50 câu trắc nghiệm chương đại cương về kim loại trường THPT Thanh Bình 2

docx 9 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6256Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "50 câu trắc nghiệm chương đại cương về kim loại trường THPT Thanh Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 câu trắc nghiệm chương đại cương về kim loại trường THPT Thanh Bình 2
TRƯỜNG THPT THANH BÌNH 2-Tổ Hóa
50 Câu trắc nghiệm chương ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
I. Mức độ biết (15 câu):
Câu 1: Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng?
A. Dẫn điện và nhiệt Ag > Cu > Al > Fe
B. Tỉ khối Li < Fe < Os.
C. Nhiệt độ nóng chảy Hg < Al < W
D. Tính cứng Cs < Fe < Al < Cr < Cu
Câu 2: Có 2 ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Cho vào ống nghiệm (1) một miếng nhỏ Na, ống nghiệm (2) một đinh Fe đã làm sạch. Ion Cu2+ bị khử thành Cu trong thí nghiệm
	A. (1). 	B. (2). 
	C. (1) và (2). 	D. không bị khử.
Câu 3: Điện phân dung dịch NaOH với điện cực trơ, không có màng ngăn 2 điện cực, người ta thu được sản phẩm là
	A. NaOH.	B. NaClO. C. Cl2. 	D. NaCl.
Câu 4: Có các kim loại Mg, Ni, Sn, Cu. Kim loại nào có thể dùng để bảo vệ điện hóa vỏ tàu biển làm bằng thép là
	A. Ni	 	B. Mg	 	C. Sn. 	D. Cu	
Câu 5: Nguyên tử X , cation Y2+ và anion Z 2- có phân lớp e ngoài cùng là 2p6. Vậy X, Y, Z lần lượt là	
A. Ne, Mg, O.	B. Mg, Ne, O.	
C. Ne, Ca, S.	D. Ne, Na, O.
Câu 6: Phương trình điện phân nào sau đây viết sai ?	A. 4AgNO3 + 2H2O 4Ag + O2↑ + 4HNO3.	B. 2CuSO4 + 2H2O 2Cu + O2↑ + 2H2SO4.	C. 2MCln 2M + nCl2↑	D. 4MOH 4M + 2H2O.
Câu 7: Dãy gồm các kim loại có thể điều chế bằng cả 3 phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân dung dịch muối là	A. Zn, Cr, Fe, Cu, Ag, Au.	B. Zn, Na, Fe, Cu, Ag, Au.	C. K, Cr, Fe, Cu, Ag, Au. 	D. Zn, Cr, Ca, Cu, Ag, Au.
Câu 8: Dãy gồm các oxit có thể bị khử bởi CO hoặc H2 hoặc Al ở nhiệt độ cao là	A. ZnO, Cr2O3, Fe2O3, CuO.	B. Na2O, Cr2O3, Fe2O3, CuO.	C. MgO, Cr2O3, Fe2O3, CuO.	D. Al2O3, Cr2O3, Fe2O3, CuO.
Câu 9: Nguyên tử canxi có kí hiệu . Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Canxi chiếm ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn.
B. Số hiệu nguyên tử của canxi là 20.
C. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử canxi là 40.
D. Nguyên tử Ca có 2e ở lớp ngoài cùng.
Câu 10: Thứ tự hoạt động của 1 số kim loại: Mg > Zn > Fe > Pb > Cu > Hg. Phát biểu đúng là
 A. Nguyên tử Mg có thể khử ion kẽm trong dung dịch.
 B. Nguyên tử Pb có thể khử ion kẽm trong dung dịch.
 C. Nguyên tử Cu có thể khử ion kẽm trong dung dịch.
 D. Nguyên tử Fe có thể khử ion kẽm trong dung dịch.
Câu 11: Một phương pháp hoá học làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn Zn, Sn, Pb là ngâm hỗn hợp trong dung dịch X dư. X có thể là
	A. Zn(NO3)2. 	B. Sn(NO3)2. C. Pb(NO3)2. 	D. Hg(NO3)2.
Câu 12. Tìm câu sai ? 
