Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 17

doc 10 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 17
ĐỀ SỐ 17
BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Đề thi gồm 05 trang
«««««
Câu 1: Cho các hóa chất sau: NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4, NaCl, HCl. Số chất sử dụng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời là
	A. 3	B. 4	C. 2	D. 5
Câu 2: Phương trình hóa học không đúng trong các phản ứng sau đây là:
	A. FeCl3 + 2CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl
	B. C2H5NH2 + HNO2 → C2H5OH + N2 + H2O
	C. 3NH2CH2COOH + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3ClH3NCH2COOH
	D. 2CH3NH2 + H2SO4 → (CH3NH3)2SO4
Câu 3: Hợp chất hữu cơ X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y, X là
	A. CH3COOCH=CH-CH3	B. CH3COOCH=CH2
	C. HCOOCH3	D. HCOOCH=CH2
Câu 4: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
	A. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2
	B. điện phân CaCl2 nóng chảy
	C. điện phân dung dịch CaCl2
	D. nhiệt phân CaCl2
Câu 5: Chỉ dùng thêm dung dịch NaHSO4 thì có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch trong 6 dung dịch riêng biệt sau: BaCl2, NaHCO3, NaOH, Na2S, Na2SO4 và AlCl3?
	A. 6	B. 5	C. 3	D. 4
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng
	A. Thủy phân saccarozo thu được 2 monosaccarit khác nhau
	B. Tơ visco thuộc loại tơ poliamit
	C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozo cùng thu được một monosaccarit 
	D. Glucozo và fructozo là đồng phân của nhau
Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá hợp kim Fe- Cu vào dung dịch H2SO4 loãng
(2) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3
(3) Cho lá Zn vào dung dịch HNO3 loãng
(4) Đốt dây Mg trong bình đựng khí Cl2
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn hóa học là:
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 8: Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong môi trường khí trơ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm gồm:
	A. FeO, NO2, O2	B. Fe2O3, NO2, O2	C. Fe3O4, NO2, O2	D. Fe, NO2, O2
Câu 9: Lên men 11,34 kg tinh bột tạo thành V lít rượu etylic 46o là (biết hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8g/ml). Giá trị V là
	A. 6,44	B. 14,5	C. 14	D. 17,5
Câu 10: Cho chất hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C3H12N2O3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được một chất hữu cơ Y, còn lại là các chất vô cơ. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là
	A. 3	B. 4	C. 1	D. 2
Câu 11: Thực hiện tổng hợp tetrapeptit từ 3,0 mol glyxin; 4,0 mol alanine và 6,0 mol valin. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối tượng tetrapeptit thu được là
	A. 1120,5 gam	B. 1510,5 gam	C. 1049,5 gam	D. 1107,5 gam
Câu 12: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng cao nhất lần lượt là
	A. Ag và W	B. Ag và Cr	C. Al và Cu	D. Cu và Cr
Câu 13: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)?
	A. dung dịch HCl dư	B. dung dịch H2SO4 (loãng, dư)
	C. dung dịch HNO3 (loãng, dư)	D. dung dịch CuSO4 dư
Câu 14: Nhận định nào dưới đây không đúng?
