Đề thi olimpic duyên hải bắc bộ lần thứ I môn: Hoá học - Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai

doc 9 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2865Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olimpic duyên hải bắc bộ lần thứ I môn: Hoá học - Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi olimpic duyên hải bắc bộ lần thứ I môn: Hoá học - Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÀO CAI	 KỲ THI OLIMPIC DUYÊN HẢI BẮC BỘ LẦN THỨ IV
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI	 MÔN: HOÁ HỌC	THỜI GIAN: 180 PHÚT
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
(ĐỀ THI GỒM 3 TRANG, 10 CÂU)
Câu1: (Cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn)
Trong nguyên tử hoặc ion dương tương ứng có từ 2 electron trở lên, electron chuyển động trong trường lực được tạo ra từ hạt nhân nguyên tử và các electron khác. Do đó mỗi trạng thái của một cấu hình electron có một trị số năng lượng. Với nguyên tố Bo (số đơn vị điện tích hạt nhân Z = 5) ở trạng thái cơ bản có số liệu như sau:
Cấu hình electron
Năng lượng (theo eV)
Cấu hình electron
Năng lượng (theo eV)
 1s1
 1s2 
 1s22s1 
-340,000
- 600,848
- 637,874
 1s22s2
 1s22s22p1
 - 660,025
 - 669,800
Trong đó: eV là đơn vị năng lượng; dấu - biểu thị năng lượng tính được khi electron còn chịu lực hút hạt nhân. a) Hãy trình bày chi tiết và kết qủa tính các trị số năng lượng ion hoá có 
thể có của nguyên tố Bo theo eV khi dùng dữ kiện cho trong bảng trên.
b) Hãy nêu nội dung và giải thích qui luật liên hệ giữa các năng lượng ion hoá đó.
Câu2: (Liên kết hóa học, hình học phân tử)
n-
Có thể xác định cấu trúc hình học của các phân tử hay ion nhiều nguyên tử dựa vào việc khảo sát số cặp electron tạo liên kết σ và số cặp electron chưa liên kết ở lớp vỏ hoá trị của nguyên tử trung tâm của phân tử hay ion.
a) Nếu quanh nguyên tử A của phân tử AX2 hay ion AX2 có số cặp electron bao gồm các cặp electron tạo liên kết σ và các cặp electron chưa liên kết là 2 hoặc 3, 4, 5, 6 thì ở trường hợp nào phân tử hay ion có cấu trúc thẳng, trường hợp nào không? vì sao? (1)
b) Tuỳ thuộc vào số cặp electron mà phân tử có thể có một vài hình dạng khác nhau, hãy minh hoạ bằng hình vẽ.
c) Trong số các kết luận rút ra ở (1), trường hợp nào có tồn tại các chất có hình dạng đúng như dự đoán. Cho thí dụ.
d) Có thể giải thích cấu trúc hình học của phân tử dựa vào thuyết liên kết hoá trị. Hãy cho biết trạng thái lai hoá tương ứng với mỗi trường hợp ở (1). 
Câu3: (Nhiệt hoá học – Cân bằng hoá học)
20740
 T
 	Phản ứng giữa khí CO2 và cacbon tạo thành khí CO có hằng số cân bằng Kp phụ thuộc nhiệt độ theo phương trình: 
 ln Kp = - + 21,16 (T: nhiệt độ Kelvin)
a) Tìm T1 để có Kp = 1
b) Cho một lượng CO2 và cacbon vào một bình kín rồi đun nóng bình đến nhiệt độ T1 . Sau khi phản ứng đạt tới cân bằng, áp suất khí trong bình là 1 atm. Hãy tính thành phần phần trăm thể tích các khí lúc cân bằng.
c) Tính DGO của phản ứng tại các nhiệt độ 298 K và 1500 K. Từ đó so sánh tính bền giữa CO và CO2 khi thay đổi nhiệt độ.
d) Tìm T2 để hiệu suất chuyển hoá CO2 thành CO bằng 83,33 % khi áp suất hỗn hợp lúc cân bằng là 0,44 atm .
