Đề thi kiểm định chất lượng học sinh giỏi vật lý 8 thời gian làm bài 120 phút

doc 17 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 10233Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm định chất lượng học sinh giỏi vật lý 8 thời gian làm bài 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi kiểm định chất lượng học sinh giỏi vật lý 8 thời gian làm bài 120 phút
TRƯỜNG THCS BÍNH THUẬN
ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HSG VẬT LÝ 8
Thời gian làm bài 120 phút
ĐỀ SỐ 1:
 Câu 1: Hai gương phẳng M1 , M2 đặt song song có
 mặt phản xạ quay vào nhau. Cách nhau một đoạn d. 
Trên đường thẳng song song với hai gương có hai 
điểm S, O với các khoảng cách được cho như hình vẽ 
a) Hãy trình bày cách vẽ một tia sáng từ S đến gương M1 
tại I, phản xạ đến gương M2 tại J rồi phản xạ đến O
b) Tính khoảng cách từ I đến A và từ J đến B
Câu 2: Một động tử xuất phát từ A chuyển động thẳng
đều về B cách A 120m với vận tốc 8m/s. Cùng lúc đó
 một động tử khác chuyển động thẳng đều từ B về A. Sau 10s 
hai động tử gặp nhau. Tính vận tốc của động tử thứ hai và vị trí hai động tử gặp nhau
Câu 3: Hai đoàn tàu chuyển động đều trong sân ga trên hai đường sắt song song nhau. Đoàn tàu A dài 65m, đoàn tàu B dài 40m.
 G2
 G1
 N 
400 α
 S 
 Hình 2
	Nếu hai tàu đi cùng chiều, tàu A vượt tàu B trong khoảng thời gian tính từ lúc đầu tàu A ngang đuôi tàu B đến lúc đuôi tàu A ngang đầu tàu B là 70s. Nếu hai tàu đi ngược chiều thì từ lúc đầu tàu A ngang đầu tàu B đến lúc đuôi tàu A ngang đuôi tàu B là 14s. Tính vận tốc của mỗi tàu.
Câu 4 . Cho hai gương phẳng (G1) và (G2) có mặt phản xạ quay vào nhau tạo với nhau một góc α (hình 2). Tia tới SI được chiếu lên gương (G1) lần lượt phản xạ một lần trên gương (G1) rồi một lần lên gương (G2). Biết góc tới trên gương (G1) bằng 400 tìm góc α đÓ cho tia tới trên gương (G1) và tia phản xạ trên gương (G2) vuông góc với nhau. 
 I
G1
G2
S
.
A
B
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1 : Trước 2 gương phẳng G1, G2 đặt vuông góc 
với nhau và quay mặt phản xạ vào nhau. Trên một màn chắn 
cố định có một khe hở AB. Một điểm sáng S trong khoảng 
gương và màn chắn (hình vẽ). Hãy vẽ 1 chùm sáng phát ra 
từ S sau 2 lần phản xạ qua G1, G2 thì vừa vặn lọt qua khe AB.
Câu 2: Khi đi xuôi dòng sông, một chiếc ca nô đã vượt một chiếc bè tại điểm A. Sau thời gian t = 60phút, chiếc ca nô đi ngược lại và gặp chiếc bè tại một điểm cách A về phía hạ lưu một khoảng 
l = 6km. Xác định vận tốc chảy của dòng nước. Biết rằng động cơ của ca nô chạy với cùng một chế độ ở cả hai chiều chuyển động.
Câu 3: Một người đi xe đạp trên đoạn đường MN. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với 
.
 A
. 
 B
G1
G2
vận tốc v1 = 20km/h.Trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc v2 =10km/h cuối cùng người ấy đi với vận tốc v3 = 5km/h.Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường MN?
Câu 4*: Một cái cốc hình trụ, chứa một lượng nước và lượng thuỷ ngân cùng khối
lượng. Độ cao tổng cộng của nước và của thuỷ ngân trong cốc là 120cm.
