Đề thi thử đại học lần 1 năm học: 2013-2014 môn thi: Hóa học - Đề 1

pdf 6 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học lần 1 năm học: 2013-2014 môn thi: Hóa học - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử đại học lần 1 năm học: 2013-2014 môn thi: Hóa học - Đề 1
 GV NGUYỄN HOÀNG VŨ (nhvdhdt@gmail.com) Trang 1/6 - Mã đề thi 001 
TRƯỜNG THCS – THPT 
NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 Năm học: 2013-2014 Môn thi: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 90 phút; 
 Mã đề thi 001 
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H=1; He=4; Li=7; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Ni=59; Co=59; P=31 Cu=64; Zn=65; Br=80; Rb=85; Sr=88; Ag=108; Sn=119; Cs=133; Ba=137; Pb=207. 
Câu 1: Cho các chất sau: propyl clorua, anlyl clorua, phenyl clorua, natri phenolat, anilin, mononatri glutamat, ancol benzylic, amoni acrylat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là 
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. 
Câu 2: Thêm 0,08 mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa 0,06 mol CrSO4, rồi để trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là: 
A. 20,16g B. 19,14g C. 16,04g D. 18,1g 
Câu 3: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là: 
A. Tơ visco và tơ axetat. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6. 
C. Tơ tằm và tơ enang. D. Tơ nilon – 6,6 và tơ capron. 
Câu 4: Axit picric là tinh thể màu vàng, dùng để điều chế thuốc nổ. Được điều chế bằng phản ứng giữa phenol và HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc). Vậy để điều chế 27,48g axit picric cần bao nhiêu gam phenol? 
A. 11,28g B. 7,56g C. 18,8g D. 14,1g 
Câu 5: Lên men một lượng glucozơ thành ancol etylic thì thu được 100 ml ancol 460. Khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men vào dung dịch 
NaOH dư thu được muối có khối lượng là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn) 
A. 84,8 gam. B. 212 gam. C. 106 gam. D. 169,6 gam. 
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Thạch cao sống ( CaSO4.2H2O) được dùng để bó bột, đúc tượng. 
B. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh. 
C. Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3.MgCO3. 
D. Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối. 
Câu 7: Cho các nhận định sau? (1) Ở điều kiện thường các este là chất lỏng hoặc chất rắn. (2) Chất béo là este 3 chức được tạo bởi glixerol với các axit cacboxylic. (3) Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo. (4) Xà phòng và chất giặt rữa tổng hợp đều được sản xuất từ sản phẩm của dầu mỏ. 
(5) Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đều có công thức chung là Cn(H2O)m. (6) Metyl glicozit trong dung dịch có thể chuyển sang dạng mạch hở. Số nhận định đúng là 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 
Câu 8: Hòa tan 0,015 mol Fe và 0,02 mol Fe3O4 vào dung dịch có 0,19 mol HCl thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với V ml dung dịch KMnO4 0,25M đã được axit hóa bằng H2SO4 loãng. Thể tích dung dịch KMnO4 lớn nhất cần dùng là 
A. 28 ml B. 152 ml C. 204 ml D. 52 ml 
Câu 9: Hỗn hợp X gồm 2 axit no. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X thu được a mol H2O. Mặt khác, cho a mol hỗn hợp X tác dụng với NaHCO3 dư thu được 1,4a mol CO2. % khối lượng của axit có khối 
lượng mol nhỏ hơn trong X là 
 GV NGUYỄN HOÀNG VŨ (nhvdhdt@gmail.com) Trang 2/6 - Mã đề thi 001 
A. 26,4%. B. 27,3%. C. 43,4%. D. 35,8%. 
Câu 10: Cho hỗn hợp gồm Al, BaO và Na2CO3 (có cùng sốmol) vào nước dư thu được dung dịch X và chất kết tủa Y. Chất tan trong dung dịch X là: 
A. Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2. B. NaOH và Ba(OH)2. 
