Đề kiểm tra Hè hệ số 1 Chương 1 môn Hóa học Lớp 12 năm 2016 - Mã đề 180 - Trường Quốc tế Á Châu

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hè hệ số 1 Chương 1 môn Hóa học Lớp 12 năm 2016 - Mã đề 180 - Trường Quốc tế Á Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Hè hệ số 1 Chương 1 môn Hóa học Lớp 12 năm 2016 - Mã đề 180 - Trường Quốc tế Á Châu
 TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU BÀI KIỂM TRA HỆ SỐ 1 HÈ 2016
 Mã đề thi 180 
Môn HÓA khối 12
 Thời gian làm bài: 45 phút
 Số lượng 30 câu – 3 trang 
Họ và tên học sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . . . . . . . .
ĐIỂM
LỜI PHÊ
BẢNG TRẢ LỜI
 Đối với mỗi câu trắc nghiệm, thí sinh được chọn và tô kín một ô tròn bằng bút chì tương ứng với phương án trả lời. Cách tô đúng : ˜
1
9
17
25
2
10
18
26
3
11
19
27
4
12
20
28
5
13
21
29
6
14
22
30
7
15
23
8
16
24
Cho: H= 1 ; C = 12 ; N = 14 ; O= 16 ; Na = 23 ; Ca = 40; Ag = 108 
Câu 1: Những gluxit có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là :
A. Glucozơ, fructozơ, tinh bột.	B. Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ.
C. Glucozơ, fructozơ, mantozơ.	D. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ.
Câu 2: Nhận định đúng là:
A. Phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
B. Dung dịch mantozơ có tính khử và bị thủy phân thành glucozơ.
C. Tinh bột có cấu trúc phân tử thẳng, không phân nhánh.
D. Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng phản ứng thủy phân.
Câu 3: Chất không tan trong nước lạnh là :
A. tinh bột.	B. fructoz.	C. saccaroz.	D. glucoz.
Câu 4: Este được thành từ axit no, đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức là:
A. CnH2n + 1COOCmH2m – 1	B. CnH2n + 1COOCmH2m + 1
C. CnH2n - 1COOCmH2m + 1	D. CnH2n-1COOCmH2m – 1
Câu 5: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là:
A. 3,67 tấn.	B. 2,97 tấn.	C. 2,20 tấn	D. 1,10 tấn.
Câu 6: Chất không có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ( đun nóng) giải phóng Ag là:
A. axit axetic.	B. fomandehit.	C. glucoz.	D. axit fomic.
Câu 7: Glucoz và mantoz đều không thuộc loại:
A. disaccarit.	B. monosaccarit.	C. cacbohidrat.	D. polisaccarit.
Câu 8: Cho 1kg glucozơ va 1kg tinh bột. Từ nguyên liệu nào có thể điều chế được nhiều rượu C2H5OH hơn (giả thiết hiệu suất là 100%).
A. Tùy từng phương pháp điều chế.	B. Lượng rượu thu được như nhau.
C. 1kg tinh bột.	D. 1kg glucozơ.
Câu 9: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo :
A. C2H5COOCH3.	B. HCOOCH3	C. CH3COOC2H5	D. C3H7COOCH3
Câu 10: Khi thủy phân saccaroz, thu được 270g hỗn hợp glucoz và fructoz. Khối lượng saccaroz đã thủy phân là:
A. 513g.	B. 288g.	C. 256,5g.	D. 270g.
Câu 11: Cho các hợp chất sau: 1) Glixerin 2) Lipit 3) Fructozơ 4) Saccarozơ 5) Mantozơ 
 6) Tinh bột	 7) Xenlulozơ
	Những hợp chất cho phản ứng thủy phân tới cùng chỉ tạo glucozơ :
A. 4, 5, 6,7	B. 5, 6, 7	C. 1, 2, 5, 6, 7	D. 3, 4, 5, 6, 7
Câu 12: Đun nóng chất béo với NaOH khan thu được:
A. Hỗn hợp các muối và ancol.	B. Xà phòng và glixerol.
C. Chất giặt rửa tổng hợp và glixerol.	D. Muối natri của axit béo, NaCl, glixerol.
Câu 13: Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ là hợp chất tạp chức:
A. Phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 và phản ứng lên men rượu.
B. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân.
C. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu.
D. Phản ứng tráng gương và phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.
Câu 14: Đun nóng dung dịch chứa 18g glucoz với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là:
A. 32,4g.	B. 16,2g.	C. 21,6g.	D. 10,8g.
Câu 15: Đun nóng một triglixerit cần vừa đủ 40kg dd NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn . Khối lượng glixerol thu được là:
A. 6,4kg.	B. 4,6kg.	C. 13,8kg.	D. 6,975kg.
Câu 16: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccaroz là :
A. mật ong.	B. đường kính.	C. đường phèn.	D. mật mía.
Câu 17: Thủy phân este trong môi trường kiềm, khi đun nóng gọi là:
A. Hiđrat hóa	B. Sự trung hòa	C. Xà phòng hóa.	D. Crackinh
Câu 18: Cho m gam tinh bột len men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, thu được 75g kết tủa. Giá trị của m là:
A. 55.	B. 8.	C. 65.	D. 75.
Câu 19: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là:
A. 18,38 gam	B. 16,68 gam	C. 18,24 gam	D. 17,80 gam.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
C. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch dài, không phân nhánh.
D. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Câu 21: Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa :
 Z dd xanh lam kết tủa đỏ gạch
 Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
A. mantoz.	B. glucoz.	C. saccaroz.	D. fructoz.
Câu 22: Cho 4,2g este đơn chức no E tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,76g muối natri. Vậy công thức cấu tạo của E có thể là:
A. H-COO-CH3.	B. CH3-COO-C2H5.	C. H-COO-C2H5.	D. CH3-COO-CH3
Câu 23: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ 
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 8,2.	B. 12,3.	C. 15,0.	D. 10,2.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Chất béo là Trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh.
B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng.
C. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
D. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng.
H+
Câu 25: Este X có công thức phân tử là C4H8O2. Có những chuyển hóa sau: 
xt
 X + H2O Y1 + Y2
 Y1 + O2 Y2 
Để thỏa điều kiện trên thì X có tên là :
A. Metyl propionat.	B. Propyl fomiat.	C. Ancol etylic.	D. Etyl axetat
Câu 26: Trong phân tử của các gluxit luôn có:
A. nhóm chức andehit.	B. nhóm chức xêton.
C. nhóm chức axit.	D. nhóm chức ancol (rượu).
Câu 27: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, glixerol. Để 
phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử:
A. Dung dịch iot và phản ứng tráng bạc.	B. Dung dịch iot.
C. Phản ứng với Cu(OH)2 đun nóng.	D. Dung dịch axit.
Câu 28: Lên men 90 kg glucozơ thu được V lít ancol etylic (D = 0,8 g/ml) với hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Giá trị của V là:
A. 71,9.	B. 23,0.	C. 57,5.	D. 46,0.
Câu 29: Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây :
A. Là chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu mỡ, động thực vật.
B. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật.
C. không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật.
D. Là chất rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật.
Câu 30: Có 2 bình không nhãn đựng riêng biệt 2 chất lỏng : dầu bôi trơn máy và dầu thực vật. Có thể nhận biết hai chất lỏng trên bằng cách nào ?
A. Đun nóng với KOH, để nguội,cho thêm Cu(OH)2.
B. Dùng NaOH đun nóng.
C. Dùng Cu(OH)2.
D. Dùng KOH dư.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_he_he_so_1_chuong_1_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_2016.doc
  • xls16.4_16.4_dapancacmade.xls