Tính áp suất của các chất lỏng lên đáy cốc ? Cho khối lượng riêng của nước ,
 thuỷ ngân lần lượt là 1g/cm3 và 13,6g/cm3.
ĐỀ SỐ 3: 
Câu 1. Hai gương phẳng G1 và G2 được bố trí hợp với nhau một góc 
 như hình vẽ. Hai điểm sáng A và B được đặt vào giữa hai gương.
 a/ Trình bày cách vẽ tia sáng suất phát từ A phản xạ lần lượt lên gương G2 đến gương G1 rồi đến B.
 b/ Nếu ảnh của A qua G1 cách A là12cm và ảnh của A qua G2 cách A là 16cm. Khoảng cách giữa hai ảnh đó là 20cm. Tính góc .
Câu 2: Một người đi từ nhà đến cơ quan cách nhau 9 km. Sau khi đi được một phần ba quãng đường thì chợt nhớ mình quên một quyển sổ nên quay về lấy và đi ngay đến nơi thì trễ mất 15 phút.
Tính vận tốc của người đó ( Bỏ qua thời gian lên xuống xe khi về nhà). 
Để đến cơ quan đúng thời gian dự định thì khi quay về và đi lần hai, người đó phải đi với 
vận tốc bao nhiêu?
Câu 3: Một khối gỗ hình trụ nặng 3kg có có diện tích đáy là 200cm2 được thả nổi thẳng đứng trong nước. Biết khối lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 1000 kg/m3 và 600 kg/m3.
Tính chiều cao phần gỗ chìm trong nước.
Tính chiều cao phần gỗ nổi trong nước.
Muốn giữ khối gỗ chìm hoàn toàn và đứng yên trong nước thì cần tác dụng 
một lực có cường độ bằng bao nhiêu?
Câu 4: Một người đi du lịch bằng xe đạp, xuất phát lúc 5 giờ 30 phút với vận tốc 15km/h. Người đó dự định đi được nửa quãng đường sẽ nghỉ 30 phút và đến 10 giờ sẽ tới nơi. Nhưng sau khi nghỉ 30 phút thì phát hiện xe bị hỏng phải sửa xe mất 20 phút.
Hỏi trên đoạn đường còn lại người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến đích đúng giờ như dự định?
. N2
(Ng­êi thø hai)
H
. N1
 (Ng­êi
 thø nhÊt)
A
B
900
I
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1. Một người tiến lại gần một gương phẳng AB trên đường trùng với đường trung trực của đoạn thẳng AB. Hỏi vị trí đầu tiên để người đó có thể nhìn thấy ảnh của một người thứ hai đứng trước gương AB (hình vẽ). Biết AB = 2m, BH = 1m, HN2 = 1m, N1 là vị trí bắt đầu xuất phát của người thứ nhất, N2 là vị trí của người thứ hai.
Câu 2. Cùng một lúc từ hai địa điểm cách nhau 20km trên cùng một đường thẳng có hai xe khởi hành chạy cùng chiều. Sau 2 giờ xe chạy nhanh đuổi kịp xe chạy chậm. Biết một xe có vận tốc 30km/h.
a) Tìm vận tốc của xe còn lại.
b) Tính quãng đường mà mỗi xe đi được cho đến lúc gặp nhau.
Câu 3: Hai gương phẳng G1 , G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.
 a) Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở lại S ?
 b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S ?
Câu 4 : Ba ống giống nhau và thông đáy, chưa đầy. Đổ vào cột bên 
trái một cột dầu cao H1=20 cm và đổ vào ống bên phải một cột dầu cao 
10cm. Hỏi mực chất lỏng ở ống giữa sẽ
dâng cao lên bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước và của dầu là: d1= 10 000 N/m3 ; d2=8 000 N/m3
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1: Một chiếc Canô chuyển động theo dòng sông thẳng từ bến A đến bến B xuôi theo dòng nước. Sau đó lại chuyển động ngược dòng nước từ bến B đến bến A. Biết rằng thời gian đi từ B đến A gấp 1,5 lần thời gian đi từ A đến B (nước chảy đều). Khoảng cách giữa hai bến A, B là 48 km và thời gian Canô đi từ B đến A là 1,5 giờ. Tính vận tốc của Canô, vận tốc của dòng nước
 và vận tốc trung bình của Canô trong một lượt đi về?