C. NaAlO2. D. NaOH và NaAlO2. 
Câu 11: Nung 18,1 gam chất rắn X gồm Al, Mg và Zn trong oxi một thời gian được 22,9 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan hết Y trong dung dịch HNO3 loãng dư được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 73,9 gam muối. Giá trị của V là 
A. 2,24. B. 5,04. C. 3,36. D. 6,72. 
Câu 12: Thuỷ phân trieste X trong dung dịch NaOH thu glixerol và hỗn hợp hai muối C17H35COONa và C15H31COONa. Số CTCT có thể có của X là: 
A. 6 B. 4 C. 7. D. 5 
Câu 13: Cho 7,52 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic và phenyl axetat tác dụng vừa đủ với 80 gam dung dịch NaOH 5%. Xác định khối lượng muối thu được? 
A. 6,78g B. 10,26g C. 7,8g D. 10,62g 
Câu 14: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, HCl, Na2CO3, H2NCH2COOH, NaHSO4 và lysin. Trong các dung dịch trên, số dung dịch vừa làm đổi màu quỳ tím vừa làm đổi màu phenolphtalein là 
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. 
Câu 15: Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,04 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,12 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc 
A. có tính cứng tạm thời. B. có tính cứng toàn phần. 
C. là nước mềm. D. có tính cứng vĩnh cửu. 
Câu 16: Cho 0,02 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,25M. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 3,67 gam muối. Phân tử khối của X (đvC) là 
A. 146. B. 157. C. 134. D. 147. 
Câu 17: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Ba phản ứng với H2O dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 3,92 lít khí H2 (ở đktc). Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch Na2SO4 dư thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của m là: 
A. 19,10 gam B. 16.40 gam C. 9,55 gam D. 15,05 gam 
Câu 18: Có 4 dung dịch muối AgNO3, KNO3, CuCl2, ZnCl2. Khi điện phân (với điện cực trơ) dung dịch muối nào thì có khí thoát ra ở cả anot và catot? 
A. ZnCl2. B. AgNO3. C. CuCl2. D. KNO3. 
Câu 19: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 
thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ B. Đốt cháy hết toàn bộ B thu được 2,688 lít CO2; 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi B thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là 
A. 4,56 (g). B. 5,84 (g) C. 5,62 (g). D. 3,4(g). 
Câu 20: Sản phẩm hữu cơ thu được khi cho hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen và có công thức CH3COOC6H4CH2Cl tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư, đung nóng là 
A. CH3COONa, NaOC6H4CH2ONa. B. CH3COONa, NaOC6H4CH2OH. 
C. CH3COOH, HOC6H4CH2OH . D. CH3COONa, HOC6H4CH2OH. 
Câu 21: Cho các nhận định sau : (1) Bạc, vàng không tác dụng với oxi dù nhiệt ở nhiệt độ cao. 
(2) Pb được dùng chế tạo các thiết bị ngăn cản tia phóng xạ. 
(3) Các hiđroxit Ni(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3 và oxit bạc Ag2O tan trong dung dịch NH3. (4) Ion Ag+ có khả năng sát trùng, diệt khuẩn. (5) Các kim loại Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc phân nhóm B trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học. Các phát biểu đúng là 
 GV NGUYỄN HOÀNG VŨ (nhvdhdt@gmail.com) Trang 3/6 - Mã đề thi 001 
A. 2, 3, 5 B. 1, 2, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 3, 5 
Câu 22: Este X có CTPT C8H8O2 được tạo ra từ axit và ancol tương ứng, sản phẩm khi thủy phân 
hoàn toàn X trong môi trường axit có phản ứng tráng gương. X có tên gọi là: 
A. vinyl benzoat B. phenyl fomat. C. benzyl fomat D. phenyl axetat 
Câu 23: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ 
cao. Khi M dùng dư có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành kim loại sắt. Vậy M là 
A. Cu. B. Zn C. Fe D. Al 
Câu 24: X là hợp kim của 2 kim loại gồm kim loại kiềm M và kim loại kiềm thổ R. Lấy 28,8g X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Đem 2,8g Li luyện thêm vào 28,8g X thì % khối lượng của Li trong hợp kim vừa luyện là 13,29%. Kim loại kiềm thổ R trong hợp kim X là: 
A. Mg B. Ca C. Ba D. Sr 
Câu 25: Cho phương trı̀nh phản ứng: Fe(NO3)2 + KHSO4  Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O 
Toቻ ng hệ soቷ cân baኁng của các chaቷt tham gia phản ứng trong phương trı̀nh trên là: 
A. 43 B. 9 C. 21 D. 27 
Câu 26: Số đồng phân α-amino axit và este của amino axit có công thức phân tử C4H9O2N là 