A. Trong hai cặp ôxi hóa khử sau: Al3+/Al và Cu2+/Cu; Al3+ không ôxi hóa được Cu 
B. Để điều chế Na người ta điện phân dung dịch NaCl bảo hòa trong nước 
C. Hầu hết các kim loại khử được N+5. S+6 trong axit HNO3 , H2SO4 xuống số ôxi hóa thấp hơn. 
D. Trong hai cặp oxi hóa -khử sau : Al3+/Al và Cu2+/Cu thì Al khử được Cu2+ .
Câu 13: Cho các cặp oxi hoá - khử sau: Zn2+/Zn ,Cu2+/Cu , Fe2+/Fe. Biết tính oxi hoá của các ion tăng dần theo thứ tự: Zn2+ ,Fe2+ ,Cu2+; tính khử giảm dần theo thứ tự: Zn, Fe, Cu. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng hóa học không xảy ra là
	A. Cu + FeCl2.	 B. Fe + CuCl2 .	
 C. Zn + CuCl2.	 D. Zn + FeCl2.
Câu 14: Cho 2 phản ứng : 	Cu + FeCl3 ® CuCl2 + FeCl2
	Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu 
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Cu đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối. 
B. Tính oxi hoá : Fe3+ > Cu2 + > Fe2+.
C. Tính oxi hoá : Fe3+ > Fe2+ > Cu2+. 
D. Tính khử : Cu > Fe > Fe2+.
Câu 15: Hầu hết các kim loại đều có tính ánh kim vì
A. các ion dương trong kim loại hấp thụ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được.
B. kim loại có cấu trúc mạng tinh thể nên rất dễ hấ thụ các tia sáng.
C. các electron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta nhìn thấy được.
D. tinh thể kim loại đa số ở thể rắn, có hình thể đồng nhất nên phản xạ tốt các tia sáng chiếu tới tạo vẻ sáng lấp lánh.
II. Mức độ hiểu (20 câu):
Câu 1: Có 5 mẫu kim loại: Mg, Ba, Al, Fe, Cu. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết
	A. Mg, Ba, Cu.	B. Mg, Al, Ba.
	C. Mg, Ba, Al, Fe. 	D. Mg, Ba, Al, Fe, Cu.
Câu 2: Cho bột Cu đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rắn X và dung dịch Y. X, Y lần lượt là
	A. X ( Ag, Cu); Y ( Cu2+, Fe2+). 	 	B. X ( Ag); Y ( Cu2+, Fe2+).
	C. X ( Ag); Y (Cu2+). 	D. X (Fe); Y (Cu2+).
Câu 3: Cho sơ đồ : CaCO3 → CaO → CaCl2 → Ca.
Điều kiện phản ứng và hoá chất thích hợp cho sơ đồ trên lần lượt là
	A. 9000C, dung dịch HCl, điện phân dung dịch CaCl2.
	B. 9000C, dung dịch H2SO4 loãng, điện phân CaSO4 nóng chảy. 
	C. 9000C, dung dịch HNO3, điện phân Ca(NO3)2 nóng chảy. 
	D. 9000C, dung dịch HCl, điện phân CaCl2 nóng chảy. 
Câu 4: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dN2O + eH2O.	Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Nếu T là tỉ lệ giữa số phân tử HNO3 tạo muối và bị khử thì giá trị của T là	A. 4/1.	B. 9.	C. 1/4.	D. 1/9.
Câu 5: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng thì màu xanh của dung dịch không thay đổi. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. lượng Cu bám vào catot bằng lượng Cu tan ra ở anot	
B. thực chất đó chỉ là quá trình điện phân nước
C. không xảy ra phản ứng điện phân dung dịch	
D. lượng Cu vừa tạo ra ở catôt lại tan ngay vào dung dịch.
Câu 6: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. 	
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. 
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.	
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là 
A. 1. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 7: Muốn bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn, ta phải dùng các phương pháp nào trong các phương pháp sau đây ?
	(1). Cách li kim loại với môi trường.	(2). Dùng hợp kim chống gỉ.
	(3). Đánh bóng bề mặt kim loại.	(4). Dùng chất chống ăn mòn.
	(5). Lau chùi thường xuyên.	(6). Dùng phương pháp điện hóa.
	A. (1), (2), (3).	B. (3), (4), (5).
	C. (1), (2), (4), (6).	D. (1), (2), (5), (6).
Câu 8: Để hòa tan cùng một lượng Fe, thì số mol HCl (1) và số mol H2SO4 (2) trong dung dịch loãng cần dùng là
A. (1) bằng (2)	B. (1) gấp đôi (2)	
C. (2) gấp đôi (1)	D. (1) gấp ba (2)
Câu 9: Hòa tan hết cùng một Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là
