Đề thi thử học kỳ 1 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học kỳ 1 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử học kỳ 1 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ I – 2016-2017	
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40;
Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137.
Câu 1: Chất béo là trieste của axit béo với
	A. ancol etylic.	B. ancol metylic.	C. etylen glicol.	D. glixerol.
Câu 2: Poli (vinylclorua) là 1 loại chất dẻo có tên gọi là nhựa PVC, phần lớn nhựa PVC dùng làm ống dẫn nước. Công thức phân tử của monome dùng để sản xuất nhựa PVC là
	A. C2H3Cl	B. C2H4Cl2	C. C2H2Cl	D. C6H6Cl6
Câu 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 5,2.	B. 3,4.	C. 3,2.	D. 4,8.
Câu 4. Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
 	A. etyl axetat.	B. metyl propionat. C. metyl axetat	D. propyl axetat.
Câu 5: Propyl fomat được điều chế từ
A. axit fomic và ancol metylic.	B. axit fomic và ancol propylic.
C. axit axetic và ancol propylic.	D. axit propionic và ancol metylic.
Câu 6: Đốt hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của X :
A. C4H8O4	B. C4H8O2	C. C2H4O2	D. C3H6O2
Câu 7. Để chuyển hóa dầu ăn thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình:
A. hiđro hóa (có xúc tác Ni) 	B. cô cạn ở nhiệt độ cao
C. làm lạnh D. xà phòng hóa.
Câu 8: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam. 	B. 18,38 gam. 	C. 18,24 gam. 	D. 17,80 gam.
Câu 9: Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường axit?
	A. Xenlulozơ.	B. Saccarozơ.	C. Tinh bột.	D. Glucozơ.
Câu 10: Chất nào sau đây thuộc loại amin bật một?
	A. CH3NHCH3.	B. (CH3)3N.	C. CH3NH2.	D. CH3CH2NHCH3.
Câu 11: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
	A. H2N-[CH2]4-COOH.	B. H2N-[CH2]2-COOH.
	C. H2N-[CH2]3-COOH.	D. H2N-CH2-COOH.
Câu 12: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
	A. C4H9OH.	B. C6H6.	C. H2NCH2COOH. D. CH3CH2COOH.
Câu 13: Cho C17H33COOH phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được sản phẩm có tên gọi:
	A. Axit oleic.	B. Axit panmitic.	C. Axit stearic.	D. axit linoleic.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?
	A. Chất béo.	B. Tinh bột.	C. Xenlulozơ.	D. Protein.
Câu 15: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Câu 16: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
	A. trùng ngưng	B. trùng hợp.	C. xà phòng hóa.	D. thủy phân.
Câu 17: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là 
A. 250 gam. 	B. 300 gam. 	C. 360 gam. 	D. 270 gam.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
	(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
	(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
	(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
	(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
	Số phát biểu đúng là
	A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 19: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2? 
	A. Phenylamin.	B. Benzylamin.	C. Anilin. 	D. Phenylmetylamin.
Câu 20. Chọn câu phát biểu không đúng?
	A. Etylamin có công thức phân tử là C2H7N ( cấu tạo thu gọn C2H5NH2 )
	B. Propylamin có công thức phân tử là C3H9N (cấu tạo thu gọn (CH3)2CH-NH2 ) 
	C. Anilin có công thức phân tử là C6H7N (cấu tạo thu gọn C6H5NH2 ) 
	D. Amin đơn chức no mạch hở có công thức chung CnH2n+3N.
Câu 21: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
 	A. C2H5N 	B. CH5N 	C. C3H9N 	D. C3H7N
Câu 22. Qua nghiên cứu phản ứng este hoá xenlulozơ người ta thấy mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) có
A. 3 nhóm hiđroxyl 	B. 5 nhóm hiđroxyl 
C. 4 nhóm hiđroxyl 	D. 2 nhóm hiđroxyl
Câu 23: Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?
	A. 6 chất. 	B. 3 chất. 	C. 5 chất. 	D. 8 chất. 
Câu 24: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là 
	A. dd NaOH. 	B. dd HCl. 	C. natri kim loại. D. quỳ tím. 
Câu 25: Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là
	A. 25,00%.	B. 50,00%.	C. 36,67%.	D. 20,75%.
Câu 26.. Polime là các phân tử rất lớn hình thành do sự trùng hợp các monome. Nếu propen CH2 = CH – CH3 là monome thì công thức nào dưới đây biểu diễn polime thu được.