Câu4: (Dung dịch điện ly)
Dung dịch bão hòa H2S có nồng độ 0,100 M. 
a) Tính nồng độ ion sunfua trong dung dịch H2S 0,100 M khi điều chỉnh pH = 2,0.
b) Một dung dịch A chứa các cation Mn2+, Co2+, và Ag+ với nồng độ ban đầu của mỗi ion đều bằng 0,010 M. Hoà tan H2S vào A đến bão hoà và điều chỉnh pH = 2,0 thì ion nào tạo kết tủa. 
Cho: TMnS = 2,5 ´ 10-10 ; TCoS = 4,0 ´ 10-21 ; TAg2S = 6,3 ´ 10-50 . Hằng số axit của H2S: K1 = 1,0 ´ 10-7 và 	K2 = 1,3 ´ 10-13
Câu5: (Phản ứng oxi hóa khử và điện phân)
Một pin điện tạo bởi : một điện cực gồm tấm Cu nhúng trong dung dịch CuSO4 0,5 M, điện cực thứ hai là một dây Pt nhúng trong dung dịch Fe2+, Fe3+ với lượng [Fe3+] = 2[Fe2+] và một dây dẫn nối Cu với Pt.
a) Viết sơ đồ pin, phản ứng điện cực và tính sức điện động ban đầu của pin.
b) Cho rằng thể tích dung dịch CuSO4 khá lớn, xác định tỷ số khi pin ngừng hoạt động. 
c) Trộn ba dung dịch: 25 ml Fe(NO3)2 0,1 M ; 25 ml Fe(NO3)3 1,0 M ; 50 ml AgNO3 0,6 M và thêm một số mảnh Ag vụn. Xác định chiều phản ứng và tính giá trị tối thiểu của tỷ số để phản ứng đổi chiều? 
Cho : E0(Cu2+/Cu) = 0,34 V ; E0(Fe3+/Fe2+) = 0,77 V ; E0(Ag+/Ag) = 0,8 V.
Câu 6: (Halogen và hợp chất)
1. Có các phương trình được viết như sau:
	 X2 + H2O HX + HOX	 (1)
 	 X2 + 2KOH KX + KOX	 	(2)
Các phương trình trên có đúng cho tất cả các halogen (kí hiệu là X) ở các nhiệt độ khác nhau không? Hãy nêu rõ các điểm không đúng (nếu có)?
2. Khi chuyển từ F2 đến Cl2 độ bền nhiệt của các phân tử tăng lên, còn khi chuyển từ Cl2 đến I2 độ bền nhiệt của các phân tử giảm xuống. Hãy giải thích đặc điểm đó?
Câu 7: (Oxi – Lưu huỳnh)
1. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được Fe2(SO4)3, SO2, H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng lượng vừa đủ dd KMnO4 thu được dd Y không màu, trong suốt, có pH =2. Tính thể tích dd Y.
2. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ biến hóa: 
	A
	 A 
	B 
Biết A0 : hợp chất của một kim loại và một phi kim. A, A1, A2, C : các hợp chất của phi kim có bộ 4 số lượng tử electron cuối cùng là: n =3; l = 1; m = -1; s = -1/2.
B, B1, B2, C : hợp chất của kim loại có điện tích hạt nhân: 4,64.10-18 (C).
Câu 8: (Bài tập tổng hợp)
Chất X ở dạng tinh thể màu trắng có các tính chất hóa học sau :
- Đốt nóng X ở nhiệt độ cao do ngọn lửa màu vàng.
- Hòa tan X vào nước được dung dịch A. Cho khí SO2 đi từ từ qua dung dịch A thấy xuất hiện màu nâu, khi tiếp tục cho SO2 đi qua thì màu nâu mất đi do thu được dung dịch B. Thêm một ít dung dịch HNO3 vào dung dịch B sau đó thêm lượng dư AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.