Câu 2: Ba gương phẳng (G1), (G2), (G3) được lắp thành 
một lăng trụ đáy tam giác cân như hình vẽ. Trên gương 
(G1) có một lỗ nhỏ S. Người ta chiếu một chùm tia sáng hẹp qua lỗ S vào 
bên trong theo phương vuông góc với (G1). Tia sáng sau khi phản xạ lần 
lượt trên các gương lại đi ra ngoài qua lỗ S và không bị lệch so với
 phương của tia chiếu đi vào. Hãy xác định góc hợp bởi giữa các cặp gương với nhau
Câu 3: Một quả cầu đặc bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng 1,458N. Hỏi phải khoét lõi quả cầu một phần có thể tích bao nhiêu để khi thả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước? Biết 
dnhôm = 27 000N/m3, dnước =10 000N/m3.
Câu 4: Người kê một tấm ván để kéo một cái hòm có trọng lượng 600N lên một chiếc xe tải. sàn xe cao 0,8m, tấm ván dài 2,5 m, lực kéo bằng 300N.
a. Tính lực ma sát giữa đáy hòm và mặt ván?
b. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng ?
ĐỀ SỐ 6:
Câu 1. Hai tia tới SI và SK vuông góc với nhau chiếu tới một 
gương phẳng tại hai điểm I và K như hình vẽ (H1).
a) Vẽ tia phản xạ của 2 tia tới SI và SK.
b) Chứng minh rằng 2 tia phản xạ ấy cũng hợp với nhau 1 góc vuông.
c) Giả sử góc tạo bởi tia tới SK với gương phẳng bằng 300. Chiếu một tia sáng từ S tới 
gương đi qua trung điểm M của đoạn thẳng nối hai điểm I và K. Xác định góc tạo bởi 
tia phản xạ của hai tia SK và SM. 
Câu 2: Một người cao 1,7 m đứng trên mặt đất đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng. Mắt người đó cách đỉnh đầu 16 cm :
Mép dưới của gương cách mặt đất ít nhất là bao nhiêu mét để người đó nhìn thấy ảnh chân mình trong gương ?
Mép trên của gương cách mặt đất nhiều nhất là bao nhiêu mét để người đó thấy ảnh của đỉnh đầu mình trong gương ?
Tìm chiều cao tối thiểu của gương để người này nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương ?
Khi gương cố định, người này di chuyển ra xa hoặc lại gần gương thì các kết quả trên thế nào ?
. A
. B
 G1
 G2
Câu 3: Mặt phản xạ của hai gương phẳng ghép tạo với nhau 
một góc 900 hai điểm A, B nằm trong cùng một mặt phẳng 
vuông góc với giao tuyến của hai gương, 
a/ Hãy vẽ một tia sáng từ A tới gương G1 tại I,
 phản xạ tới gương G2 tại J rồi phản xạ tới B. 
b/ Chứng minh AI//JB. 
Câu 4. Dùng mặt phẳng nghiêng đẩy một bao xi măng có khối lượng 50Kg lên sàn ô tô .
 Sàn ô tô cách mặt đất 1,2 m.
Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng sao cho người công nhân chỉ cần tạo lực 
đẩy bằng 200N để đưa bì xi măng lên ô tô . Giả sử ma sát giữa mặt phẳng nghiêng và bao xi măng không đáng kể .
Nhưng thực tế không thê bỏ qua ma sát nên hiệu suất của mặtphẳng nghiêng là 75% . Tính
lực ma sát tác dụng vào bao xi măng.
