Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Cần Thơ

docx 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Cần Thơ
	SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO	 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP THÀNH PHỐ
	THÀNH PHỐ CẦN THƠ	NĂM HỌC 2016-2017
	ĐỀ CHÍNH THỨC	 Khóa ngày 24 tháng 02 năm 2017
	(Đề thi gồm 02 trang)	 MÔN: HÓA HỌC
 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. (3,5 điểm)
 1.1. Viết phương trình hóa học và cân bằng phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron trong các trường hợp sau: 
 a. Hòa tan Cu2S trong dung dịch HNO3 (Biết rằng: sản phẩm khử duy nhất là NO, nguyên tố S trong phân tử Cu2S bị oxi hóa đến số oxi hóa cao nhất).
 b. Nhỏ dung dịch KMnO4 vào dung dịch CH3CHO.
 1.2. Cho hỗn hợp gồm 3 chất lỏng: phenol, anilin, benzen. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng chất tinh khiết và viết các phương trình hóa học minh họa.
Câu 2. (5,0 điểm)
 2.1. X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở (mỗi chất chỉ chứa các nguyên tố cacbon, hiđro và oxi) đều có khối lượng phân tử là 74 (đvC). Xác định công thức cấu tạo của X1, X2, X3, X4, X5. Biết rằng: 
 - X1, X2, X3, X5 phản ứng được với Na, giải phóng khí H2.
 - X2, X3, X4 phản ứng được với dung dịch NaOH.
 - X2, X4, X5 đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
 - Oxi hóa X1 thì thu được đồng đẳng kế tiếp của X3.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
 2.2. Cho hỗn hợp A gồm Zn và Fe tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch B (chứa hai muối) và chất rắn D (gồm 3 kim loại) . Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có khí thoát ra.
 a. Xác định thành phần của B và D. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
 b. Nung nóng một kim loại (có trong thành phần của hỗn hợp D) trong không khí một thời gian, sản phẩm thu được cho tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đậm đặc , đun nóng thì thu được dung dịch X, khí Y. Cho Y tác dụng với dung dịch KOH, thu được dung dịch Z (Z vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch BaCl2). Cho X tác dụng với dung dịch KOH, thu được kết tủa T có màu xanh. Xác định thành phần của X, Y, Z, T và viết phương trình hóa học của các phản ứng xẩy ra.
Câu 3. (3,5 điểm)
 3.1. Cho 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M tác dụng với V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,60225 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
 3.2. Hòa tan 19,28 gam một muối kép ngậm nước X (gồm amoni sunfat và sắt sunfat) vào nước rồi chia thành hai phần bằng nhau:
 - Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thì thu được 9,32 gam kết tủa.
 - Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2, đun nóng thì thu được dung dịch A, kết tủa B và khí C. Lượng khí C thoát ra tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,25M. Lọc lấy kết tủa B, đem đun nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 10,92 gam chất rắn.
 Hãy thiết lập công thức của X.
Câu 4. (4,0 điểm)
 4.1. Hỗn hợp X gồm một số chất hữu cơ bền, mỗi chất chỉ chứa 2 trong 3 loại nhóm chức sau: ancol, anđehit, axit. Khi đốt cháy a mol mỗi chất đều thu được 2a mol CO2. Chia 29,1 gam hỗn hợp X thành ba phần bằng nhau:
 - Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3 thì thu được 2,016 lít CO2 (đktc).
 - Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư Na thì thu được 1,792 lít H2 (đktc).
 - Phần 3: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được m gam Ag.
 Tính giá trị của m (biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
 4.2. X, Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Cho toàn bộ Z vào bình chứa Na dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 5,824 lít khí H2 (đktc), đồng thời khối lượng bình tăng 19,24 gam. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp F cần dùng 0,7 mol O2, sản phẩm thu được gồm CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Tính phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E.
Câu 5. (4,0 điểm)
 5.1. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào 320 ml dung dịch KHSO4 1M, thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chỉ chứa 59,04 gam muối. Mặt khác, dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 2M. Tính phần trăm khối lượng của Fe có trong X.
 5.2. Dung dịch hỗn hợp A gồm 0,2 mol FeCl3, 0,1 mol CuCl2 và 0,16 mol HCl. Tiến hành điện phân 100 gam A (với hai điện cực trơ) đến khi có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Cho 150 gam dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch sau điện phân thì thu được 90,08 gam kết tủa và dung dịch B (chỉ chứa một muối duy nhất). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B.
-----HẾT-----
Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
 - Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Họ và tên thí sinh:Số báo danh..
Chữ ký giám thị 1., Chữ ký giám thị 2..

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thanh_pho_mon_hoa_hoc_lop_12_n.docx