- Hòa tan X vào nước thêm vào một ít dung dịch H2SO4 loãng và KI thấy xuất hiện màu nâu và màu nâu mất đi khi thêm dung dịch Na2S2O3 vào.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn.
b) Để xác định công thức phân tử của X người ta hòa tan 0,1g X vào nước, thêm lượng dư KI và vài ml dung dịch H2SO4 dung dịch có màu nâu, chuẩn độ I2 thoát ra (chất chỉ thị là hồ tinh bột) bằng dung dịch Na2S2O3 0,1M mất màu thì tốn hết 37,4ml dung dịch Na2S2O3. Tìm công thức phân tử X?
Câu 9: (Phản ứng hạt nhân)
1. Một mẫu than lấy từ hang động của người cổ có tốc độ là 13,6 phân hủy C14 trong 1 giây tính với 1,0gam cacbon. Hãy cho biết niên đại của mẫu than đó.
2. Hoàn thành các Pư hạt nhân sau:
a) 12Mg26 + ...? → 10Ne23 + 2He4+
b) 9F19 + 1H1 → ...? + 2He4
c) 94Pu242 + 10Ne22 → 4 0n1 + ...?
d) 1H2 + ...? → 2 2He4 + 0n1
Câu10: ( Lý thuyết phản ứng )
H+
Phương trình phản ứng iot hoá axeton trong dung dịch có xúc tác axit: 
 CH3-C-CH3 +	 I2 CH3-C-CH2I + 	HI 
 O (A)	(B)	 O (E) (F)
Thực nghiệm cho thấy phản ứng là bậc nhất đối với axeton và bậc nhất đối với H+. Mặt khác, thực nghiệm cũng cho thấy trong quá trình phản ứng có tạo ra các chất trung gian CH3-C-CH3 và CH3-C=CH2 .Từ đó người ta nêu giả thiết phản ứng trên xảy ra qua 3 giai đoạn. +OH 
 OH
a) Viết phương trình biểu diễn định luật tốc độ của phản ứng và cho biết đơn vị (thứ nguyên) của hằng số tốc độ phản ứng?
b) Viết biểu thức biểu diễn tốc độ phản ứng qua: tốc độ tiêu hao (A), (B); tốc độ tạo thành (E), (F)?
c) Viết phương trình biểu diễn 3 giai đoạn của phản ứng. Giai đoạn nào quyết định tốc độ phản ứng. Hãy chứng minh cơ chế anh (chị) nêu ra phù hợp với phương trình đã viết ở a)
d) Một thí nghiệm, người ta lấy nồng độ ban đầu của axeton, iot và ion H+ đều bằng 0,1 M. 
Sau 30 phút, nồng độ axeton giảm bớt 15% so với nồng độ ban đầu. Tốc độ tạo thành HI tại thời điểm 30 phút là 3,47.10-5 mol. L-1. phút-1. Hãy tính hằng số tốc độ phản ứng?
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÀO CAI	HDC KỲ THI OLIMPIC DUYÊN HẢI BẮC BỘ LẦN THỨ IV
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI	 MÔN: HOÁ HỌC	THỜI GIAN: 180 PHÚT
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
(HDC GỒM 6 TRANG)
Câu1: (Cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn)
Định nghĩa: Năng lượng ion hoá (của một nguyên tử) là năng lượng ít nhất cần để tách 1 e khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản mà không truyền thêm động năng cho e đó.
Vậy giữa năng lượng e của 1 e ở trạng thái cơ bản và năng lượng ion hoá I tương 
ứng có liên hệ: 	 I = - e (1)
Vậy với sự ion hoá M (k – 1)+ - e M k+ ; Ik (2)
 Ta có liên hệ: Ik = - e = - [EM(k -1)+ - EMk+ ] (3)	 	 0,25đ
Trong đó: k chỉ số e đã bị mất (do sự ion hoá) của vi hạt đựơc xét, có trị số từ 1 đến n; do đó k+ chỉ số đơn vị điện tích dương của ion M k+ ;
Ik là năng lượng ion hoá thứ k của nguyên tố M được biểu thị theo (2).
Xét cụ thể với nguyên tố Bo: vì Z = 5 nên nguyên tử có 5 e; vậy k = 1 đến 5. áp dụng phương trình (2) và (3), dùng số dữ kiện bảng trên cho Bo, ta có:
* 	 Bo - e B+ ; I1 ( vậy k = 1);
 	I1 = - [ EB - EB+] = - (-669,800 + 660,025 ). Vậy I1 = 9,775 eV .	 0,25đ
 * 	 B+ - e B2+ ; I2 ( vậy k = 2);
 	I2 = - [ EB+ - EB2+] = - (-660,025 + 637,874). Vậy I2 = 22,151 eV . 0,25đ
 *	B2+ - e B3+ ; I3 ( vậy k = 3); 
I3= - [EB2+ - EB3+] = - (-637,874 + 600,848). Vậy I3 = 37,026 eV . 0,25đ
 * 	 B3+ - e B4+ ; I4 ( vậy k = 4);
 	I4= - [EB3+ - EB4+] = - (-600,848 + 340,000). Vậy I4 = 260,848 eV . 0,25đ
 * 	B4+ - e B5+ ; I4 ( vậy k = 5);
 	I5= - [EB4+ - EB5+] = - (-340,000 + 0,000). Vậy I5 = 340,000 eV . 0,25đ
b) Từ kết quả trên, ta thấy có qui luật liên hệ các trị năng lượng ion hoá của Bo như sau I1 < I2 < I3 < I4 < I5 (4).
 Giải thích: Khi vi hạt M (k – 1)+ mất thêm 1 e tạo thành M k+ có số đơn vị điện tích k+ lớn hơn (k – 1) nên lực hút tác dụng lên e tiếp theo trong vi hạt M k+ mạnh hơn so với trong M (k – 1)+. Do đó phải tốn năng lượng lớn hơn để tách 1 e tiếp theo khỏi M k+ ; nghĩa là I( k – 1) < Ik như đã được chỉ ra trong (4) trên đây. 	0,5đ
Câu2: (Liên kết hóa học, hình học phân tử)
n = 2
n = 3
n = 4
n = 5
n = 6
X – A – X
Các cặp electron 
đẩy nhau và rời xa
nhau đến mức tối 
đa (1800), cấu trúc
 thẳng.
Không thẳng vìcặpelectron tự do đẩy các cặp liên kết. 
Không thẳng vìcặpelectron tự do đẩy các cặp liên kết. 
Các cặp electron tự do có thể tích lớn nên ở chỗ rộng – vị trí xích đạo. Các cặp liên kết ở vị trí trục. Phân tử hay ion thẳng. 
Trong trường hợp này 4 cặp electron chưa liên kết đều ở vị trí xích đạo. Phân tử hay ion thẳng. 
Cấu trúc thẳng xuất hiện ứng với 2, 5 hay 6 cặp electron .	0,5đ
2. Khi có 5 hay 6 cặp electron thì có thể có một vài dạng phân tử:	0,5đ
3. Trường hợp:	 n = 2: BeCl2	 n = 5: I3- , ICl2- , XeF2	0,5đ
4. Số cặp electron 
2
3
4
5
6
Lai hoá
sp
sp2
sp3
sp3d (dsp3)
d2sp3
0,5đ
Câu3: (Nhiệt hoá học – Cân bằng hoá học)
20740
 T
a) Để có Kp = 1 à ln Kp = 0 à - + 21,16 = 0 à T1 = 980,15 K.	 	0,25đ
b) Có cân bằng:	CO2 + C 2 CO
	P1	P2
P1, P2	(0< P1, P2 < 1) lần lượt là áp suất riêng phần của CO2, CO tại thời điểm cân bằng à Ta có: 
	Phệ = P1 + P2 = 1 (atm) (I).
