Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 11 - Mã đề 135 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Công Hoan

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 602Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 11 - Mã đề 135 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Công Hoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 11 - Mã đề 135 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Công Hoan
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG HOAN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học 2016 - 2017
Môn: Sinh học 11
Thời gian làm bài: 45 phút 
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 135
Họvà tên:..................................................................... lớp: .............................
Đáp án
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
A
B
C
D
CÂU
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
A
B
C
D
Câu 1: Huyết áp là gì?
A. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn	B. do sự ma sát giữa máu và thành mạch
C. áp lực dòng máu khi tâm thất co	D. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch
Câu 2: Tiêu hoá là:	
A. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
B. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
C. Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.
Câu 3: HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận :
A. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn	B. hồng cầu
C. bạch cầu	D. máu và nước mô
Câu 4: Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?
A. Vì không hấp thu được O2 của không khí.
B. Vì độ ẩm trên cạn thấp.
C. Vì nhiệt độ trên cạn cao.
D. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được.
Câu 5: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:
A. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
C. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)
D. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ?
A. Ruột dài.	B. Manh tràng phát triển.
C. Ruột ngắn.	D. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.
Câu 7: Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.
B. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản và tiêu hóa nội bào.
D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.
Câu 8: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát lưỡng cư?
A. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
B. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.
C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.
D. Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn.
Câu 9: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?
A. Trâu, bò cừu, dê.	B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
C. Ngựa, thỏ, chuột.	D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
Câu 10: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?
A. Răng nanh cắn và giữ mồi.
B. Răng cửa giữ thức ăn.
C. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
D. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
Câu 11: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào à Tiêu hoá nội bào à tiêu hoá ngoại bào.
B. Tiêu hoá nội bào à tiêu hoá ngoại bàoà Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.
C. Tiêu hoá nội bào à Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào à tiêu hoá ngoại bào.
D. Tiêu hoá ngoại bào à Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào à tiêu hoá nội bào.
Câu 12: Những điểm giống nhau trong tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật là :
A. đều có ống tiêu hóa thích nghi với thực ăn cứng và khó tiêu hóa
B. đều chỉ gồm quá trình tiêu hóa nội bào
C. đều tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hoá gồm 2 quá trình biến đổi: cơ học và hoá học.
D. cấu tạo ruột non và manh tràng
Câu 13: Hệ tuần hoàn kín đơn có ở những động vật nào?
A. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
B. Chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.
C. Chỉ có ở cá, lưỡng cư.
D. Chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.
Câu 14: Sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ
A. Sự vận động của các chi.
B. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
C. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
D. Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
Câu 15: Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?
A. Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.
B. Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng.
C. Vì nắp mang chỉ mở một chiều.
D. Vì cá bơi ngược dòng nước.
Câu 16: Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?
A. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.
B. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
C. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.
Câu 17: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?
A. Hô hấp bằng mang.	B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
C. Hô hấp bằng phổi.	D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 18: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?
A. Chỉ tiêu hoá hoá học.
B. Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
C. Tiêu hoá hoá và cơ học.
D. Chỉ tiêu hoá cơ học.
Câu 19: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?
A. Tim à Tĩnh mạch à Mao mạch à Động Mạch à Tim.
B. Tim à Động Mạch à Tĩnh mạch à Mao mạch à Tim.
C. Tim à Mao mạch à Động Mạch à Tĩnh mạch à Tim.
D. Tim à Động Mạch à Mao mạch à Tĩnh mạch à Tim.
Câu 20: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hoá nội bào.
B. Đa số tiêu hoá nội bào, 1 số tiêu hoá ngoại bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.
Câu 21: Chứng huyết áp cao biểu hiện khi:
A. Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.
B. Huyết áp cực đại lớn quá 160mmHg và kéo dài.
C. Huyết áp cực đại lớn quá 140mmHg và kéo dài.
D. Huyết áp cực đại lớn quá 130mmHg và kéo dài.
Câu 22: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?
A. Máu trộn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô
B. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.
C. Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.
D. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
Câu 23: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.	B. Qua thành mao mạch.
C. Qua thành động mạch và mao mạch.	D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
Câu 24: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Phổi và da của ếch nhái.	B. Phổi của bò sát.
C. Da của giun đất.	D. Phổi của chim.
Câu 25: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đan đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 26: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.
B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.
C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.
D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở.
Câu 27: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?
A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.	B. Vì mao mạch thường ở xa tim.
C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn.	D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.
Câu 28: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
A. Vận chuyển dinh dưỡng.
B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.
D. Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
Câu 29: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?
A. Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.	B. Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.
C. Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.	D. Trong ống tiêu hoá của người có diều.
Câu 30: Ý nào dưới đây không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất?
A. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp giữa O2 và CO2.
B. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn bé hơn bên ngoài.
C. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài.
D. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_hoc_ki_1_sinh_11_hay_co_dap_an.doc