Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2014 – 2015 môn: Hóa học -Lớp 9

doc 5 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 2874Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2014 – 2015 môn: Hóa học -Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2014 – 2015 môn: Hóa học -Lớp 9
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: Hóa học – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 02 tháng 4 năm 2015
Câu I (5.0 điểm). 
1/ Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra khi:
a/ Cho thanh Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3.
b/ Cho 1 cái đinh sắt Fe vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.
c/ Đốt dây Cu trong không khí.
d/ Cho một miếng Na nhỏ vừa phải lần lượt vào các ống nghiệm chứa một trong các dung dịch KCl, CuSO4, MgCl2, NH4Cl, AlCl3.
2/ Viết 6 phương trình hóa học tạo ra CaCl2 từ canxi và các hợp chất của canxi.
3/ Một số dụng cụ, chi tiết máy (dao bằng sắt) không thể sơn hoặc tráng men để bảo vệ kim loại. Với những đồ vật này, người ta thực hiện bảo vệ kim loại đó như thế nào?
Câu II (5.0 điểm). 
1/ Cho các axít: axit axetic, axit acrylic (CH2=CH-COOH), axit amino axetic ( H2N-CH2-COOH).
a/ So sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần, cấu tạo phân tử của các axit trên?
b/ Trình bày cách nhận biết axit axetic, axit acrylic đựng trong các bình mất nhãn riêng biệt.
2/ Tính khối lượng Glucozơ chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho ta 1 lít rượu vang 100. Biết rằng ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và hiệu suất của phản ứng lên men đạt 95%.
3/ Có 3 bình chứa riêng biệt 3 chất khí là C2H6, C2H4, C2H2. Bằng phương pháp hóa học hãy cho biết cách nhận biết 3 chất khí trên?
4/ Lựa chọn các chất tương ứng với các kí hiệu chữ cái A, B, C. để hoàn thành sơ đồ phản ứng sau
CH4 ABCDECH4H2
 (5) (6) 
 F
Viết các phương trình hóa học trong sơ đồ với mỗi mũi tên là một phản ứng và ghi rõ điều kiện nếu có.
Câu III (3.5 điểm). Hoà tan hỗn hợp A gồm Mg, Cu vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 70% (đặc nóng), thu được 1,12 lít khí SO2 (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với NaOH dư, được kết tủa C, nung nóng C đến khối lượng không đổi, được hỗn hợp chất rắn E. Cho E tác dụng với lượng dư H2 (nung nóng) thu được 2,72 gam hỗn hợp chất rắn E. 
a/ Tính khối lượng và phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b/ Cho thêm 6,8 gam nước vào dung dịch B được dung dịch X. Tính nồng độ phần trăm các chất trong X  (coi lượng nước bay hơi không đáng kể).
Câu IV (3.5 điểm). Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 (đktc). 
a/ Xác định công thức oxit kim loại. 
b/ Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) được dung dịch X và có khí SO2 bay ra. Hãy xác định nồng độ mol/lít của muối trong dung dịch X. (Coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình phản ứng). 
Câu V (3.0 điểm). 
Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí gồm propan và một hiđrocacbon không no Y thấy sinh ra 22 gam CO2 và 10,8 gam H2O.
a/ Tính thể tích không khí cần dùng đủ để đốt cháy hỗn hợp (biết trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích). Biết các thể tích khí được đo ở đktc.
b/ Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của Y. 
c/ Từ than đá, đá vôi và các điều kiện cần thiết có đủ, hãy viết các phương trình hóa học điều chế hidrocacbon Y.
Biết: H = 1; C = 12; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; N = 14; Na = 23; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; K = 39; Al = 27; Mg = 24.
-------------------HẾT------------------
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: Hóa học – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 02 tháng 4 năm 2015
Câu I (5.0 điểm). 
1/ Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra khi:
a/ Cho thanh Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3.
b/ Cho 1 cái đinh sắt Fe vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.
c/ Đốt dây Cu trong không khí.
d/ Cho một miếng Na nhỏ vừa phải lần lượt vào các ống nghiệm chứa một trong các dung dịch KCl, CuSO4, MgCl2, NH4Cl, AlCl3.
2/ Viết 6 phương trình hóa học tạo ra CaCl2 từ canxi và các hợp chất của canxi.
3/ Một số dụng cụ, chi tiết máy (dao bằng sắt) không thể sơn hoặc tráng men để bảo vệ kim loại. Với những đồ vật này, người ta thực hiện bảo vệ kim loại đó như thế nào?
