch brom. (e). Các peptit đều dễ bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm hoặc có mặt của men thích hợp. Số phát biểu đúng là A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 38: Cho X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y cũng như 0,16 mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E (chứa X, Y và 0,16 mol Z; số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần với giá trị nào nhất: A. 12% B. 95% C. 54% D. 10%. Câu 39: Polime được sử dụng để sản xuất A. phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật B. chất dẻo, cao su, tơ sợi, keo dán C. gas, xăng, dầu, nhiên liệu D. dung môi hữu cơ, thuốc nổ, chất kích thích tăng trưởng thực vật Câu 40: Cho 3,68 gam hỗn hợp Al, Zn phản ứng với dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được 0,1 mol H2. Khối lượng muối của kẽm thu được sau phản ứng là A. 6,44 gam. B. 6,48 gam. C. 2,6 gam. D. 1,08 gam. Đáp án 1-B 2-C 3-C 4-D 5-B 6-C 7-C 8-C 9-B 10-B 11-D 12-D 13-B 14-D 15-A 16-D 17-D 18-A 19-B 20-C 21-B 22-B 23-A 24-A 25-D 26-D 27-C 28-A 29-B 30-C 31-D 32-A 33-A 34-B 35-C 36-C 37-D 38-A 39-B 40-A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Điều kiện ăn mòn điện hóa : +) 2 điện cực khác bản chất (KL-KL , KL-PK) +) 2 điện cực cùng nhúng vào trong dung dịch chất điện ly +) 2 điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc nối qua dây dẫn. Ở đáp án B : Zn-Fe ; dung dịch điện ly là NaCl Câu 2: Đáp án C Chất lưỡng tính tác dụng được cả với H+ và OH- Câu 3: Đáp án C (I) : C2H5OH (G) : CH3CHO (T) : CH3COONa (H) : Na2CO3 (Z) : CH3COOCH=CH2 (X) : CH3COOH (Y) : CH≡CH Câu 4: Đáp án D Chỉ có Al mới phản ứng được với FeSO4 và tạo Fe Câu 5: Đáp án B Câu 6: Đáp án C X có : C2H6O ; C3H8O ; C2H6O2 ; C6H14. Vì số mol C2H6O2 bằng số mol C6H12 => Qui đổi X về : C2H6O ; C3H8O ; C2H6O ; C6H14O (toàn bộ là ancol no, đơn chức, hở) -OH + Na → -ONa + ½ H2 => nancol = nX = 2nH2 = 0,036 mol Khi đốt cháy X : nH2O – nCO2 = nX = 0,036 mol Bảo toàn O : nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O = 0,408 mol => nCO2 = 0,124 ; nH2O = 0,16 mol Bảo toàn khối lượng cho phản ứng đốt cháy => m = 2,384g Câu 31: Đáp án D Khi đốt cháy Y : nCO2 = 0,3 mol ancol no Có : nC : nH = 3 : 8 => C3H8Ox. Vì Este mạch hở hủy phân tạo 1 ancol + hỗn hợp muối => ancol 2 chức , este đơn chức. Vì Y không hòa tan được Cu(OH)2 nên 2 nhóm Oh không kề nhau. => HOCH2-CH2-CH2-OH là CTCT của Y. => nY = 0,1 mol => nKOH = 2nY = 0,2 mol Bảo toàn khối lượng : m + mKOH = mmuối + mancol => m = 14,6g Câu 32: Đáp án A C6H12O6 → 2CO2 → 2Na2CO3 1,5 mol ← 3 mol => H% = nthực : nLT = 75% Câu 33: Đáp án A Xét cả quá trình : X + HCl → sản phẩm + NaOH → sản phẩm Tương đương với : (X + HCl) + NaOH → sản phẩm => sản phẩm gồm : 0,2 mol NaCl và 0,25/m mol (H2N)nR(COONa)m Có : 46,45g = 0,2.58,5 + Mmuối hữu cơ.0,25/m => Mmuối hữu cơ = 139m Nếu m = n = 1 => R = 56 => C4H8 => Valin : (CH3)2CH-CH(NH2)COOH Nếu m = 2 ; n = 1 => không có chất thỏa mãn Câu 34: Đáp án B Phương pháp : bảo toàn nguyên tố Lời giải : nCO2 = 0,45 mol ; nH2O = 0,4 mol X + NaOH → 0,15 mol ancol => nX = 0,15 mol => Số C trong mỗi chất trong X = 0,45 : 0,15 = 3 este có 3C tạo được ancol chỉ có thể là este no => C3H6O2(x mol) => ancol còn lại phải có số H < 5,33 vì Htrung bình = 5,33 => C3H4O là ancol cần tìm với số mol là y Bảo toàn H : 6x + 4y = 0,8 mol và x + y = 0,15 mol => x = 0,1 ; y = 0,05 mol Bảo toàn O : nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nO2 = 0,575 mol => VO2 = 12,88 lit Câu 35: Đáp án C K + H2O → KOH + H2↑ Ca(HCO3)2 + 2KOH → CaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O Câu 36: Đáp án C (b) Sai. Saccarozo có hòa tan Cu(OH)2 tạo phức xanh lam Câu 37: Đáp án D Câu 38: Đáp án A Phương pháp : Bào toán peptit thủy phân nNaOH = namino axit = nmuối amino axit nH2O = npeptit đem thủy phân Vì E + NaOH => muối của Alanin và Valin => X,Y,Z được tạo ra từ Ala và Val đều là amino axit đơn , no , mạch hở Khi đốt cháy thì nX = nY = nZ = nN2 – (nCO2 – nH2O) => nN2 = 0,32 mol => nN : npeptit = 0,64 : 0,16 = 4 : 1 => X,Y,Z đều là tetrapeptit E + NaOH → Muối + H2O => nNaOH = 4(nX + nY + nZ) = nAla + nVal và nH2O = (nX + nY + nZ) Bảo toàn khối lượng : mE+ mNaOH = mmuối + mH2O => nX + nY + nZ = 0,22 mol => nX + nY = 0,06 mol Ta có : mmuối Ala + mmuối Val = 101,04 = 111nAla + 139nVal => nAla = 0,76 ; nVal = 0,12 mol Vì nVal Val không có ở tất cả 3 peptit => Z không có Val Có : nVal = 2(nX + nY) => Số Val trung bình trong X và Y là 2 Vì MX > MY => số Val trong X lớn hơn +) X có 3 Val , Y có 1 Val => nX = 0,03 = nY (L) vì nX < nY +) X có 4 Val , Y có 1 Val => nX = 0,02 ; nY = 0,04 (TM) => %mX(E) = 11,86% Câu 39: Đáp án B Câu 40: Đáp án A 27nAl + 65nZn = 3,68g Bảo toàn H : 3nAl + 2nZn = 2nH2 = 0,2 mol => nZn = nZnSO4 = 0,04 mol => mZnSO4 = 6,44g
Tài liệu đính kèm: