Hóa học 12 - Chương 3: Cacbon – silic

doc 12 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1365Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 12 - Chương 3: Cacbon – silic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học 12 - Chương 3: Cacbon – silic
CHƯƠNG 3 : CACBON – SILIC
1.Sự khử của CO và C:
Câu 1: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là :
A. Cu, Fe, ZnO, MgO.          B. Cu, Fe, Zn, Mg.   
C. Cu, Fe, Zn, MgO.              D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Câu 2: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm.
A. MgO, Fe3O4, Cu.     B. MgO, Fe, Cu.     C. Mg, Fe, Cu.     D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 3: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam.          B. 8,3 gam.          C. 2,0 gam.          D. 4,0 gam.
Câu 4: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là :
A. 0,224 lít.          B. 0,560 lít.          C. 0,112 lít.          D. 0,448 lít.
Câu 5: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,896 lít.          B. 1,120 lít.          C. 0,224 lít.          D. 0,448 lít.
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 2,80 lít.           B. 5,60 lít.           C. 6,72 lít.            D. 8,40 lít.
Câu 7: Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu được 1,44g H2O và a gam chất rắn. Giá trị của a là :
A. 6,70g.            B. 6,86g.             C. 6,78g.             D. 6,80g.
Câu 8: Khử 3,48 g một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2(đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là :
A. Fe3O4.          B. Fe2O3.          C. FeO.          D. ZnO.
Câu 9: Cho khí CO qua ống chứa 15,2g hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6g chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 15g.             B. 10g.            C. 20g.          D. 25g.
Câu 10: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m (g) Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 6,24g.          B. 5,32g.          C. 4,56g.          D. 3,12g.
Câu 11: Chia 47,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và Fe3O4 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 khử hoàn toàn bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được 17,2 gam 2 kim loại. Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 124 g.          B. 49,2 g.          C. 55,6 g.          D. 62 g.
Câu 12: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng.
A. Fe2O3; 65%.                      B. Fe3O4; 75%.                             
C. FeO; 75%.                         D. Fe2O3; 75%.
Câu 13: Dẫn từ từ V lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO và H2 qua ống sứ chứa 16,8 gam hỗn hợp CuO, Fe3O4 và Al2O3 nung nóng đến khi X phản ứng hết, thu được hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của X là 0,32 gam.
a)        Giá trị của V là
   A. 0,112 lít.          B. 0,224 lít.          C. 0,448 lít.          D. 0,896 lít.
b)        Số gam chất rắn còn lại trong ống sứ là
   A.12,12g.           B. 16,48g.            C. 17,12g.           D. 20,48g.
Câu 14: Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào trong một bình kín dung tích không đổi 11,2 lít chứa CO (đktc). Nung nóng bình 1 thời gian, sau đó làm lạnh tới 0oC. Hỗn hợp khí trong bình lúc này có tỉ khối so với H2 là 15,6.
a)        Số gam chất rắn còn lại trong bình sau khi nung là.
   A. 20,4g.          B. 35,5g.          C. 28,0g.          D. 36,0g.
b)        Nếu phản ứng xảy ra với hiệu suất 100% thì số gam chất rắn sau khi nung là
   A. 28,0g.          B. 29,6g.          C. 36,0g.          D. 34,8g.
Câu 15: Hỗn hợp A gồm CuO và MO theo tỷ lệ mol tương ứng là 1: 2 (M là kim loại hóa trị không đổi). Cho 1 luồng H2 dư đi qua 2,4 gam A nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hoà tan hết B cần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất các phản ứng đạt 100%.
a)        Kim loại M là
   A. Ca.               B. Mg.             C. Zn.                D. Pb.
b)        Giá trị của V là
   A. 0,336 lít.          B. 0,448 lít.          C. 0,224 lít.           D. 0,672 lít.
Câu 16: Khử hoàn toàn 32,20 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO bằng CO ở nhiệt độ cao thu được 25,00 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được V lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch chứa m gam muối (không chứa NH4NO3).
a)        Giá trị của m là
   A. 52,90g.                     B. 38,95g.                               C. 42,42g.                     D. 80,80g.
b)        Giá trị của V là
      A. 20,16 lít.                       B. 60,48 lít.                    C. 6,72 lít.                      D. 4,48 lít.
Câu 17: Chia 48,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư rồi lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là 30,4 gam. Phần 2 nung nóng rồi dẫn khí CO đi qua đến khí phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp 3 kim loại.