à P2 = 0,618 (atm) à P1 = 0,372(atm) 
à % VCO = 61,8 % ; % VCO2 = 37,2 %.	0,5đ
c)	Ln KP 298K = -48,437 	à DGO 298K = - RTLn KP 298K ≈ 120 KJ/mol.
Ln KP 1500K = 7,333	à DGO 1500K = - RTLn KP 1500K ≈ -91,454 KJ/mol.	0,5đ
Vậy, khi nhiệt độ tăng thì tính bền của CO2 giảm còn tính bền của CO tăng.	0,25đ
d) Để hiệu suất chuyển hoá CO2 thành CO bằng 83,33 % à Ta có:
Giả sử PCO2 (Ban đầu) = x (atm) à PCO2 (Cân bằng) = 0,1664 x (atm); PCO(Cân bằng) = 1,6660 x (atm)
Lúc cân bằng là 0,44 atm	 à Phệ = PCO2 (Cân bằng) + PCO(Cân bằng) = 1,8324 x (atm) = 0,44 (atm)	
x ≈ 0,240 (atm) 
à KP = 4 à T2 = 1048,86 K	0,5đ
Câu4: (Dung dịch điện ly)
a) Tính nồng độ ion S2- trong dung dịch H2S 0,100 M; pH = 2,0.
H2S
C = [H2S] = 0,1 M H2S (k) H2S (aq) 
[H2S] = 10-1	 H2S (aq) H+ + HS- 	 	K1 = 1,0 ´ 10-7 
[H+]2 [S2-] 
 [H2S] 
[H+] = 10-2	 HS- 	 H+ + S2- 	 	K2 = 1,3 ´ 10-13
	 H2S (aq) 2 H+ + S2- 	 K = = K1. K2
 10-1 
(10-2)2 
[H2S] 
[H+]2 
[H2S] 
[H+]2 
 = 1,3 ´ 10-20 
	[S2- ] = 1,3 ´ 10-20 ´ = 1,3 ´ 10-20 ´ = 1,3 ´ 10-17 (M)	0,5đ
b)	 	 0,5đ x 3 = 1,5 đ
[Mn2+] [S2- ] = 10-2 ´ 1,3 ´ 10-17 = 1,3 ´ 10-19 < TMnS = 2,5 ´ 10-10 không có kết tủa 
[Co2+] [S2- ] = 10-2 ´ 1,3 ´ 10-17 = 1,3 ´ 10-19 > TCoS = 4,0 ´ 10-21 tạo kết tủa CoS
[Ag+]2[S2- ] = (10-2)2´ 1,3 ´ 10-17 = 1,3 ´ 10-21 > TAg2S = 6,3 ´ 10-50 tạo kết tủa Ag2S
Câu5: (Phản ứng oxi hóa khử và điện phân)
a) Theo phương trình Nernst: E(Cu2+/Cu) = 0,34 + lg [Cu2+] = 0,331 V
 E(Fe3+/Fe2+) = 0,77 + lg = 0,788 V 
So sánh thấy E(Fe3+/Fe2+) > E(Cu2+/Cu) ® Cực Pt là cực dương, cực Cu là cực âm.
 Sơ đồ pin : (-) Cu ç Cu2+ (0,5 M) çç Fe2+ ; Fe3+ ç Pt (+) 
 Phản ứng điện cực : - ở cực Cu xảy ra sự oxihóa : Cu ® Cu2++ 2e
 - ở cực Pt xảy ra sự khử  : Fe3+ + e ® Fe2+.
 Phản ứng chung : Cu + 2Fe3+ ® Cu2+ + 2Fe2+.
 Sức điện động của pin = 0,788 - 0,331 = 0,457 V	0,75đ
b) Khi pin ngừng hoạt động thì sức điện động E = E(Fe3+/Fe2+) - E(Cu2+/Cu) = 0
Do thể tích dung dịch CuSO4 khá lớn nên coi nồng độ Cu2+ không đổi và = 0,5.