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
1
5,0
a
Ht: sau một thời gian trên thanh Cu xuất hiện màu đen, dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh nhạt
Gt: Màu đen trên thanh Cu là do Ag vô định hình bám vào
 Dung dịch có màu xanh nhạt là của muối Cu(NO3)2
 Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag
0,25
b
Ht: Sau một thời gian thấy trên đinh sắt có màu đỏ, dung dịch đang có màu xanh nhạt màu dần
Gt: Màu đỏ trên đinh sắt là do Cu bám vào, màu xanh của muối CuSO4 nhạt dần do nồng độ giảm
 Fe + CuSO4 ® Cu + FeSO4
0,25
c
Ht: Dây đồng có màu đỏ chuyển sang màu đen 
Gt: Do khi được đốt nóng Cu tác dụng với oxi không khí tạo ra CuO màu đen
 2Cu + O2 2CuO
0,25
d
* Na + dung dịch KCl: có khí không màu bay ra
 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2
* Na + dung dịch CuSO4: có khí không màu bay ra, xuất hiện kết tủa xanh lam
 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2
 2NaOH + CuSO4 ® Na2SO4 + Cu(OH)2
* Na + dung dịch MgCl2: có khí không màu bay ra, xuất hiện kết tủa trắng
 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2
 2NaOH + MgCl2 ® Na2SO4 + Mg(OH)2
* Na + dung dịch NH4Cl: có khí không màu bay ra, sau đó có khí mùi khai bay ra
 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2
 NaOH + NH4Cl ® NaCl + NH3 + H2O
* Na + dung dịch AlCl3: có khí không màu bay ra, xuất hiện kết tủa keo trắng
 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2
 3NaOH + AlCl3 ® 3NaCl + Al(OH)3
1,25
2
- Ca + Cl2 (HCl) ® CaCl2
- Ca + 2HCl ® CaCl2 + H2
- CaO + 2HCl ® CaCl2 + H2O
- Ca(OH)2 + 2HCl ® CaCl2 + 2H2O
- Ca(OH)2 + MgCl2 ® CaCl2 + Mg(OH)2
- CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2 + H2O
1,5
3
Một số dụng cụ, chi tiết máy (dao bằng sắt) không thể sơn hoặc tráng men để bảo vệ kim loại. Với những đồ vật này, người ta thực hiện bảo vệ kim loại đó theo quy trình sau:
Bước 1: Phun nước nóng lên đồ vật để tẩy các vết bẩn có thể hòa tan trong nước.
Bước 2: Nhúng đồ vật vào dung dịch kiềm để tẩy rửa các chất bẩn có tính axit.
Bước 3: Nhúng đồ vật vào dung dịch axít để trung hòa kiềm đồng thời tẩy rửa các vết bẩn có tính bazơ như ôxit, hidroxit kim loại. Trong dung dịch axit có chất hãm để axit chỉ tẩy rửa vết bẩn mà không làm hại kim loại.
Bước 4: Cho đồ vật qua buồng phun nước sôi để tẩy rửa hết axit, chất bẩn còn bám trên bề mặt kim loại.
Bước 5: Nhúng đồ vật vào mỡ sôi để bảo vệ kim loại.
1,5
Câu II (5.0 điểm). 
1/ Cho các axít: axit axetic, axit acrylic(CH2=CH-COOH), axit amino axetic ( H2N-CH2-COOH).
a/ So sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần, cấu tạo phân tử của các axit trên?
b/ Trình bày cách nhận biết axit axetic, axit acrylic đựng trong các bình mất nhãn
2/ Tính khối lượng Glucozơ chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho ta 1 lít rượu vang 100. Biết rằng ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và hiệu suất của phản ứng lên men đạt 95%.
3/ Có 3 bình chứa riêng biệt 3 chất khí là C2H6; C2H4; C2H2. Bằng phương pháp hóa học hãy cho biết cách nhận biết 3 chất khí trên?
4/ Lựa chọn các chất tương ứng với các kí hiệu chữ cái A, B, C. để hoàn thành sơ đồ phản ứng sau
CH4 ABCDECH4H2
 (5) (6) 
 F
Viết các phương trình hóa học trong sơ đồ với mỗi mũi tên là một phản ứng và ghi rõ điều kiện nếu có.
.
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
II
5,0
1
a
So sánh
* Giống:
- Phân tử đều có chứa 3 nguyên tố C, H, O
- Cùng có nhóm chức axit -COOH
* Khác:
- Axit axetic chỉ chứa gốc hidrocabon no
- Axit Acrylic chứa gốc hidrocacbon không no
- Axit aminoaxetic có chứa nhóm amino –NH2
0,5
b
Nhận biết
- Cho 2 dung dịch axit tác dụng với nước Br2, dung dịch nào làm nhạt màu dung dịch nước brom là axit acrylic, dung dịch còn lại là axit axetic
 CH2=CH-COOH + Br2 ® CH2Br-CHBr-COOH
0,5
2
Phương trình hóa học
 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
mglucozơ = 164,76 gam
1,0
3
Nhận biết C2H6; C2H4; C2H2
- Dẫn 3 khí vào dung dịch AgNO3 trong NH3. Khí nào tạo kết tủa vàng là C2H2.