	A. Fe dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d để trở thành ion Fe3+
	B. Fe là kim loại có tính khử trung bình: Fe có thể bị oxi hóa thành Fe2+ hoặc Fe3+
	C. Khi tạo ra các ion Fe, nguyên tử Fe nhường electron ở phân lớp 4s trước phân lớp 3d
	D. Fe là kim loại có tính khử mạnh: Fe có thể bị oxi hóa thành Fe2+ hoặc Fe3+
Câu 15: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2 là:
	A. Cl2, Al, CO2, NaHCO3	B. H2SO4 loãng, CO2, NaCl, CuSO4
	C. K2CO3, HCl, NaOH, KHCO3	D. NH4Cl, MgCO3, SO2, P2O3
Câu 16: Cho 200ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M phản ứng với x ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được (200 + x) ml dung dịch có pH=1. Sau phản ứng khối lượng kết tủa tối đa thu được là:
	A. 9,32 gam	B. 2,33 gam	C. 12,94 gam	D. 4,66 gam
Câu 17: Cho Mg vào dung dịch chứa FeSO4 và CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn A chỉ có một kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. FeSO4 dư, CuSO4 chưa phản ứng, Mg hết
	B. CuSO4 dư, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết
	C. CuSO4 hết, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết
	D. CuSO4 và FeSO4 hết, Mg dư
Câu 18: Trong các chất sau đây: PE, PVC, capron, polistiren, polymetyl metacrylat, nilon-6,6. Số chất là chất dẻo và số chất là tơ là:
	A. 4 chất dẻo – 2 chất là tơ	B. 2 chất dẻo – 4 chất là tơ
	C. 3 chất dẻo – 3 chất là tơ	D. 5 chất dẻo – 1 chất là tơ
Câu 19: Phát biểu không đúng là
	A. CrO3 bốc cháy khi nhỏ ancol etylic vào
	B. Cr2O3 tan trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng
	C. Nhỏ H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 dung dịch chuyển màu vàng sang màu cam
	D. Cho CrO3 vào H2O luôn thu được hỗn hợp 2 axit
Câu 20: Phản ứng hóa học không tạo ra dung dịch có màu là
	A. Glixerol với Cu(OH)2	B. Dung dịch axit axetic với Cu(OH)2
	C. Dung dịch lòng trắng trứng với Cu(OH)2	D. Glyxin với dung dịch NaOH
Câu 21: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là
	A. 8,4 gam	B. 6,4 gam	C. 11,2 gam	D. 5,6 gam
Câu 22: Bình bằng nhôm có thể đựng được axit nào sau đây?
	A. HNO3 đặc nóng	B. H3PO4	C. HCl	D. HNO3 đặc nguội
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam một kim loại R bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được SO2, cho toàn bộ lượng khí này hấp thụ hết vào 400ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 33,4 gam chất rắn khan. hòa tan 19,6 gam kim loại R vào 160ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 57,8	B. 45,92	C. 54,6	D. 83,72
Câu 24: Cho hỗn hợp gồm FeS2 và FeCO3 tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm 2 khí P (màu nâu đỏ) và Q (không màu). Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thu được kết tủa Z. Các chất P, Q, Z lần lượt là:
	A. CO2, NO2, BaSO4 	B. NO2, CO2, BaSO4
	C. CO2, NO, BaSO3 	D. NO2, NO, BaSO4
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 11,25 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở (trong phân tử có số C nhỏ hơn 4) bằng lượng không khí (chứa 20% thể tích O2 còn lại là N2) vừa đủ thì thu được CO2, H2O và 3,875 mol N2. Mặt khác, cho 11,25 gam X trên tác dụng với axit nitro dư thì thu được khí N2 có thể tích bé hơn 2 lít (ở đktc). Phần trăm khối lượng amin có lực bazo lớn hơn có thể là:
	A. 64,2%	B. 75,5%	C. 58,6%	D. 35,7%
Câu 26: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este mạch hở E bằng 100 gam dung dịch MOH 25,2% (M là kim loại kiềm) được a gam ancol X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 44,2 gam hỗn hợp rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được sản phẩm gồm CO2, nước và 31,05 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho a gam X tác dụng với Na dư, thu được 4,2 lít khí H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng muối trong Z là:
	A. 92,3%	B. 85,8%	C. 90,5%	D. 86,7%
Câu 27: Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau:
Chất
X
Y
Z
T
Hiện tượng
Kết tủa trắng
Khí mùi khai
Không hiện tượng
Kết tủa trắng, khí mùi khai
Nhận xét nào sau đây đúng?
	A. Z là dung dịch NH4NO3	B. Y là dung dịch NaHCO3
	C. X là dung dịch NaNO3	D. T là dung dịch (NH4)2CO3
Câu 28: Cho 29,5 gam hỗn hợp hai muối sunfit và cacbonat của một kim loại kiềm tác dụng với 122,5 gam dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất. Phần trăm khối lượng của muối sunfit trong hỗn hợp ban đầu là:
	A. 52,37%	B. 64,07%	C. 64,70%	D. 35,93%
Câu 29: Polime nào dưới đây thực tế không sử dụng để sản xuất chất dẻo?