Khi đó 0,77 + 0,059lg = E(Cu2+/Cu) = 0,331 V ® = 4,8. 10-8.	0,5đ
c) Tổng thể tích = 100 mL 
 ® [Fe2+] = 0,025 M ; [Fe3+] = 0,25M; [Ag+] = 0,3 M
 E(Fe3+/Fe2+) = 0,77 + 0,059 lg= 0,829 V 
 E(Ag+/Ag) = 0,8 + 0,059 lg 0,3 = 0,769 V. So sánh thấy E(Fe3+/Fe2+) > E(Ag+/Ag) .
 nên phản ứng xảy ra theo chiều Fe3+ + Ag ® Fe2+ + Ag+ .
 Để đổi chiều phản ứng phải có E(Fe3+/Fe2+) < E(Ag+/Ag) 
 ® 0,77 + 0,059 lg 0,9617	0,75đ
Câu 6: (Halogen và hợp chất)
1. Có các phương trình được viết như sau:
	 X2 + H2O HX + HOX	 (1)
 	 X2 + 2KOH KX + KOX	 	(2)
PTPƯ (1): Với F2 à Oxi hoá nước mãnh liệt giải phóng oxi vì:
	O2 + 4H+ + 4 e à 2 H2O Eo = + 0,81 V (Tại pH = 7).
à 2F2 + 2H2O à 4H+ + 4F- + O2	Eo = + 2,06V
Với X2 là: Cl2, Br2, I2 à Khả năng phản ứng giảm dần với các trị số của hằng số cân bằng K lần lượt là: 4,2.10-4 ; 7,2.10-9 ; 2,0.10-13.	 	 0,5đ
PTPƯ (2): Chỉ đúng với Brôm và Clo.
Với Flo à Xảy ra phản ứng oxh KOH: 2F2 + 2KOH à 2KF + H2O + F2O ↑ 
Với Iot, ion hipo iodit bị phân huỷ ngay ở đk thường, do vậy:
	3I2 + 6KOH à 5 KI + KIO3 + 3H2O.	 0,5đ
Các phương trình trên có đúng cho tất cả các halogen (kí hiệu là X) ở các nhiệt độ khác nhau không? Hãy nêu rõ các điểm không đúng (nếu có)?
2. Khi chuyển từ F2 đến Cl2 độ bền nhiệt của các phân tử tăng lên, còn khi chuyển từ Cl2 đến I2 độ bền nhiệt của các phân tử giảm xuống. 
Giải thích: Phân tử F2 chỉ có liên kết đơn σ (Do nguyên tử Flo không có AO d), từ Cl2 đến I2 phân tử ngoài liên kết σ còn có các liên kết π kiểu cho - nhận. Mặt khác từ Cl2 đến I2, do bán kính nguyên tử tăng dần nên độ dài liên kết tăng à độ bền nhiệt giảm.	 0,5đ
Câu 7: (Oxi – Lưu huỳnh)
1. Ta có:	2FeS2 + 11SO42- + 28 H+ à 2Fe3+ + 15 SO2 + 14 H2O
Mol	 0,02 0,15
	2FeS + 7SO42- + 20H+ à 2Fe3+ + 9SO2 + 10 H2O
Mol	 0,03 0,135
	5SO2 + 2MnO4- + 2H2O à 5SO42- + 2Mn2+ + 4 H+	0,75đ
Mol 	0,285	 0,114	 0,228
Dung dịch Y không màu, trong suốt, có pH =2 à [H+] = 10-2 M, nH+ = 0,228 mol
à VY = 22,8 (lít)	0,25đ
2. Suy luận 2 nguyên tố: Lưu huỳnh và Đồng. Xác định các chất A0 : CuS; B: CuO; A: SO2 ; A1 : H2SO4 ; A2 : Ag 2SO4	; B2 : CuCl2; B1 : Cu; C: CuSO4	0,5đ
Viết các PTPƯ:	
CuS 	
	(A0)	 	 (B) (A)	
	SO2 + Br2 + H2O -> H2SO4 + 2HBr	