A. (1) bằng (2)	B. (1) gấp đôi (2)	
C. (2) gấp rưỡi (1)	D. (2) gấp ba (1)
Câu 10: Một sợi dây đồng nối tiếp với một sợi dây nhôm để ngoài trời
	A. sẽ bền, dùng trong thời gian lâu dài.
	B. sẽ không bền, có hiện tượng ăn mòn điện hóa.
	C. sẽ không bền, có hiện tượng ăn mòn hóa học.
	D. sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 11: Có các dung dịch riêng biệt: Cu(NO3)2, HCl, FeCl3, AgNO3, Mg(NO3)2, NiSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn hóa học là
A. 5.	B. 3.	C. 6.	D. 4.
Câu 12: Ngâm một lá Ni lần lượt trong những dung dịch muối sau : MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2, AgNO3. Ni khử được các ion kim loại sau
	A. Mg2+, Ag+, Cu2+.	B. Na+, Ag+, Cu2+.
	C. Pb2+, Ag+, Cu2+.	D. Al3+, Ag+, Cu2+.
Câu 13: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 loãng và dung dịch HNO3 loãng tạo hai loại muối khác nhau ?
	A. Cu.	B. Al.	C. Ba.	D. Fe.
Câu 14: Trên mỗi đĩa cân ở vị trí thăng bằng có hai cốc chứa cùng một lượng như nhau dung dịch H2SO4 đặc (cốc 1) và dung dịch HClđặc (cốc 2). Thêm một khối lượng như nhau kim loại Cu vào cốc 1, Fe vào cốc 2. Sau khi phản ứng kết thúc, kim loại tan hết, vị trí thăng bằng của cân biến đổi theo chiều hướng nào ?
	A. Không biến đổi.	B. Nghiêng về cốc 1.
	C. Nghiêng về cốc 2.	D. Ban đầu có biến đổi nhưng sau đó cân bằng.
Câu 15: Khi cho kim loại R vào dung dịch CuSO4 dư thu được chất rắn X. X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl. R là kim loại nào ?
	A. Fe.	B. Mg.	C. Ag.	D. K.
Câu 16: Trong số các ion Cu2+, Fe2+, Fe3+, Au3+. Ion dễ nhận electron nhất là
	A. Cu2+.	B. Fe2+.	C. Fe3+.	D. Au3+.
Câu 17: Cho hợp kim Al-Fe-Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 dư, chất rắn thu được sau phản ứng là
	A. Fe.	B. Al.	C. Cu.	D. Al và Cu.
Câu 18: Cho hợp kim Zn- Mg – Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp ba kim loại là
	A. Zn, Mg, Cu.	B. Zn, Mg, Ag.
	C. mg, Ag, Cu.	D. Zn,Ag, Cu.
Câu 19: Muốn mạ bạc lên một vật bằng sắt người ta làm như sau:
	A. điện phân dung dịch AgNO3 với anot là vật bằng Fe, catot là than chì.
	B. điện phân dung dịch FeSO4 với catot là vật bằng Fe, anot là than chì.
	C. điện phân dung dịch AgNO3 với anot là Ag, catot là than chì.
	D. điện phân dung dịch AgNO3 với catot là vật bằng Fe, anot là Ag.
Câu 20: Cho các phản ứng hóa học sau
	1) Fe + AgNO3 ®	2) Al + HNO3 (đặc nguội) ® 	3) Mg + HNO3 (rất loãng) ®
	4) Al + FeCl3 ®	5) Fe + H2SO4 (đặc nguội) ®	6) Ag + Pb(NO3)2 ®
	Các phản ứng xảy ra là
A. 1, 3, 5 	B. 1, 3, 4 	C. 2, 4, 5 	D. 1, 3, 6 
III. Mức độ vận dụng (10 câu):
Câu 1: Ngâm 2,33g hợp kim Fe- Zn trong dung dịch HCl đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,896 lit H2 (đktc). Thành phần % của Fe là
	A. 75,1%. 	B. 74,1%. 	C. 73,1%. 	D. 72,1%. 
Câu 2: Hoà tan 0,5g hợp kim của Ag vào dung dịch HNO3. Thêm dung dịch HCl vào dung dịch trên, thu được 0,398g kết tủa. Thành phần %Ag trong hợp kim là
	A. 60%. 	B. 61%. 	C. 62%. 	D. 63%. 
Câu 3: Một hợp kim Cu-Al chứa 12,3% Al. Công thức hoá học của hợp kim là
	A. Cu3Al. 	B. Cu3Al2. C. CuAl. 	D. CuAl3.
Câu 4: Nhúng một que sắt nặng 5g vào 50ml dung dịch CuSO4 15% (D = 1,12 g/ml). Khi que sắt đã được mạ kín thì có khối lượng là 5,154g. Nồng độ C% của dung dịch CuSO4 còn lại là
	A. 8,87%. 	B. 9,5%. 	C. 8,9%. 	D. 9,47%.
Câu 5: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50g trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml H2 (đkc) thì thấy khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là
	A. Fe. 	B. Cu. 	C. Mg. D. Ba.
Câu 6: Cho 19,2g Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500ml dung dịch HCl 2M. Thể tích khí NO (đkc) thu được là
	A. 2,24 lit.	B. 3,36 lit. C. 4,48 lit. 	D. 6,72 lit.
Câu 7: Có dung dịch HCl 0,1M. Rót 250ml dung dịch này vào cốc đựng mạt sắt. Sau một thời gian, người ta lọc lấy dung dịch có pH = 2. Khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là
	A. 0,7g.	B. 0,14g. 	C. 1,26g. 	D. 0,63g.
Câu 8: Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 60%.	B. 40%.	C. 80%.	D. 20%.