ĐỀ SỐ 7:
Câu 1: Hai gương phẳng M1, M2 đặt song song có mặt phản xạ quay vào nhau, cách nhau một 
đoạn d = 12cm. Nằm trong khoảng giữa hai gương có điểm sáng O và S cùng cách gương M1 một đoạn a = 4cm. Biết SO = h = 6cm.
 a. Hãy trình bày cách vẽ một tia sáng từ S đến gương M1 tại I, phản xạ tới gương M2 tại J rồi phản xạ đến O.
 b. Tính khoảng cách từ I đến A và từ J đến B. (AB là đường thẳng đi qua S và vuông góc với mặt phẳng của hai gương).
Câu 2: Hai vật chuyển động đều trên cùng một đường thẳng. Nếu chúng đi lại gần nhau thì cứ sau 1 phút khoảng cách giữa chúng giảm đi 330m. Nếu chúng đi cùng chiều (cùng xuất phát và vẫn đi với vận tốc như cũ) thì cứ sau 10 giây khoảng cách giữa chúng lại tăng thêm 25m. Tính vận tốc của mỗi vật	
Câu 3: Một quả cầu sắt rỗng nổi trong nước, Tìm thể tích phần rỗng biết khối lượng của quả cầu là 500g, khối lượng riêng của sắt 7,8g / cm3 , nước 1g / cm3 và nước ngập đến 2/3 thể tích của quả cầu.
Câu 4: Một cái nồi bằng nhôm chứa nước ở 200C, cả nước và nồi có khối lượng 3kg. Đổ thêm vào nồi 1 lít nước sôi thì nhiệt độ của nước trong nồi là 450C. Hãy cho biết: phải đổ thêm bao nhiêu lít nước sôi nữa để nhiệt độ của nước trong nồi là 600C. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường ngoài trong quá trình trao đổi nhiệt, khói lượng riêng của nước là 1000kg/m3. 
ĐỀ SỐ 8:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỲNH LƯU
KIỂM TRA HỌC SINH XẾP LOẠI HỌC LỰC GIỎI
Môn: Vật lí 8 - Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1*: (2,5 điểm) Có 3 miếng kim loại giống nhau cùng ở nhiệt độ t0 = 200C. Người ta lấy 1 miếng thả vào một bình chứa nước có nhiệt độ t = 420C. Sau khi cân bằng, lấy ra thì nhiệt độ của nó là 380C. Thả miếng thứ 2 vào đợi đến khi cân bằng rồi lại lấy ra và thả miếng thứ 3 vào. Coi quá trình truyền nhiệt chỉ xảy ra giữa nước và các miếng kim loại. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của miếng thứ 3 là bao nhiêu.
Câu 2: (2,5 điểm) Người ta kéo một vật có khối lượng 200kg lên cao 2m nhờ một mặt phẳng nghiêng bằng máy kéo có công suất 200W. Vận tốc kéo v = 0,2m/s. 
Tính: a, Lực kéo của máy.
 b, Độ dài mặt nghiêng trong 2 trường hợp: - Bỏ qua ma sát.
 - Có tính đến ma sát: Fms = 0,25 P.
Câu 3: (2,5 điểm) Một cái thùng hình trụ có tiết diện đáy S1 = 1200 cm2 chứa nước đến độ cao 
h = 3cm. Người ta thả vào thùng một vật không thấm nước cũng hình trụ tiết diện S2 = 600cm2, độ dày x = 6cm, khối lượng riêng D2 = 800kg/m3. Biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Hỏi vật có thể nổi được không?
Câu 4: (2,5 điểm) Một ô tô đi từ A đến đích B. Trong nửa đoạn đường đầu xe chạy với vận tốc v1, nửa còn lại với vận tốc v2. Nửa giờ sau một ô tô khác chạy từ B đến đích A nhưng trong nữa thời gian đầu xe này chạy với vận tốc v1, nữa thời gian còn lại với vận tốc v2. Hai xe đến đích cùng một lúc. Cho 
v1 = 20km/h; v2 = 60km/h. 
Tính quãng đường AB.