	 (A1)	
	H2SO4 + Ag2O -> Ag2SO4 + H2O	
	(A2)	
	CuO + H2 	(B1)	 (B2)	
	Cu + Cl2 	-> 	CuCl2	
	Cu + 2H2SO4 đđ CuSO4 + SO2 + 2H2O	
	Ag2 SO4 +CuCl2 -> 2AgClâ + CuSO4	 (C)
CuSO4 + H2S -> CuSâ + H2SO4	 8PT x 0,125đ/1PT = 1đ	 (A0)
Câu 8: (Bài tập tổng hợp)
	Đốt nóng ở nhiệt độ cao cho màu vàng => X là hợp chất của Natri	
	SO2 qua dung dịch X => màu nâu => hoặc Br2 tạo thành 	0,25đ
a. Do tạo kết tủa vàng với AgNO3 (AgIâ) => X : NaIOx	 0,25đ
(2x-2)SO2 + 2I+ (2x-2) H2O -> I2 + (2x-2) SO4 2- +(4x-4) H+
1đ
SO2 + I2 + H2O 	 -> + SO4 2- + 4H+	
IOx- + (2x-1) I- + 2xH+ -> xI2 + xH2O
I2 + 2S2O3 2- -> + S4O6 2-
0,25 đ
b. nI2 = 	
nI2 = x.nX = x	
=> x = 4	=> X : NaIO4	 	 0,25 đ	
Câu 9: (Phản ứng hạt nhân)
1. Từ 
Mà R=13,6
Suy ra 	 	1đ
2. Từ định luật bảo toàn điện tích và số khối ® các hạt còn thiếu:	 0,25đ x 4 = 1đ
a. 0n1	b. 8O16	c. 104U260	d. 3Li7
Câu10: ( Lý thuyết phản ứng )
a) Phương trình biểu diễn định luật tốc độ phản ứng: v = k [CH3-CO-CH3] [H+]
Đơn vị (thứ nguyên) của hằng số tốc độ phản ứng:
 v = k [?] x x 
 ® k [?] = = = = ® k [ lít. mol–1. phút–1]	0,5đ
b) Biểu thức biểu diễn tốc độ phản ứng qua tốc độ tiêu hao và tốc độ tạo thành các chất.
Theo công thức: v(pư) = vi : hệ số của chất i trong phương trình tỉ lượng
với qui ước: + cho chất tạo thành ; – cho chất phản ứng.
Từ phương trình tỉ lượng: 
 CH3 – CO – CH3 + I2 CH3 – CO CH2I + HI
ta có : v(pư) = – = – = + = + 0,5đ
c) Ba giai đoạn của phản ứng:
 (1) Cân bằng thiết lập nhanh
 (2) (chậm), quyết định tốc độ 
 phản ứng chung
 (3) (nhanh)
CH3- C-CH3
 +OH
Chứng minh cơ chế phù hợp với định luật tốc độ phản ứng :
 v(pư) = v(2) = k2 
CH3- C-CH3
 +OH
CH3- C-CH3
 +OH
cân bằng (1) : = Kcb ® = Kcb [CH3-CO-CH3] [H+]
 [CH3-CO-CH3] [H+]
Thay vào v(2) : V(pư) = v(2) = k2 x Kcb x [CH3-CO-CH3] [H+] = K [CH3-CO-CH3] [H +]
 v(pư) = K [CH3-CO-CH3] [H+]	0,5đ
d) Tính nồng độ phản ứng tại thời điểm t bằng 30 phút:
 [CH3-CO-CH3] = 0,1 M - 0,15 x 0,1 M = 0,085 M
 [H+] = 0,1 M + 0,15 x 0,1 M = 0,115 M
v(pư) = k [CH3-CO-CH3] [H+] = + = + 3,47 x 10-5 (mol.lít-1 .phút-1)
àk = = = 3,54987. 10–3 0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2015- OLP Duyen hai - Dong lam(LAO CAI).doc