Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt (thời gian làm bài: 180 phút)

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3160Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt (thời gian làm bài: 180 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt (thời gian làm bài: 180 phút)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
(Thời gian làm bài: 180 phút)
Câu 1(3 điểm): Hãy cho biết:
 a, Các cơ quan trao đổi khí với môi trường của động vật? Vì sao hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao mặc dù hàm lượng ôxi hoà tan trong nước thấp?
 b, Huyết áp là gì? Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch?
 c, Đặc điểm tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật?
Câu 2(3 điểm): Trên cơ sở hút và thoát nước ở cây xanh, hãy giải thích:
 a, Hiện tượng 1: Cây đánh đi trồng lá bị héo, lá non héo nhiều hơn lá già?
 b, Hiện tượng 2: Cây sống trong môi trường dư thừa nước (hiện tượng ngập úng) nhưng cây vẫn không hấp thụ được nước, thậm chí cây có thể bị chết?
 c, Hiện tượng 3: Cây trồng trên cạn khi tưới phân có nồng độ đậm đặc làm cho lá bị héo?
 d, Hiện tượng 4: Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo?
Câu 3(1,5 điểm): 
 a, Ghép các ý ở cột 1 với cột 2 sao cho phù hợp:
Cột 1
Hệ thần kinh
Cột 2
Động vật
1, Hệ thần kinh dạng lưới
2, Hệ thần kinh dạng ống
3, Hệ thần kinh dạng hạch
A-Bọ ngựa
B- San hô
C- Hải quỳ
D- Giun đất
E- Thuỷ tức
F- Thằn lằn
G- Cánh cam
H- Ếch
 b, Tại sao xung thần kinh chỉ truyền qua xinap theo một chiều từ màng trước dến màng sau xinap?
Câu 4(2,25 điểm): 
 Tế bào sinh dục của ruối giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu như sau:
 AaBbDdXY ( con đực) và AaBbDdXX ( con cái)
 (Mỗi chữ cái tương ứng với một nhiễm sắc thể đơn)
 a, Tế bào sinh tinh có thể cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu? Trên thực tế, 1 tế bào đó cho ra mấy loại tinh trùng, với số lượng là bao nhiêu?
 b, Tế bào sinh trứng có thể cho tối đa bao nhiêu loại trứng? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu? Trên thực tế, 1 tế bào đó cho ra mấy loại trứng, với số lượng là bao nhiêu?
 Biết rằng không có đột biến xảy ra,nếu có trao đổi chéo chỉ xét trường hợp trao đổi chéo tại một điểm?
Câu 5(2 điểm): Các câu sau đúng hay sai ? Chữa câu sai thành câu đúng?
 1, Quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật là quá trình động vật lấy thức ăn (hợp chất hữu cơ phức tạp) biến đổi thành hợp chất hữu cơ đơn giản, hoà tan theo đường máu và bạch huyết đến tế bào.
 2, Có hai quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật là quá trình tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học.
 3, Quá trình biến đổi cơ học xảy ra ở miệng, dạ dày và ruột non.
 4, Quá trình biến đổi cơ học là quá trình thức ăn được biến đổi nhờ các enzim tiêu hoá.
 5, Ruột non có nhiều nếp gấp niêm mạc, trên có các lông ruột và lông cực nhỏ,trong lông ruột có các mạch máu và mạch bạch huyết phù hợp với khả năng hấp thụ thức ăn.
 6, Thành phần thức ăn của động vật nói chung gồm xenlulôzơ, prôtêin, lipít.
 7, Do hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn ít, động vật ăn thực vật cần một lượng thức ăn nhiều nên dạ dày lớn mới có đủ chỗ chứa.
 8, Ruột già đảm bảo quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
 9, Trong dạ dày của động vật nhai lại không có enzim tiêu hoá xenlulôzơ.
 10, Ở chim ăn hạt và gia cầm trong dạ dày thường có những hạt sỏi nhỏ giúp cho quá trình tiêu hoá hoá học tốt hơn.
Câu 6(3 điểm): Sơ đồ dưới đây tóm tắt quá trình quang hợp của cây xanh:
3
2
11
8
1
7
10
9
5
6
4
 Yêu cầu:
 a, Chú thích vào sơ đồ theo các chữ số ghi từ 1 đến 11 cho hợp lý?
 b, Chứng minh nguồn gốc O2 trong quang hợp?
 c, Nêu mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp?
Câu 7(1,5 điểm) : 
 a, Căn cứ vào tác nhân kích thích cho biết hướng động được chia làm những kiểu nào?
 b, Mỗi kiểu hướng động hãy đưa ra 1 thí nghiệm để làm sáng tỏ ảnh hưởng của tác nhân kích thích?
Câu 8(1,25 điểm):
 a, Vì sao vi rút được coi là một dạng sống nằm gianh giới giữa vật sống và vật không sống?
 b, Vì sao virut chưa có cấu tạo tế bào mà vẫn được coi là một dạng sống?