	A. Poli(vinyl clorua)	B. Poli(metyl metacrylat)
	C. Poliacrilonitrin	D. Poli(phenol-fomandehit)
Câu 30: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối hơi của Z so với H2 là 23/9. Phần trăm khối lượng của nguyên tố Fe trong hỗn hợp X gần với giá trị nào sau đây nhất?
	A. 45%	B. 55%	C. 65%	D. 40%
Câu 31: Hỗn hợp E chứa một ancol X và một axit cacboxylic Y có tỉ lệ mol 1:1; đều mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 20,048 gam E thu được 19,264 lít CO2 (đktc) và 15,48gam nước. Mặt khác đun nóng 20,048 gam E có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác thu được hỗn hợp F có chứa một este Z thuần chức, mạch hở có số mol bằng ½ số mol Y. Biết rằng hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. Khối lượng của Z là
	A. 17,716 gam	B. 29,24 gam	C. 14,62 gam	D. 9,976 gam
Câu 32: X là este 2 chức có tỉ khối hơi so với H2 bằng 83. X phản ứng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1:4 và nếu cho 1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 cho tối đa 4 mol Ag. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là
	A. 3	B. 1	C. 2	D. 6
Câu 33: Hòa tan hết 20,4 hỗn hợp X gồm (Fe, Al2O3, Fe2O4) bằng dung dịch Y chứa (0,25 mol ion Cl-, 1 mol H+ và ). Sau phản ứng thu đươc 3,92 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z không còn H+.Cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu muối khan?
	A. 60,075 gam	B. 50,275 gam	C. 59,725 gam	D. 54,225 gam
Câu 34: Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường hoặc khi đun nóng
	B. So với nguyên tử natri, nguyên tử magie có độ âm điện lớn hơn và bán kính nhỏ hơn
	C. Các kim loại kiềm (từ Li đến Cs) có bán kính nguyên tử tăng dần
	D. Các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có độ âm điện giảm dần
Câu 35: Cho các dung dịch sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: đường mía, đường mạch nha, lòng trắng trứng, giấm ăn, formalin, ancol etylic. Thuốc thử dùng để nhận biết tất cả các dung dịch trên là
	A. dung dịch nước brom	B. Cu(OH)2/OH
	C. dung dịch AgNO3 trong NH3	D. xô đa
Câu 36: Cho sơ đồ:
C4H8O2 (X) 
X có CTCT là:
	A. CH3COOCH2CH3	B. CH3CH2CH2COOH
	C. C2H5COOCH(CH3)2	D. HCOOCH2CH2CH3
Câu 37: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm khối lượng Al trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 14	B. 32,5	C. 11	D. 24,5
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 9,6 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 156,15 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 30	B. 34	C. 44	D. 43
Câu 39: Cho 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 80 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là
	A. 60,5 gam	B. 56,8 gam	C. 62,2 gam	D. 55,0 gam
Câu 40: Thủy phân hoàn toàn m gam hexapetit X mạch hở thu được (m+4,68) gam hỗn hợp Y gồm alanine và valin. Oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp Y cần dùng vừa đủ a mol khí O2, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, hơi H2O và N2. Dẫn hỗn hợp Z qua bình H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng khí thoát ra khỏi bình giảm 18b gam so với hỗn hợp Z, tỉ lệ a:b=51:46. Để oxi hóa hoàn toàn 27,612 gam X cần tối thiểu V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 33,4152 lít	B. 30,1392 lít	C. 29,7024 lít	D. 33,0239 lít
Đáp án
1-B
2-C
3-B
4-B
5-A
6-B
7-B
8-B
9-C
10-A
11-D
12-B
13-C
14-D
15-A
16-D
17-C
18-A
19-B
20-D
21-D
22-D
23-A
24-B
25-B
26-C
27-D
28-B
29-C
30-B
31-C
32-A
33-A
34-A
35-B
36-D
37-C
38-C
39-C
40-A
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Các chất sử dụng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời là: NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4. Các chất này đều có khả năng kết tủa ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng tạm thời.