ĐỀ SỐ 9:
Trường THCS Diễn Kỷ
Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An
Đề thi Học sinh giỏi trường
 (Thời gian làm bài 90 phút )
Câu 1: Hai bến A,B cùng ở bên một bờ sông và cách nhau 60 km . Nếu ca nô đi xuôi dòng từ A đến B thì mất 2h . Nếu ca nô chạy ngược dòng từ B về A với lực kéo của máy như khi xuôi dòng thì thời gian chạỵ tăng thêm 1 h 
a/ Tìm vận tốc của ca nô và vận tốc của dòng nước .
b/ Tìm thời gian ca nô tắt máy trôi từ A đến B . 
Câu 2 : Ôtô chuyển động với vận tốc 54 km/h , gặp đoàn tàu đi ngược chiều . Người lái xe thấy đoàn tàu lướt qua trước mặt mình trong thời gian 3 giây .Vận tốc tàu 36 km/h.
a/ Tính chiều dài đoàn tàu 
b/ Nếu Ôtô chuyển động đuổi theo đoàn tàu thì thời gian để ôtô vượt hết chiều dài của đoàn tàu là bao nhiêu ? Coi vận tốc tàu và ôtô không thay đổi .
Câu 3: Kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2,4m bằng mặt phẳng nghiêng dài 4m. Tính lực kéo vật trong hai trường hợp. a. Không có ma sát
 b. Có ma sát, biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80% lúc đó lực ma sát là bao nhiêu
Câu 4: Một vật làm bằng chất có trọng lượng riêng là : 25000 N/m3 . Có dạng hình hộp chữ nhật , kích thước (5cm x 10 cm x 20cm ) . Lần lượt đặt 3 mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang . Hãy tính áp lực và áp suất vật tác dụng lên mặt sàn trong từng trường hợp và nhận xét về kết quả tính được.
ĐỀ SỐ 10:
PHÒNG GD&ĐT
THANH CHƯƠNG
ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN 
Môn thi: Vật lý 8
Câu 1: (2,5 điểm) Một nhóm học sinh có 5 em, đi từ trường đến sân vận động cách nhau 6 km. Nhưng cả nhóm chỉ có một chiếc xe đạp nên đành phải cử một người liên tục đạp xe đi lại để đưa từng người lần lượt đến nơi. Trong khi người đó đạp xe, số còn lại phải tiếp tục đi bộ cho đến khi người đạp xe chở đến người cuối cùng. Tính tổng quãng đường mà người xe đạp đã đi. Biết rằng vận tốc của xe đạp là 12km/h, vận tốc đi bộ 6 km/h.
Câu 2: (2,0 điểm) Trộn hai chất lỏng có nhiệt dung riêng lần lượt c1 = 6000 J/kg.độ, c2 = 4200 J/kg.độ và nhiệt độ ban đầu t1 = 800C, t2 = 400C với nhau. Nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt bằng bao nhiêu? Biết rằng các chất lỏng trên không gây phản ứng hóa học với nhau và chúng được trộn với 
nhau theo tỷ lệ (về khối lượng) là 3:2. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
Câu 3: (2,5 điểm) a. Bỏ một quả cầu bằng thép đặc vào một chậu chứa thủy
 ngân ngân, tính tỷ lệ % về thể tích của phần quả cầu ngập trong thủy ngân.
b. Người ta đổ một chất lỏng (không tan trong thủy ngân)
vào chậu thủy ngân đó cho đến khi quả cầu ngập hoàn toàn trong
nó (như hình bên). Phần ngập trong thủy ngân chỉ còn lại 30%.