a)        Giá trị của m là
   A. 18,5g.                       B. 12,9g.                                   C. 42,6g.                       D. 24,8g.
b)        Số lít khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
   A. 15,68 lít.                    B. 3,92lít .                            C. 6,72 lít.                      D. 7,84 lít.
Câu 18: Khử hoàn toàn 69,6 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO ở nhiệt độ cao thành kim loại cần 24,64 lít khí CO (đktc) và thu được x gam chất rắn. Cũng cho 69,6 gam A tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B chứa y gam muối. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tạo thành z gam kết tủa.
a)        Giá trị của x là
   A. 52,0g.                       B. 34,4g.                             C. 42,0g.                       D. 28,8g.
b)        Giá trị của y là
   A. 147,7g.                     B. 130,1g.                           C. 112,5g.                     D. 208,2g.
c)        Giá trị của z là
   A. 70,7g.                       B. 89,4g.                             C. 88,3g.                       D. 87,2.g
Câu 19: Khử hoàn toàn 18,0 gam một oxit kim loại M cần 5,04 lít khí CO (đktc). Công thức của oxit là
A. Fe2O3.           B. FeO.              C. ZnO.             D. CuO.
Câu 20: Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Giá trị của m là
A. 217,4g.                     B. 219,8g.                     C. 230,0g.                     D. 249,0g
2. CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:
Câu 1. Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,05 M thu được kết tủa X và dd Y. Cho biết khổi lượng dd Y tăng hay giảm bao nhiêu so với dd Ca(OH)2 ban đầu?
Câu 2. Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dd lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?
Câu 3. Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 300ml dd Ca(OH)2 0,2M và NaOH 0,3 M thu được m (g)  kết tủa và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m’( g) chất rắn khan. Tìm m và m’
Câu 4. Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dd NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,2M  tính m kết tủa thu được?
Câu 5. A là hh khí gồm CO2 , SO2 dA/ H2 = 27. Dẫn a mol hh khí A qua bình đựng 1 lít dd NaOH 1,5aM. Sau phản ứng cô cạn cẩn thận dd thu được m (g) muối khan. Tìm m theo a?
Câu 6. Cho 0,448 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hổn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa . Giá trị của m:
A.1,182            B.3,94                            C.1,97                  D.2,364
Câu 7: Sục V lít CO2 ( đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thu được 1,6 gam kết tủa . Giá trị lớn nhất của V là
A. 0,3584                     B.0,0896                        C.0,5376              D.0,7168
Câu 8. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2(đktc) vào 125 ml Ba(OH)2 1M thì thu được dung dịch X.( coi thể tích dung dịch không đổi). Tính nồng độ chất tan trong dung dịch X
A. 0,4M                       B. 0,2M                         C.0,6M                 D, 0,8M
Câu 9. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Thì sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m
A.19,70                       B.11,73                          C. 9,85                 D.11,82
Câu 10. 2,688lit khí CO2(đktc) + 2,5 lít Ba(OH)2 nồng đô aM. Thu được 15, 6 gam kết tủa. Giá trị của a?
A. 0,04                        B. 0,03                           C. 0,048               D. 0,43
Câu 11. V lít CO2 ( đktc) + 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M tạo thành 10 gam kết tủa . Tìm Vmax?
A.2,24                         B.3,36                            C.4,48                  D.6,72
Câu 12. Hấp thu hết CO2 vào dung dịch NaOH được dung dịch A. Biết rằng:Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch A thì phải mất 50ml dd HCl 1M mới thấy bắt đầu có khí thoát ra. Mặt khác cho dd Ba(OH)2 dư vào dung dịch A được 7,88 gam kết tủa. Dung dịch A chứa?
A. Na2CO3                                                         B. NaHCO3
C. NaOH và NaHCO3                                        D. NaHCO3, Na2CO3
Câu 13. Dẫn 5,6 lít CO2 (đktc) vào bình chứa 200ml dung dịch NaOH nồng độ a M; dung dịch thu được có khả năng tác dụng tối đa 100 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của a là?