A. 6. B. 7. C. 5. D. 4. 
Câu 27: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội là 
A. Fe, Mg, Al. B. Cu, Pb, Ag. C. Fe, Al, Cr. D. Cu, Fe, Al. 
Câu 28: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng 
thái cơ bản) là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R+ là 
A. 19. B. 38 C. 37. D. 18. 
Câu 29: Số đồng phấn cấu tạo của C4H8 có khả năng tham gia phản ứng cộng với dung dịch Br2 là 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 30: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit axetic, axit acrylic, axit oxalic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3, thu được 0,1 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 0,09 mol O2, sinh ra 0,14 mol CO2. Giá trị của m là 
A. 5,80. B. 5,03. C. 5,08. D. 3,48. 
Câu 31: Chọn nhận định đúng? 
A. Metylamin, đimetylamin, trietylamin và etyamin là những chất khí, tan nhiều trong nước. 
B. Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể màu trắng, vị hơi ngọt, tan nhiều trong nước. 
C. Amino axit thiên nhiên (hầu hết là  -amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các protein của cơ thể sống. 
D. Bột ngọt (còn gọi là mì chính) là muối mononatri của axit glutamic. 
Câu 32: Nhận định nào sau đây chưa chính xác khi nói về nguyên tố Cr? 
A. Vì có màng oxit bảo vệ, Cr không tan ngay trong dung dịch loãng và nguội của axit HCl và H2SO4. 
B. Ở nhiệt độ thường crom không tác dụng với tất cả các phi kim. 
C. Crom có độ hoạt động hóa học kém Zn và mạnh hơn Fe. 
D. Crom là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy tinh. 
Câu 33: Nung hỗn hợp bột MgO, Fe2O3, PbO, Al2O3 ở nhiệt độ cao rồi cho dòng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp thu được chất rắn gồm : 
A. MgO, Fe, Pb, Al2O3. B. MgO, Fe, Pb, Al. 
C. Mg, FeO, Pb, Al2O3. D. Mg, Fe, Pb, Al. 
Câu 34: Cho các chất sau : axetanđehit , axetilen , glucozơ , axeton , saccarozơ, matozơ, natri fomat. Lần lượt vào dung dịch AgNO3 trong NH3 số chất tham gia phản ứng tráng bạc là: 
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 35: Cho X là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, trong đó nguyên tố N chiếm 16,03% về khối lượng. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 78,6 gam X. Lọc kết tủa rồi đem 
nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam oxit. Giá trị của m là: 
 GV NGUYỄN HOÀNG VŨ (nhvdhdt@gmail.com) Trang 4/6 - Mã đề thi 001 
A. 30,0. B. 32,4. C. 40,8. D. 37,2. 
Câu 36: Oxi hóa 2m gam ancol no, đơn chức, bậc 1 bằng oxi không khí trong điều kiện thích hợp thì 
thu được 3m gam hỗn hợp X gồm anđêhit, axit và nước. Xác định CTPT của ancol trên: 
A. CH3OH hoặc C2H5OH B. C2H5OH 
C. CH3OH D. C2H5OH hoặc C3H7OH 
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 10,33 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit ađipic. axit propanoic và 
ancol etylic (trong đó số mol axit acrylic bằng số mol axit propanoic) thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y vào 3,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 27 gam kết tủa và nước lọc Z. Đun nóng nước lọc Z lại thu được kết tủa. Nếu cho 10,33 gam hỗn hợp X ở trên tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1,2M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được khối lượng chất rắn là 
A. 13,76 B. 12,21 C. 10,12 D. 12,77 
Câu 38: Cho các polime: polietilen (1) ; poli(metyl metacrylat) (2) ; polibutađien (3) ; polistiren (4) ; nilon-6,6 (5) ; poli(vinyl axetat) (6). Các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là : 