 Xác định khối lượng riêng của chất lỏng nói trên. Biết khối lượng riêng 
của thủy ngân và thép lần lượt là: 13,6 g/ml, 7850 kg/m3
Câu 4: (1,5 điểm) Cho các dụng cụ sau đây: Một ăcquy loại 12V, hai bóng đèn trên có ghi 6V – 0,5A , một bóng đèn 12V – 1A Làm thế nào để mắc chúng vào nguồn điện nói trên mà các đèn đều sáng bình thường. Vẽ sơ đồ mạch điện 
Câu 5: (1,5 điểm) Vẽ ảnh của một người cao 1,60 m qua một chiếc gương phẳng cao 80 cm, treo thẳng đứng, mép trên cao ngang đỉnh đầu. Người này soi gương có thể nhìn thấy bao nhiêu phần cơ thể nếu mắt người đó cách đỉnh đầu 10 cm? Phải dịch chuyển gương như thế nào để nhìn thấy toàn bộ cơ thể? (Coi người và gương luôn song song với nhau)
ĐỀ SỐ 11:
PHÒNG GD&ĐT
THỊ XÃ THÁI HÒA
ĐỀ KĐCL HỌC SINH KHÁ GIỎI LỚP 8
Thời gian: 120'
 Câu 1: (5 điểm) Cho một bình thông nhau 2 nhánh chứa cùng một chất lỏng là nước, có tiết diện lần lượt là: Nhánh A: ; Nhánh B: . Đổ vào nhánh A 0,15 lít dầu. Trọng lượng riêng của nước và dầu là .
	a) Tính độ chênh lệch giữa hai mặt thoáng của bình thông nhau?
	b) Để hai nhánh có độ cao như nhau so với đáy, người ta đặt thêm lên một trong hai nhánh một tấm ván có khối lượng m( giả sử tấm ván nổi hoàn toàn). Tính m?
Câu 2: (5 điểm) Treo vật M lên một lực kế thấy lực kế chỉ 12N.
a) Chỉ rõ các lực tác dụng lên vật M? Các lực đó có đặc điểm gì?
b) Nhúng vật M hoàn toàn vào trong nước. Lực kế lúc này chỉ 9N. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 . Tính thể tích và khối lượng riêng của vật?
Câu 3: (4 điểm) Một người di chuyển trên đoạn đường thẳng từ A đến B. Trong đoạn đường đầu người đó đi với vận tốc 40 km/h. Trong đoạn đường còn lại người ấy đi với vận tốc 12 m/s. Biết đoạn đường AB có độ dài 194,5 km. Tìm thời gian chuyển động và vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB?
Câu 4: (6 điểm) Một vật có khối lượng 18 kg. Để đưa vật lên cao 12m người ta dùng: 
a) Một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 30 m và hiệu suất 80%. Tính lực kéo tối thiểu để đưa vật lên? Công trong trường hợp này là bao nhiêu?
b) Một ròng rọc động và ròng rọc cố định. Tính lực tối thiểu và công để đưa vật lên lúc này? Biết mỗi ròng rọc có khối lượng 1,5 kg. ( Bỏ qua lực ma sát) 
ĐỀ SỐ 12:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
THANH CHƯƠNG
ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN 
Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40cm2 cao h = 10cm có khối lượng m = 160g.
 a, Thả khối gỗ vào nước. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước. Cho khối lượng riêng của nước là D0 = 1000kg/m3.
 b, Người ta đem khối gỗ trên khoét một lỗ hình trụ ở giữa có tiết diện S = 4cm2 sâuh và lấp đầy ch́ì có khối lượng riêng D2 = 11300kg/m3, sau đó thả khối gỗ vào nước thì thấy mực chất lỏng ngang bằng với mặt trên của khối gỗ. Tính độ sâu h của khối gỗ?
Câu 2: Một người đi du lịch bằng xe đạp, xuất phát lúc 5 giờ 30 phút với vận tốc 15km/h. Người đó dự định đi được nửa quăng đường sẽ nghỉ 30 phút và đến 10 giờ sẽ tới nơi. Nhưng sau khi nghỉ 30 phút thì phát hiện xe bị hỏng phải sửa xe mất 20 phút.
Hỏi trên đoạn đường còn lại người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến đích đúng giờ như dự định?
Câu 3: Hai quả cầu làm bằng nhôm giống hệt nhau, cùng khối lượng, được treo vào hai đầu A, B của một thanh kim loại mảnh, nhẹ ( khối lượng không đáng kể ) .Thanh được giữ thăng bằng nhờ dây mắc tại điểm O chính giữa AB (.OA=OB=25 cm ) .Nhúng quả cầu ở đầu B vào nước.Thanh AB mất thăng bằng. Để thanh thăng bằng trở lại ta phải dời điểm treo O về phía nào ? Một đoạn bao nhiêu ? Cho khối lượng riêng của nhôm và nước lần lượt là : D1=2,7g/cm3 ; D2= 1g/cm3 .