A. 0,75                        B. 1,5                             C. 2                      D. 2,5
Câu 14. Hấp thụ 3,36 lít SO2 (đktc) vào 0,5 lít hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là
A. 9,5gam                      B. 13,5g                         C. 12,6g               D. 18,3 g
Câu 15. Hấp thụ hết 0,672 lít CO2 (đktc) vào bình chứa 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Thêm tiếp 0,4gam NaOH vào bình này. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là?
A. 1,5g                           B. 2g                              C. 2,5g                           D. 3g
3. Muối cacbonat và hidrocacbonat tác dụng vơi axit:
Bài 1. Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3  1,5M và KHCO3  1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
       A. 3,36.                              B. 2,24.                          C. 4,48.                           D. 1,12.
Bài 2. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là:
A. 0,02                             B.0,03                               C.0,015                                          D.0,01
Bài 3. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,05 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 thu được (đktc) thu được bằng:
 A. 0 lít                            B.0,56lít                        C.1,12lít                    D. 1,344lít
Bài 4. Cho 4,41 gam hỗn hợp 3 muối: K2CO3; Na2CO3 và BaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,74 gam muối khan.
Thể tích khí CO2 sinh ra là:
A. 0,224 lít           B. 0,448 lít           C. 0,672 lít           D. 0,448 lít
Bài 5. Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dd HCl dư thư được dd A và 0,672 lít khí ở đktc.Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
          A. 10,3 gam                   B. 10,33 gam                 C. 30 gam             C. 13 gam
Bài 6 Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng thu được 0,448 lít CO2 ở đktc.
a/ Thể tích dung dịch H2SO4 0,5 M cần dùng là:
A. 100 ml             B. 40ml                C. 30 ml               D. 25 ml
b/ Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là:
A. 11,6g               B. 13g                  C. 3,16g               D. 14,2g
Bài 7 Cho 3,28 gam hỗn hợp 3 muối K2CO3; Na2CO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với 60 ml dd H2SO4 0,5M.
a/ Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là:
A. 0,224 lít           B. 0,448 lít           C. 0,336 lít           D. 0,672 lít
b/ Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là:
A. 3,42 g              B. 4,36 g              C. 5,23 g              D. 4,12 g
Bài 8 Cho 3,69 gam hỗn hợp 3 muối: K2CO3; Na2CO3 và ZnCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,77 gam muối khan. Thể tích khí CO2 sinh ra là:
A. 0,224 lít           B. 0,448 lít           C. 0,672 lít           D. 0,448 lít
Bài 9.  Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là:
      A. 16,33 gam      B. 14,33 gam       C. 9,265 gam          D.12,65 gam
Bài 10 Cho 115g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dd HCl.  Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 115,22g muối clorua khan. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là:
A. 0,224 lít           B.0,448 lít               C. 1,22 lít             D. 0,336 lít
Bài 11 Hòa tan 5g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị I và hóa trị II bằng dung dịch HCl thu được dung dịch M và 1,12l khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dich M thu được khối lượng muối khan là:
A. 11,1g               B. 5,55g                   C. 16,5g               D. 22,2g
Bài 12. Hòa tan hoàn toàn 36 gam hỗn hợp X gồm muối cacbonat của 2 kim loai đứng kế tiếp nhau trong nhóm II A, trong dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít CO2 và dung dịch Y.Lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 39,5 gam                   B. 40,5 gam                   C. 41,5 gam                   D. 42,5 gam
Bài 13. Cho m gam hỗn hợp muối A2CO3 và MCO3 tác dụng hết với 300 ml dd H2SO4 0,5M. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là:
A. 2,24 lít             B. 3,36 lít             C. 4,48 lít             D. 6,72 lít
Bài 14. Cho 2,96 g hỗn hợp Na2CO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với dd H2SO4, sau phản ứng thu được 0,672 lít CO2 ở đktc. Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là:
           A.  3,04 gam       B. 4,04 gam                   C. 4,03 gam                   D. 4,02 gam
Bài 15. Cho m gam hỗn hợp 3 muối FeCO3; MgCO3; Na2CO3 tác dụng vừa 60 ml dd H2SO4 0,5M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 5,94 g muối sunfat. Giá trị của m là
A. 3 g                             B. 3,03 g              C. 3,06 g              D. 4,86 g
Bài 16: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dd H2SO4 dư, thu được dd A và 0,672 lít khí (đktc).Cô cạn dd A thu được m gam muối khan.m có giá trị là:
      A. 16,33 gam      B. 14,33 gam       C. 15,08 gam          D.12,65 gam
4. Trắc nghiệm tổng hợp:
Câu 1.   Câu nào đúng trong các câu sau đây?
