Đề 4 ôn tập hóa học lớp 9 học kì 1

doc 12 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1463Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 4 ôn tập hóa học lớp 9 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 4 ôn tập hóa học lớp 9 học kì 1
Câu 151: (Mức 2) 
Pha dung dịch chứa 1 g NaOH với dung dịch chứa 1 g HCl sau phản ứng thu được dung dịch có môi trường:
A. Axít .	B. Trung tính.	
C. Bazơ.	D. Không xác định.
Đáp án: A
Câu 152: (Mức 2) 
Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc loại:
A. Phản ứng trung hoà .	B. Phản ứng thế.	
C. Phản ứng hoá hợp.	D. Phản ứng oxi hoá – khử.
Đáp án: A
Câu 153: (Mức 2) 
Để làm sạch một mẫu kim loại đồng có lẫn sắt và kẽm kim loại, có thể ngâm mẫu đồng này vào dung dịch:
A. FeCl2 dư .	B. ZnCl2 dư.	
C. CuCl2 dư.	D. AlCl3 dư.
Đáp án: C
Câu 154: (Mức 2) 
Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt, vì:
A. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3 đặc nguội.	
B. Al có phản ứng với dung dịch kiềm.	
C. Nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt.	
D. Chỉ có sắt bị nam châm hút.
Đáp án: C
Câu 155: (Mức 2) 
Cặp chất không thể đồng thời tồn tại trong một dung dịch:
A. NaOH, K2SO4 .	B. HCl, Na2SO4.	
C. H2SO4, KNO3.	D. HCl, AgNO3.
Đáp án: D
Câu 156: (Mức 2) 
Cho cùng một lượng sắt và kẽm tác dụng hết với axit clohiđric:
A. Lượng H2 thoát ra từ sắt nhiều hơn kẽm .	
B. Lượng H2 thoát ra từ kẽm nhiều hơn sắt.	
C. Lượng H2 thu được từ sắt và kẽm như nhau.	
D. Lượng H2 thoát ra từ sắt gấp 2 lần lượng H2 thoát ra từ kẽm. 
Đáp án: A
Câu 157: (Mức 2) 
Để làm khô một mẫu khí SO2 ẩm có (lẫn hơi nước) ta dẫn mẫu khí này qua:
 A. NaOH đặc .	B. Nước vôi trong dư.	
 C. H2SO4 đặc.	D. Dung dịch HCl.
Đáp án: C
Câu 158: (Mức 3)
 Cho 5,6 g sắt tác dụng với axit clohiđric dư, sau phản ứng thể tích khí H2 thu được (ở đktc):
A. 1,12 lít .	B. 2,24 lít.	
C. 11,2 lít.	D. 22,4 lít.
Đáp án: B
Câu 159: (Mức 3) 
Trong sơ đồ phản ứng sau: . M là:
A. Cu .	B. Cu(NO3)2.	C. CuO.	D. CuSO4.
Đáp án: C
Câu 160: (Mức 3)
 Khối lượng dung dịch NaOH 10% cần để trung hoà 200 ml dung dịch HCl 1M là:
A. 40g .	B. 80g.	C. 160g.	D. 200g.
Đáp án: B
Câu 161: (Mức 3) 
Trung hoà 200g dung dịch HCl 3,65% bằng dung dịch KOH 1M . Thể tích dung dịch KOH cần dùng là:
A. 100 ml .	B. 300 ml.	C. 400 ml.	D. 200 ml.
Đáp án: D
Câu 162: (Mức 3) 
Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 5,6 lít khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được một lượng muối clorua là:
A. 16,25 g .	B. 15,25 g.	C. 17,25 g.	D. 16,20 g.
Đáp án: A
Câu 163: (Mức 3) 
Thuốc thử để nhận biết ba lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch: H2SO4, BaCl2, NaCl là:
A. Phenolphtalein.	B. Dung dịch NaOH.	
C. Dung dịch Na2CO3.	D. Dung dịch Na2SO4.
Đáp án: C
Câu 164: (Mức 3) 
Thêm 20 g HCl vào 480 gam dung dịch HCl 5%, thu được dung dịch mới có nồng độ:
A. 9,8% .	B. 8,7%.	C. 8,9%.	D.8,8%.
Đáp án: D
Câu 165: (Mức 3) 
Cho 8 g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư sinh ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe và Mg lần lượt là:
A. 70% và 30% 	B. 60% và 40%.	
C.50% và 50%.	D. 80% và 20%.