A. 2, 3, 6. B. 2, 5, 6. C. 1, 2, 5. D. 1, 4, 5. 
Câu 39: Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala-Lys thu được tối đa số peptit có phản ứng màu biure là 
A. 6. B. 4. C. 5. D. 10. 
Câu 40: Cho 32,64 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch có chứa 63,99 muối. Nếu cho hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dịch dịch Y có chứa HCl, H2SO4 loãng vừa đủ, thu được dung dịch có chứa 70,74 gam muối. Các phản ứng hoàn toàn, tỉ lệ mol giữa HCl và H2SO4 có trong dung dịch Y là 
A. 5/3. B. 9/20. C. 20/9. D. 17/20. 
Câu 41: Phát biểu đúng là: 
A. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao, ít tan trong nước . 
B. Các chất: protein, saccarozơ, tinh bột, glucozơ đều tham gia phản ứng thủy phân. 
C. Để phân biệt benzen, anilin và stiren bằng phương pháp hoá học, chỉ cần dùng nước brom. 
D. Protein và các peptit đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo phức màu tím đặc trưng. 
Câu 42: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Đốt dây sắt trong khí clo dư. 
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng. (4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư. (5) Cho Fe3O4 vào dung dịch HI (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (III)? 
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. 
Câu 43: Xà phòng hoá hoàn toàn 1 trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 1,84 gam glixerol và 18,24 gam muối của 1 axit béo Y. Tên của Y là: 
A. axit oleic B. axit panmitic C. axit acrylic D. axit stearic 
Câu 44: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. (2) Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3. (3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch CuCl2. (5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2. (6) Sục khí SO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2. (7) Sục khí H2S vào dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? 
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. 
Câu 45: Cho dãy các chất: Na2HPO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al(OH)3, Al, NaHSO4, (NH4)2CO3, NaHS. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là 
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. 
 GV NGUYỄN HOÀNG VŨ (nhvdhdt@gmail.com) Trang 5/6 - Mã đề thi 001 
Câu 46: Cho 0,1 mol chất X (C2H9O6N3) tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol NaOH đun nóng thu 
được hợp chất amin làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Chọn giá trị đúng của m? 
A. 14,6g B. 17,8g C. 23,1g D. 12,5g 
Câu 47: Sắt không bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại nào sau đây trong không khí ẩm ? 
A. Zn B. Sn C. Ni D. Pb 
Câu 48: Chỉ ra phát biểu không đúng : 
A. Nguyên tử Na có bán kı́nh nhỏ hơn nguyên tử K. 
B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ giảm dần theo chiều tăng điện hạt nhân. 
C. Mạng tinh thể của đơn chất kim loại kiềm đều là kiểu mạng lập phương tâm khối. 
D. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước. 
Câu 49: Cho 2,7 gam Al tác dụng với 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 0,5M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
A. 13,8 gam. B. 18,0 gam. C. 6,9 gam. D. 9,0 gam. 
Câu 50: Tiến hành phản ứng thủy phân không hoàn toàn 17,1g mantozơ trong môi trường axit. Lấy toàn bộ dung dịch sau phản ứng (sau khi trung hòa axit) cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 19,44g kết tủa. Hiệu suất phản ứng thủy phân là 
A. 80%. B. 20%. C. 60%. D. 75%. ----------- HẾT ---------- 
 GV NGUYỄN HOÀNG VŨ (nhvdhdt@gmail.com) Trang 6/6 - Mã đề thi 001 
ĐÁP ÁN 
Mã đề: 019 
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
A 
B 
C 
D 
 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 
A 
B 
C 
D 
 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 
A 
B 
C 
D 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf]ĐỀ SỐ 1.pdf