Câu 9(2,5 điểm): 
 Hệ số hô hấp (RQ) là gì? Từ nguyên liệu hô hấp là glucozơ, glicerin, axit stêaric, axit ôxalic, hãy tính hệ số hô hấp (RQ) từ các chất đó?
---------------- Hết----------------
Đáp án
Câu/ý
Nội dung
Điểm
1.a
(1,25đ)
- Các cơ quan trao đổi khí với môi trường:
 + Trao đổi khí qua da
 + Trao đổi khí qua mang
 + Trao đổi khí qua hệ thống ống khí
 + Trao đổi khí qua phế nang( trong phổi)
- Hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao mặc dù hàm lượng ôxi hoà tan trong nước thấp vì:
+ Dòng nước hầu như chảy qua mang liên tục.
+ Các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao mạch dày đặc làm tăng bề mặt trao đổi khí.
+ Máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua các phiến mang.
0,5
0.25
0,25
0.25
1.b
(0,75đ)
- Huyết áp là áp lực của máu do tim co bóp đẩy máu vào động mạch.
- Huyết áp giảm dần trong quá trình vận chuyển máu từ động mạch chủ à động mạch nhỏ à tiểu động mạch à mao mạch à tiểu tĩnh mạch à tĩnh mạch lớn hơn à tĩnh mạch chủ.
0.25
0,5
1.c
(1đ)
- Đặc điểm tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật:
 + Từ chưa có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn. Từ trao đổi chất trực tiếp với môi trường đến trao đổi gián tiếp thông qua tim, hệ mạch và máu.
 + Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín.
 + Từ hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn kép.
 + Cấu tạo của hệ tuần hoàn ngày càng phức tạp và hoàn thiện dần về cấu trúc và chức năng.
0.25
0,25
0,25
0,25
2.a
(1đ)
Hiện tượng 1:
- Khi đánh cây bộ rễ bị ảnh hưởng, làm cho quá trình hút nước giảm.
- Lá vẫn thoát nứơc qua lỗ khí và qua cutin, rễ không hút bù lượng nước mất đi nên lá héo.
- Lá non có thành tế bào và lớp cutin mỏng, nước thoát ra nhiều làm lá non héo nhiều hơn lá già.
-Lá già có thành tế bào và lớp cutin dày, nước thoát ra ít làm lá già héo ít hơn lá non.
0,25
0,25
0,25
0,25
2.b
(0,75đ)
Hiện tượng 2:
-Khi cây bị ngập úng nước, cây không hút được nước vì tế bào rễ hô hấp yếu, tích luỹ chất độc hại cho tế bào, lông hút chết và không hình thành lông hút mới nên cây không sử dụng được nước.
- Khi cây bị ngập úng lâu phá vỡ cân bằng nước trong cây làm cây bị chết.
0.5
0,25
2.c
(0,75)
Hiện tượng 3:
- Phân có nồng độ đặm đặcà nồng độ dung dịch đất lớn hơn nồng độ dung dịch trong tế bào làm rễ không hút được nước.
-Nước trong cây thoát qua lá và nước sử dụng cho quang hợp à lá mất nước và héo
0,5
0,25
2.d
(0,5đ)
Hiện tượng 4:
-Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo vì những cây này thường thấp, dễ bị tình trạng bão hoà hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đảy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt.
0,5
3.a
(1đ)
1- B,C,E
2- F,H
3- A,D,G 2 ý đúng cho 0,25 điểm
3.b
(0,5đ)
Vì: 
+ Chỉ ở chuỳ xinap mới có các bóng chứa chất trung gian hoá học sẽ được giải phóng qua màng trước xinap khi có xung thần kinh truyền tới.
+ Chỉ ở màng sau xinap mới có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học tương ứng.
0,25
0,25
4.a
(0,75đ)
Trường hợp không có trao đổi chéo( ở con ruồi giấm đực)
 - Số loại tinh trùng tối đa là: 24 = 16
 - Tỉ lệ mỗi loại tinh trùng là: 1/16
 - Trên thực tế, 1 tế bào chỉ cho 2 loại tinh trùng với số lượng là 4.
0,25
0,25
0,25
4.b
(1,5đ)
Ở con ruồi giấm cái:
+ Trường hợp 1: Không có trao đổi chéo
 - Số loại trứng tối đa là: 24 = 16
 - Tỉ lệ mỗi loại trứng là: 1/16
 - Trên thực tế, 1 tế bào chỉ cho 1 loại trứng với số lượng là 1
+ Trường hợp 2: Xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm 
 - Số loại trứng tối đa là: 28 = 256
 - Tỉ lệ mỗi loại tinh trùng là: 1/256
 - Trên thực tế, 1 tế bào chỉ cho 1 loại trứng với số lượng là 1
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5.a
(1,25đ)
- Câu đúng: 1, 2, 5, 6, 7, 8, 9
- Câu sai: 3, 4,10 2 ý đúng cho 0,25 điểm
5.b
(0,75đ)
Sửa:
3- Quá trình biến đổi cơ học xảy ra ở miệng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già.