Câu 4 : Người ta ghép ba chiếc gương phẳng và một tấm 
bìa để tạo nên một hệ gương có mặt cắt ngang là một hình 
A
G1
G2
G3
chữ nhật (như hình vẽ). Trên tấm bìa, tại điểm A có một lỗ 
nhỏ cho ánh sáng truyền qua.
a) Hãy vẽ một tia sáng (trên mặt phẳng cắt ngang như hình vẽ) 
từ ngoài truyền qua lỗ A sau khi phản xạ lần lượt trên các gương
 G1; G2; G3 rồi lại qua lỗ A ra ngoài.
b) Hãy chứng tỏ rằng chiều dài quãng đường đi của tia sáng trong hộp 
nói ở câu a) là không phụ thuộc vào vị trí của điểm A.
ĐỀ SỐ 13:
Câu 1. (2,0 điểm) Có hai ô tô cùng xuất phát từ A và chuyển động đều. Xe thứ nhất chuyển động theo hướng ABCD (hình vẽ) với vận tốc v1= 40 km/h, tại mỗi điểm B và C xe đều nghỉ 15 phút. Xe thứ hai chuyển động theo hướng ACD. Biết hình chữ nhật ABCD có cạnh AB = 30 km, BC = 40 km. Hỏi:
	a) Xe thứ hai phải đi với vận tốc v2 bằng bao nhiêu để có thể gặp xe thứ nhất tại C?
	b) Nếu xe thứ hai dự định nghỉ tại C 30 phút thì phải đi với vận tốc bằng bao nhiêu để về D cùng xe thứ nhất?
Câu 2. (2,0 điểm) Ống thủy tinh hình chữ U có các nhánh hình trụ, dài, thành mỏng, chia vạch đặt thẳng đứng, chứa nước. Người ta đổ dầu có khối lượng riêng D2 vào nhánh B, chiều cao cột dầu là h2 = 10cm và mặt thoáng của dầu so với mặt thoáng của nước có độ cao chênh lệch là h2/5. Đổ tiếp một chất lỏng có khối lượng riêng D3 nhỏ hơn khối lượng riêng của nước và không hòa tan với nước vào nhánh A. Khi cột chất lỏng có chiều cao h3 = 5 cm thì
mặt thoáng của nó có độ cao chênh lệch với mặt thoáng của dầu là Δh = 0,5cm. Cho khối lượng riêng của nước D1 = 1000kg/m3. Hãy : 
 	a) Xác định khối lượng riêng D2 của dầu.
 	b) Xác định khối lượng riêng D3 của chất lỏng.
Câu 3. (2,0 điểm). Một cái nồi nhôm chứa nước ở , cả nước và nồi có khố́i lượng 3kg. Đổ thêm vào nồi 1 lít nước sôi thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong nồi là . Hỏi phải Đổ thêm vào nồi đó bao nhiêu lít nước sôi nữa để khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong nồi là . Biết khố́i lượng riêng của nước là 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K, bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường ngoài trong quá trình trao Đổi nhiệt. 
 	 Câu 4. (2,0 điểm) Hai gương phẳng hình chữ nhật G1, G2 giống nhau được ghép chung theo một cạnh tạo thành gúc như hình vẽ 
(Điểm M1, M2 nằm trên hai gương và OM1 = OM2). Trong khoảng giữa hai gương gần O có một điểm sáng S. Biết rằng tia sáng từ S đến vuông góc với G1, sau khi phản xạ ở G1 thì đến G2, sau khi phản xạ ở G2 thì đập vào G1 và phản xạ trên G1 một lần nữa. Tia p

Tài liệu đính kèm:

  • docBỘ ĐỀ THI HSG VẬT LÍ 8.doc