Câu 9: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
A. 17,92 lít.	B. 8,96 lít.	C. 11,2 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 10: Cho 4,8 gam Mg vào 200 ml dung dịch HCl 1M, khi không còn khí thoát ra thì tiếp tục đun nóng đến khi nước bay hơi hết thu được m gam chất rắn ( giả sử trong quá trình H2O bay hơi không có phản ứng xảy ra ). Giá trị m là	
A. 19.	B. 9,5.	C. 2,4.	D. 11,9.
III. Mức độ vận dụng cao (5 câu)
Câu 1: Có bốn thanh sắt được đặt tiếp xúc với những kim loại khác nhau và nhúng trong các dung dịch HCl như hình vẽ dưới đây.
Thanh sắt không bị ăn mòn điện hóa khi được đặt tiếp xúc với
A. Zn. 	 B. Sn.	C. Ni.	 D. Cu.
Câu 2: Nhiều loại pin nhỏ dùng cho đồng hồ đeo tay, trò chơi điện tử,là pin bạc oxit – kẽm. Phản ứng xảy ra trong pin có thể thu gọn như sau:
	Zn (rắn) + Ag2O (rắn) + H2O (lỏng) 2Ag (rắn) + Zn(OH)2 (rắn)
Như vậy trong pin bạc oxit – kẽm thì
	A. Kẽm bị oxi hóa ở anot.	B. Kẽm bị khử ở catot.
	C. Bạc oxit bị khử ở anot.	D. Bạc oxit bị oxi hóa ở catot.
Câu 3: Bóng đèn điện mới dùng thường trong sáng nhưng dùng lâu thì trên bề mặt thủy
tinh bị ám đen. Vì sao bóng đèn điện dùng lâu lại bị đen?
A. Sợi wonfram bị bay hơi bám vào bóng đèn.
B. Bóng đèn cháy sinh ra muội than có màu đen. 
C. Sợi wonfram cháy trong bầu khí quyển lưu huỳnh tạo sunfua màu đen.
D. Sợi wonfram cháy tạo oxit có màu đen.
Câu 4: Ngâm thanh kim loại Cu vào các cốc đựng các dung dịch: NaCl, AgNO3, FeCl3, HCl. Sau một thời gian hiện tượng quan sát được ở các cốc là
Hiện tượng
Cốc đựng dung dịch NaCl
Cốc đựng dung dịch AgNO3
Cốc đựng dung dịch FeCl3
Cốc đựng dung dịch HCl
A
Có Na tạo ra ở dưới đáy cốc
Dung dịch có màu xanh, kim loại Ag bám vào thanh Cu
Không xảy ra hiện tượng gì
Không xảy ra hiện tượng gì
B
Không xảy ra hiện tượng gì
Dung dịch có màu xanh, kim loại Ag bám vào thanh Cu
Dung dịch có màu xanh, thanh Cu bị tan dần.
Không xảy ra hiện tượng gì
C
Không xảy ra hiện tượng gì
Dung dịch có màu xanh, thanh Cu bị tan dần.
Có sự sủi bọt khí
D
Không xảy ra hiện tượng gì
Dung dịch có màu xanh, kim loại Ag bám vào thanh Cu
Dung dịch có màu xanh, kim loại fe bám vào thanh Cu.
Có sự sủi bọt khí, dung dịch có màu xanh.
Câu 5: cho m gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa a mol HNO3. sau phản ứng thấy dung dịch có khối lượng không thay đổi và thu được 6,272 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2. Tỉ khối của Z so với metan là 135:56. Người ta đổ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch sau phản ứng đồng thời đun nóng nhẹ thấy lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình vẽ bên dưới (đơn vị mol) Giá trị a gần nhất với
A. 1,8	B. 1,6	C. 1,7.	D. 2,0
1,5825
0,3
0
số mol Al(OH)3
số mol NaOH

Tài liệu đính kèm:

  • docxCHƯƠNG 5-TB2.docx