4- Quá trình biến đổi hoá học là quá trình thức ăn được biến đổi nhờ các enzim tiêu hoá.
Hoặc Quá trình biến đổi cơ học là quá trình nhai, co bóp, nhào trộn thức ăn.
10- Ở chim ăn hạt và gia cầm trong dạ dày thường có những hạt sỏi nhỏ giúp cho quá trình tiêu hoá cơ học tốt hơn.
0.25
0,25
0,25
6.a
(1,25đ)
 Chú thích sơ đồ:
 1- Pha sáng hoặc phản ứng sáng
 2 – Ánh sáng
 3- H2O
 4- O2
 5-ATP
 6- ADP
 7-NADPH
 8- NADP+
 9- CO2
 10- Pha tối hoặc chu trình Canvil - Benson
 11- C6H12O6 2 ý đúng cho 0,25 điểm
6.b
(1,25đ)
O2 trong quang hợp do quá trình quang phân li H2O
- Quá trình quang phân li H2O:
 4H2O à 4 H+ + 4e- + 4 OH –
 4 OH - à 2 H2O2 à 2H2O + O2
- Cung cấp H2O (Có ôxi đánh dấu là O18) và CO2 (có oxi không đánh đấu là O16) cho quang hợp thì ôxi giải phóng là O18
- Cung cấp H2O (Có ôxi không đánh dấu là O16) và CO2 (có oxi đánh đấu là O18) cho quang hợp thì ôxi giải phóng là O16
0,25
0,5
0,25
0,25
6.c
(0,5đ)
Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối:
 + Pha sáng cung cấp năng lượng ATP và chất khử mạnh NADPH để khử CO2 trong pha tối.
 + Pha tối sử dụng ATP và NADPH của pha sáng và tạo ADP và NADP+ để tái tổng hợp ATP và NADPH trong pha sáng.
0,25
0,25
7.a
(0,5)
Căn cứ vào tác nhân kích thích cho biết hướng động được chia làm những kiểu : + Hướng sáng
 + Hướng đất
 + Hướng hoá
 + Hướng nước
 + Hướng tiếp xúc
0,5
7.b
(1đ)
Thí nghiệm:
- Hướng sáng: Đặt cốc có cây đậu đã mọc thân, lá vào cửa sổ sau một tuần thấy ngọn cây mọc vươn ra theo hướng có ánh sáng.
- Hướng đất: Lấy một chậu cây đậu đã mọc thân, lá treo ngược để thân quay xuống đất, sau một thời gian nhận thấy thân vẫn quay lên trên( hướng đất âm)
- Hướng hoá: Trong một hộp nhựa trong suốt để cây đậu mọc bình thường ở giữa hộp, chỉ bón phân đạm ở một phía thành hộp, sau một thời gian rễ mọc vươn về phía có phân bón,
- Hướng nước: Lấy một bình nhựa trắng có đất vườn, ngăn ở giữa bằng một miếng nhựa cứng, mỏng, để một bên đất khô,một bên tưới ẩm, đặt hạt nảy mầm ở phía trên miệng bình, rễ uốn cong về phía đất được tưới ẩm.
Lưu ý: HS làm thí nghiệm khác tương tự cũng được tính điểm như trên
0.25
0,25
0,25
0,25
8.a
(0,5đ)
Vi rút được coi là một dạng sống nằm gianh giới giữa vật sống và vật không sống vì:
 + Virut sống kí sinh bắt buộc trong cơ thể vật chủ, ngoài cơ thể vật chủ virut không biểu hiện sự sống.
 + Vào cơ thể vật chủ virut trở thành dạng sống có đầy dủ các đặc trưng như nhữnh cơ thể sống khác.
0,25
0,25
8.b
(0,75đ)
Virut chưa có cấu tạo tế bào mà vẫn được coi là một dạng sống vì:
+ Virut được cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản của sự sống là prôtêin và axit nuclêic.
+ Virut có đầy đủ đặc trưng cơ bản của cơ thể sống là: Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,di truyền.
0.25
0.5
9.a
(0,5đ)
-Hệ số hô hấp(RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
0,5
9.b
(2đ)
C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + 6H2O
 RQ = 6/6 = 1
2C3H8O3 + 7O2 = 6CO2 + 8H2O
 RQ = 6/7 = 0,86
C18H36O2 + 26O2 = 18CO2 + 18H2O
 RQ = 18/26 = 0,69
2C2H2O4 + O2 = 4CO2 + 2H2O
 RQ = 4/1 =4
0,5
0,5
0.5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_HSG_sinh_11.doc