A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, dẫn điện.
B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
C. Than gỗ, than xương chỉ có khả năng hấp thụ các chất khí.
D. Trong các hợp chất của cacbon, nguyên tố cacbon chỉ có các số oxi hoá -4 và +4.
Câu 2.   Để xác định hàm lượng phần trăm trong một mẫu gang trắng, người ta đốt gang trong oxi dư. Sau đó, xác định hàm lượng khí CO2 tạo thành bằng cách dẫn khí qua nước vôi trong dư: lọc lấy kết tủa, rửa sạch, sấy khô rồi đem cân. Với một mẫu gang khối lượng là 5g và khối lượng kết tủa thu được là 1g thì hàm lượng (%) cacbon trong mẫu gang là :
          A. 2,0                                                        B. 3,2
          C. 2,4                                                        D. 2,8
Câu 3.   Cần thêm ít nhất bao nhiêu mililit dung dịch Na2CO3 0,15 M vào 25ml dung dịch Al2(SO4)3 0,02 M để làm kết tủa hoàn toàn ion nhôm ?
          A. 15ml                                                     B. 10ml
          C. 30ml                                                     D. 12ml
Câu 4.   Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách :
A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy.
B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng
C. Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3.
D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl
Câu 5.   Có một hỗn hợp gồm silic và nhôm. Hỗn hợp này phản ứng được với dãy các dung dịch nào sau đây:
          A. HCl, HF                                               B. NaOH, KOH.
          C. NaCO3, KHCO3                                   D. BaCl2,AgNO3
Câu 6.   Loại thuỷ tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O; 10,98% CaO và 70,59% SiO2 có công thức dưới dạng các oxit là:
          A. K2O.CaO.4SiO2                                              B. K2O.2CaO.6SiO2
          C. K2O.CaO.6SiO2                                   D. K2O.3CaO.8SiO2
Câu 7.   Để sản xuất 100kg loại thuỷ tinh có công thứcNa2O.CaO.6SiO2 cần phải dùng bao nhiêu kg natri cacbonat, với hiệu suất của quá trình sản xuất là 100% :
          A. 22,17                                                    B. 27,12
          C. 25,15                                                    D. 20.92
Câu 8.   Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
          A. Na2O, NaOH, HCl.                              B. Al,HNO3 đặc, KClO3
          C. Ba(OH)2,Na2CO3,CaCO3.                    D. NH4Cl, KOH, AgNO3.
Câu 9.   Silic chỉ phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. CuSO4,SiO2, H2SO4 loãng.
B. F2, Mg, NaOH.
C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH
D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl.
Câu 10. Một hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C và O là  mc:mo = 3:8. Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử là:
          A. 1:1                                                        B. 2:1
          C. 1:2                                                        D. 1:3
Câu 11.Hợp chất A có 42,6% C và 57,4% O về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử chất A là:
          A. 1:1                                                        B. 1:2
          C. 2:1                                                        D. 1:3
Câu 12. Hợp chất B có 27,8% C và 72,2% O về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử chất B là:
          A. 1:1                                                        B. 1:2
          C. 2:1                                                        D. 1:3
Câu 13.  Một chất khí có tỉ khối so với H2 là 14. Phân tử có 87,7% C về khối lượng còn lại là H. Tỉ lệ số nguyên tử C và H trong phân tử là :
          A. 1:1                                                        B. 1:2
          C. 2:3                                                        D. 2:4
Câu 15.   Cho bột than dư vào hỗn hợp hai oxit Fe2O3 và CuO đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4g hỗn hợp kim loại và 1,68 lít khí (đktc). Khối lượng hỗn hợp hai oxit ban đầu là:
          A. 5g                                                         B. 5,1g
          C. 5,2g                                                      D. 5,3g
Câu 16.  Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí ?
          A. C và CuO                                             B. CO2 và NaOH
          C. CO và Fe2O3                                        D. C và H2O
Câu 17.  1)Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Dung dịch có màu nào?
    

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUONG_3_HOA11.doc