Phương trình phản ứng: Kí hiệu M là kim loại Ca, Mg
M(HCO3)2 + 2NaOH → MCO3 + Na2CO3 + 2H2O
M(HCO3)2 + Ca(OH)2 →MCO3 + CaCO3 + 2H2O
M(HCO3)2 + Na2CO3 →MCO3 + 2NaHCO3
3MH(HCO3)2 + 2Na3PO4 → M3(PO4)2 + 6NaHCO3
Câu 2: Đáp án C
Phương trình C sai. Al(OH)3 không tồn tại trong môi trường axit (ClH3NCH2COOH). Phản ứng này xảy ra theo chiều nghịch
Câu 3: Đáp án B
X + NaOH →chất rắn Y + chất hữu cơ Z
 X là este, Y là muối của axit cacboxylic
Z là andehit, T là muối amoni của axit cacboxylic tạo bởi Z, Z và Y có cùng số nguyên tử C trong phân tử
Kết hợp đáp án suy ra X là CH3COOCH=CH2
Phương trình phản ứng:
CH3COOCH=CH2 (X) + NaOH → CH3COONa (Y) + CH3CHO (Z)
CH3CHO (Z) + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3COONH4 (T) + 2Ag + 2NH4NO3
CH3COONH4 + NaOH → CH3COONa + NH3 + H2O
Câu 4: Đáp án B
Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là điện phân CaCl2 nóng chảy
Phương trình điện phân: CaCl2 Ca + Cl2
Câu 5: Đáp án A
BaCl2
NaHCO3
NaOH
Na2S
Na2SO4
AlCl3
NaHSO4
↓ trắng
↑không mùi
Không có hiện tượng
↑ mùi trứng thối
Không có hiện tượng
Không có hiện tượng
BaCl2
-
-
Không có hiện tượng
↓ trắng
Không có hiện tượng
Na2S
-
-
Không có hiện tượng
-
-
-
Vậy dùng NaHSO4 có thể phân biệt được tất cả 6 chất
Câu 6: Đáp án B
A đúng. Thủy phân saccarozo được glucozo và fructozo
B sai. Tơ visco thuộc loại tơ polisaccarit, nó là sản phẩm điều chế từ xenlulozo
C đúng. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozo cùng thu được glucozo
D đúng. Glucozo và fructozo đều có CTPT là C6H12O6
Câu 7: Đáp án B
(1) Cho lá hợp kim Fe- Cu vào dung dịch H2SO4 loãng
Trong dung dịch có hai điện cực: Fe đóng vai trò cực âm, Cu đóng vai trò cực dương
+ Tại cực âm: Fe → Fe2+ + 2e
+ Tại cực dương: 2H++2e→H2
Như vậy tại cực âm Fe bị ăn mòn từ từ, đây là hiện tượng ăn mòn điện hóa
(2) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3 chỉ xảy ra phản ứng ăn mòn hóa học:
Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag
(3) Cho lá Zn vào dung dịch HNO3 loãng chỉ xảy ra phản ứng ăn mòn hóa học:
3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 +2NO + 4H2O
(4) Đốt dây Mg trong bình đựng khí Cl2 chỉ xảy ra phản ứng ăn mòn hóa học:
Mg + Cl2 MgCl2
Vậy có tất cả 2 trường hợp xảy ra ăn mòn hóa học
Câu 8: Đáp án B
Phương trình phản ứng nhiệt phân:
4Fe(NO3)2 2Fe2O3 + 4NO2 + 5O2
 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm gồm: Fe2O3, NO2, O2
Câu 9: Đáp án C
Câu 10: Đáp án A
X (C3H12N2O3) + NaOH → chất hữu cơ Y + các chất vô cơ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_so_17.doc