A. (-CH2 – CH – CH3-)n B. (-CH2 – CH2 – CH2-)n 
C. [-CH2 – CH(CH3)-]n D. [-CH2 – CH(CH3)2 -]n 
Câu 27. Có các phát biểu sau: 
1. Khi ăn cơm nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt. 
2 . Cơm cháy vàng ở đáy nồi ngọt hơn cơm trắng ở trên. 
3. Nhỏ dd I2 vào bề mặt mới cắt quả chuối chín hoàn toàn thấy có màu xanh xuất hiện. 
4. Tinh bột tác dung dịch Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh.
Những phát biểu đúng:
A. 1, 2 	 	B. 1, 2, 4 	C. 2, 3, 4 	D. 3, 4
Câu 28: X là một a–aminoaxit. Cho biết 1 mol X phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl, hàm lượng clo trong muối thu được là 19,346%. Công thức của X là :
	A. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH
B. HOOC–CH2CH2CH2–CH(NH2)–COOH
	C. CH3CH2–CH(NH2)–COOH	
D. CH3CH(NH2)COOH
Câu 29: Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 30: Có công thức CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH. Tên nào không phù hợp với chất có công thức trên? 
 	A. Axit 3-metyl-2-aminobutanoic.	B. Valin.
	C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.	D. Axit a-aminoisovaleric.
Câu 31: Amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, My = 89. Công thức của X, Y lần lượt là
	A. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3.
	B. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5.
	C. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5.
	D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3.
Câu 32.Clo hoá PVC được một loại tơ Clorin chứa 66,6% Clo. Trung bình một phân tử Clo tác dụng với bao nhiêu mắc xích PVC? 
	A.1	B.2	C.3	D.4
Câu 33. Trong một nhà máy rượu, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozo để sản xuất ancol etylic, biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Ðể sản xuất 1 tấn ancol etylic thì khối lượng mùn cưa cần dùng là
A. 500 kg B. 5051 kg C. 6000 kg D. 5031 kg
Câu 34: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. 
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
	Số phát biểu đúng là: 
 A. 6 B. 3 C. 4	D. 5
Câu 35: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
	A. 34,01%	B. 38,76%	C. 40,82%	D. 29,25%
Câu 36: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no , mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm –OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là
	A. 1,24	B. 2,98	C. 1,22	D. 1,50
Caâu 37. Cho chất hữu cơ A chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6 gam muối và 0,1 mol ancol. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết bằng 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M. Công thức cấu tạo thu gọn của A là.
A. CH3COOC2H5	B. (CH3COO)3C3H5	
C. (CH3COO)2C2H4	D. (HCOO)3C3H5
Câu 38: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước : X, Y, Z, T và Q
 Chất
Thuốc thử
X
Y
Z
T
Q
Quỳ tím
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ
không có kết tủa
Ag ¯
không có kết tủa
không có kết tủa
Ag ¯
Cu(OH)2, lắc nhẹ
Cu(OH)2 không tan
Dung dịch xanh lam
dung dịch xanh lam
Cu(OH)2 không tan
Cu(OH)2 không tan
Nước brom
kết tủa trắng
không có kết tủa
không có kết tủa
không có kết tủa
không có kết tủa
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
	A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit
	B. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic
	C. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol
	D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic
Caâu 39. Xếp các chất sau theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần: (1) CH3CH2CH2CH2OH, (2) 
CH3COOC2H5, (3) C5H12, (4) CH3CH2CH2COOH. 
A. 1, 2, 3, 4 	B. 2, 3, 4, 1 	C. 3, 1, 2, 4 	D. 3, 2, 1, 4 
Caâu 40. Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt 
cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng 300ml oxi, thu được hỗn hợp Y gồm 250 ml hơi 
nước, 140ml CO2 và khí còn lại 45 ml (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công 
thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H6 	B. C3H6 và C4H8	
C. C2H4 và C3H6	D. C2H6 và C3H8	
--------HẾT--------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_hoc_ky_1_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2016_2017_co.doc