 C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 ® C2Ag2 + 2NH4NO3
- Dẫn 2 khí còn lại vào dung dịch nước brom, khí nào làm nhạt màu dung dịch brom khí đó là C2H4
 C2H4 + Br2 ® C2H4Br2
Khí còn lại là C2H6
1,0
4
Hoàn thành sơ đồ
A: C2H2 B: C2H4 C: C2H5OH
D: CH3COOH E: CH3COONa F: CH3CHO
1/ 2CH4 C2H2 + 3H2
2/ C2H2 + H2 C2H4
3/ C2H4 + H2O C2H5OH
4/ C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
5/ 2C2H4 + O2 2CH3CHO
6/ 2CH3CHO + O2 2CH3COOH
7/ CH3COOH + NaOH ® CH3COONa + H2O
8/ CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
9/ CH4 C + 2H2 
2,0
Câu III (3.5 điểm). Hoà tan hỗn hợp A gồm Mg, Cu vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 70% (đặc nóng), thu được 1,12 lít khí SO2 (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với NaOH dư, được kết tủa C, nung nóng C đến khối lượng không đổi, được hỗn hợp chất rắn E. Cho E tác dụng với lượng dư H2 (nung nóng) thu được 2,72 gam hỗn hợp chất rắn F. 
a/ Tính khối lượng và phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b/ Cho thêm 6,8 gam nước vào dung dịch B được dung dịch X. Tính nồng độ % các chất trong X (xem như lượng nước bay hơi không đáng kể).
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
III
3,5
Phương trình hóa học
Mg + 2H2SO4 ® MgSO4 + SO2 + 2H2O
Cu + 2H2SO4 ® CuSO4 + SO2 + 2H2O
Dung dịch B gồm MgSO4 và CuSO4
MgSO4 + 2NaOH ® Mg(OH)2 + Na2SO4
CuSO4 + 2NaOH ® Cu(OH)2 + Na2SO4
Kết tủa C gồm Mg(OH)2, Cu(OH)2
Mg(OH)2 MgO + H2O
Cu(OH)2 CuO + H2O
E gồm MgO, CuO
CuO + H2 Cu + H2O
Chất rắn F gồm MgO, Cu
0,5
0,5
0,5
0,25
a
Đặt nMg = x mol; nCu = y mol. Từ các dữ kiện ta có hệ phương trình
® mMg = 0,48 gam ® %mMg = 20%
® mCu = 1,92 gam ® %mCu = 80%
0,75
0,5
b
Từ phương trình hóa học ta có
 mol ® mddH2SO4 = 14 gam
® mddsau = 14 + 2,4 - 0,05*64 = 13,2 gam
Sau khi thêm 6,8 gam nước thu được dung dịch mới có mdd mới = 20 gam
® C%MgSO4 = 12%
® C%CuSO4 = 24%
0,5
Câu IV (3.5 điểm). Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 (đktc). 
a/ Xác định công thức oxit kim loại. 
b/ Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) được dung dịch X và có khí SO2 bay ra. Hãy xác định nồng độ mol/lít của muối trong dung dịch X. (Coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình phản ứng). 
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
IV
3,5
Gọi công thức oxit là MxOy. Ta có các phương trình hóa học
MxOy + yCO xM + yCO2
 a ® ax ay
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O
 ay ® ay
2M +2nHCl ® 2MCln + nH2
 ax ® anx/2
0,5
0,5
0,5
a
Từ đầu bài ta có
Vậy công thức oxit là Fe3O4
1,5
b
2Fe3O4 + 10H2SO4 3Fe2SO4 + SO2 + 10H2O
CM(Fe2(SO4)3 = 0,0525M
0,5
Câu V (3.0 điểm). 
Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí gồm propan và một hiđrocacbon không no Y thấy sinh ra 22 gam CO2 và 10,8 gam H2O.
a/ Tính thể tích không khí cần dùng đủ để đốt cháy hỗn hợp (biết trong không khí oxi chiếm thể tích 20% thể tích). 
b/ Tìm công thức phân tử, cấu tạo của Y. 
c/ Từ than đá, đá vôi và các điều kiện cần thiết có đủ, hãy viết các phương trình hóa học điều chế hidrocacbon Y.
Các thể tích khí được đo ở đktc
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
V
3,0
Gọi công thức của Y là CxHy. Các phương trình hóa học
C3H8 + 5O2 3CO2 + 4H2O
 a(mol) ® 3a 4a
CxHy + (x + y/4)O2 xCO2 + y/2H2O
 b(mol) ® b.x b.y/2
0,5
a
Tính thể tích không khí
Ta có
Thể tích khí oxi cần vừa đủ để đốt cháy hết hỗn hợp là
nO2 = nCO2 + nH2O/2 ® nO2 = 0,8 mol
® VO2 = 17,92 lít ® VKK = 5.VO2 = 89,6 lít 
0,5
b
Từ các phương trình hóa học trên ta có
® x = 2 vì Y là hidrocacbon không no(nếu x >3 thì 3a + bx > 0,6) 
®
Vậy Y là C2H4
CTCT của Y: CH2=CH2
0,5
0,5
c
Điều chế Y từ than đá, đá vôi
CaCO3 CaO +CO2
CaO + 3C CaC2 + CO
CaC2 + 2H2O ® Ca(OH)2 + C2H2
C2H2 + H2 C2H4
1,0
Chú ý: Thí sinh làm cách khác đúng, cho điểm tối đa tương ứng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHCS.doc