Đáp án: A
Câu 166: (Mức 3) 
Hoà tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại là:
A. Zn .	B. Mg.	C. Fe.	D. Ca.
Đáp án: B
Câu 167: (Mức 3) 
Nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO4, khi lấy đinh sắt ra khối lượng tăng 0,2g so với ban đầu. Khối lượng kim loại đồng bám vào sắt:
A. 0,2 g .	B. 1,6 g.	C. 3,2 g.	D. 6,4 g.
Đáp án: B
Câu 168: (Mức 3) 
Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau:
A. 98 kg .	B. 49 kg.	C. 48 kg.	D. 96 kg.
Đáp án: A
Câu 169: (Mức 3) 
Đốt cháy 16,8 gam sắt trong khí ôxi ở nhiệt độ cao thu được 16,8 gam Fe3O4. Hiệu suất phản ứng là:
A. 71,4% .	B. 72,4%.	C. 73,4%	D. 74,4%.
Đáp án: B
Câu 170: (Mức 3) 
Trung hoà 100 ml dung dịch H2SO4 1M bằng V (ml) dung dịch NaOH 1M. V là:
A. 50 ml .	B. 200 ml.	C. 300 ml.	D. 400 ml.
Đáp án: B
Câu 171: (Mức 3) 
Khi đốt 5g một mẫu thép trong khí ôxi thì thu được 0,1g khí CO2. Vậy phần trăm cacbon có chứa trong thép là:
A. 0,55% .	B. 5,45%.	
C. 54,50%.	D. 10,90%.
Đáp án: A
Câu 172: (Mức 3) 
Hoà tan 50 g CaCO3 vào dung dịch axit clohiđric dư. Biết hiệu suất của phản ứng là 85%.Thể tích của khí CO2 (đktc) thu được là:
A. 0,93 lít.	B. 95,20 lít.	C. 9,52 lít.	D. 11,20 lít.
Đáp án: C
Câu 173: (Mức 3) 
Một dung dịch axit sunfuric trên thị trường có nồng độ 55%, để có 0,5 mol axit sunfuric thì cần lấy một lượng dung dịch axit sunfuric là:
A. 98,1 g .	B. 97,0 g.	C. 47,6 g.	D. 89,1 g.
Đáp án: D
Câu 174: (Mức 3) 
Nhúng cây đinh sắt có khối lượng 2 gam vào dung dịch đồng (II) sunfat, sau phản ứng lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô có khối lượng 2,4 gam, khối lượng sắt tham gia phản ứng là:
A. 2,8 g .	B. 28 g.	C. 5,6 g.	D. 56 g.
Đáp án: A
Bài 7: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ
Câu 175: (Mức 1) 
Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:
A.. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3 	B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO
C. P2O5; CO2; Al2O3 ; SO3 	D. P2O5 ; CO2; CuO; SO3
 Đáp án: C
Câu 176. (Mức 1) 
Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:
A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2 	
B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH
C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2 	
D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2
Đáp án: A
Câu 177. (Mức 1) 
Dãy các bazơ làm phenolphtalein hoá đỏ:
A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2 	B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH
C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3 	D. LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3
Đáp án: B
Câu 178. (Mức 1) Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?
A. L àm quỳ tím hoá xanh 	
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước 	
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
 Đáp án: D
Câu 179. (Mức 1) 
Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:
A. HCl, HNO3	B. NaCl, KNO3	
C. NaOH, Ba(OH)2	D. Nước cất, nước muối 
 Đáp án: C
Câu 180. (Mức 1) 
Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:
A. Làm quỳ tím hoá xanh 	
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước 	
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
 Đáp án: C
Câu 181: (Mức 1) 
Cho các bazơ sau: Fe(OH)3, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2. Khi nung nóng các bazơ trên tạo ra dãy oxit bazơ tương ứng là:
A. FeO, Al2O3, CuO, ZnO	B. Fe2O3, Al2O3, CuO, ZnO
C. Fe3O4, Al2O3, CuO, ZnO	D. Fe2O3, Al2O3, Cu2O, ZnO
 Đáp án: B
Câu 182: (Mức 1) 
Nhóm bazơ vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch KOH.
A. Ba(OH)2 và NaOH	B. NaOH và Cu(OH)2	
C. Al(OH)3 và Zn(OH)2 	D. Zn(OH)2 và Mg(OH)2
 Đáp án: C
Câu 183: (Mức 1) 
Có những bazơ Ba(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2. Nhóm các bazơ làm quỳ tím hoá xanh là:
A. Ba(OH)2, Cu(OH)2	B. Ba(OH)2, Ca(OH)2
C. Mg(OH)2, Ca(OH)2	D. Mg(OH)2, Ba(OH)2
Đáp án: B
Câu 184. (Mức 1) 
Cặp chất nào sau đây tồn tại trong một dung dịch (không có xảy ra phản ứng với nhau)? 
A. NaOH và Mg(OH)2 	B. KOH và Na2CO3
C. Ba(OH)2 và Na2SO4 	D. Na3PO4 và Ca(OH)2
Đáp án: B
Câu 185. (Mức 1) 
Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:
A. Phenolphtalein	B. Quỳ tím	
C. dd H2SO4 	D.dd HCl
Đáp án: C
Câu 186. (Mức 2) 
Sục 2,24 lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa:
A. NaHCO3 	B. Na2CO3	
C. Na2CO3 và NaOH 	D. NaHCO3 và NaOH
 Đáp án: B
Câu 187. (Mức 2) 
Phản ứng hoá học nào sau đây tạo ra oxit bazơ ?
A. Cho dd Ca(OH)2 phản ứng với SO2 	 	B. Cho dd NaOH phản ứng với dd H2SO4
C. Cho dd Cu(OH)2 phản ứng với HCl 	 	D. Nung nóng Cu(OH)2
 Đáp án: D
Câu 188. (Mức 2) 
Dung dịch KOH tác dụng với nhóm chất nào sau đây đều tạo thành muối và nước ?
A. Ca(OH)2,CO2, CuCl2 	B. P2O5; H2SO4, SO3	
C. CO2; Na2CO3, HNO3	 	D. Na2O; Fe(OH)3, FeCl3.
Đáp án: B
Câu 189. (Mức 2) 
Dung dịch Ba(OH)2 không phản ứng được với:
A. Dung dịch Na2CO3 	B. Dung dịch MgSO4	
C. Dung dịch CuCl2 	D. Dung dịch KNO3
Đáp án: D
Câu 190. (Mức 2) 
NaOH có thể làm khô chất khí ẩm sau:
A. CO2 	B. SO2	C. N2 	D. HCl
Đáp án: C
Câu 191. (Mức 2) 
Dung dịch NaOH phản ứng được với kim loại:
A. Mg	B. Al 	C. Fe	D. Cu
Đáp án: B
Câu 192: (Mức 2) 
Để điều chế Cu(OH)2 ng ười ta cho:
A. CuO tác dụng với dung dịch HCl	B. CuCl2 tác dụng với dung dịch NaOH
C. CuSO4 tác dụng với dung dịch BaCl2	D. CuCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3
Đáp án: B
Câu 193: (Mức 2) 
Để điều chế dung dịch Ba(OH)2, người ta cho:
A. BaO tác dụng với dung dịch HCl	B. BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2CO3 
C. BaO tác dụng với dung dịch H2O	D. Ba(NO3)2 tác dụng với dung dịch Na2SO4
 Đáp án: C
Câu 194: (Mức 2) 
Để điều chế dung dịch KOH, người ta cho:
A. K2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2	B. K2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH
C. K2SO3 tác dụng với dung dịch CaCl2	D. K2CO3 tác dụng với dung dịch NaNO3
Đáp án: A
Câu 195. (Mức 2) 
Cho 1g NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1g HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường:
A. Trung tính 	B. Bazơ	
C. Axít 	D. Lưỡng tính
 Đáp án: B
Câu 196. (Mức 2) 
Cặp chất không tồn tại trong một dung dịch (chúng xảy ra phản ứng với nhau):
A. CuSO4 và KOH 	B. CuSO4 và NaCl	
C. MgCl2 v à Ba(NO3)2 	D. AlCl3 v à Mg(NO3)2
Đáp án: A
Câu 197:. (Mức 2) 
Cặp chất tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau):
A. KOH v à NaCl	B. KOH và HCl	
C. KOH v à MgCl2	D. KOH và Al(OH)3
 Đáp án: A
Câu 198. (Mức 2) 
Dùng dung dịch KOH phân biệt được hai muối :
A. NaCl v à MgCl2	B. NaCl v à BaCl2	
C. Na2SO4 v à Na2CO3	D. NaNO3 v à Li2CO3 
 Đáp án: A
Câu 199. (Mức 2) 
Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:
A. Màu xanh vẫn không thay đổi.	B.Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn
C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ	D. Màu xanh đậm thêm dần
 Đáp án: C
Câu 200. (Mức 2) 
Nhóm các khí đều không phản ứng với dung dịch KOH ở điều kiện thường:
A. CO2, N2O5, H2S	B. CO2, SO2, SO3
C. NO2, HCl, HBr	D. CO, NO, N2O
Đáp án: D

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_hoa_9_HK1_5.doc