Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học 12 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Lê Văn Hưu (Có đáp án)

doc 8 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học 12 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Lê Văn Hưu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học 12 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Lê Văn Hưu (Có đáp án)
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU
 Số báo danh
.
........................
 ĐỀ CHÍNH THỨC
Kú thi CHỌN ĐỘI TUYỂN häc sinh giái LỚP 12 NĂM HỌC: 2015-2016
Môn thi: HÓA HỌC
Ngày thi: 10/01/2016
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này có 10 câu, gồm 02 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
 	1. Nguyên tố X có tổng số proton và nơtron bé hơn 35, có số oxi hóa dương cực đại là +x, số oxi hóa âm là –y, biết x = 2y - 1.
 	a. Xác định X.
 	b. A, B, C, D, E, F là các hợp chất có oxi của nguyên tố X và khi cho tác dụng với NaOH đều tạo ra chất Z và H2O. Dung dịch A, B, C làm quỳ tím hóa đỏ; dung dịch E và F phản ứng với axit mạnh và bazơ mạnh. Lập luận để xác định các chất trên và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
 	2. Các nguyên tử và ion Na( Z=11), Na+, Mg(Z=12), Mg2+, Al(Z=13), Al3+, F-(Z=9), O2-(Z=8). Hãy sắp xếp các nguyên tử và ion trên theo chiều bán kính giảm dần, giải thích?
Câu 2: (2,0 điểm)
 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa:
Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.
Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
Cho đạm ure vào dung dịch nước vôi trong.
Sục khí H2S vào dung dịch hỗn hợp gồm (Br2, BaCl2).
 2. a. Tính PH của dd A là hỗn hợp HF 0,1M và NaF 0,1 M.
 b. Tính PH của dd thu được khi thêm 0,01 mol NaOH vào 1 lít dd A ở trên.
 Biết rằng Ka của HF là 6,8.10-4.
Câu 3: (2,0 điểm)
	1. Hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau:
 a. FeS2 và dd H2SO4 đặc, nóng ; b. dd Na2SO3 và dd KMnO4/ KHSO4
 c. dd Fe(NO3)2 và dd H2SO4 loãng, nóng ; d. Cr(OH)3 và dd Br2/ NaOH
 	2. Viết các PTHH của các phản ứng nhiệt phân các muối sau : NH4HCO3 ; NH4NO2 ; NH4NO3 ; (NH4)3PO4 ; (NH4)2SO4 ; (NH4)2Cr2O7.
Câu 4: (2,0 điểm)
	1. Chỉ dùng thêm phenolphtalein, hãy phân biệt các dung dịch bị mất nhãn đựng riêng biệt: NaHSO4, Na2CO3, NaCl, BaCl2, AlCl3 và FeCl3.
	2. Cho hh A gồm kim loại R ( hóa trị 1) và kim loại X ( hóa trị 2). Hòa tan hoàn toàn 3,0 gam A vào dd chứa HNO3 và H2SO4, thu được 2,94 gam hh B gồm khí NO2 và khí D có thể tích là 1,344 lít ( đktc).
 a. Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng.
 b. Nếu tỉ lệ khí NO2 và D thay đổi thì khối lượng muối khan thay đổi trong khoảng giá trị nào?
Câu 5: (2,0 điểm)
1. Ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt, đất thường bị chua và chứa nhiều sắt, chủ yếu là do quá trình oxi hóa chậm bởi oxi không khí khi có nước (ở đây các nguyên tố bị oxi hóa đến trạng thái oxi hóa cao nhất). Để khắc phục, người ta thường bón vôi tôi vào đất. Hãy viết các phương trình hóa học để minh họa.
2. Khi nung 25,9 gam muối khan của một kim loại M hóa trị II thì có hơi nước và khí cacbonic thoát ra. Sau khi làm lạnh, khí thoát ra được dẫn qua lượng dư than nung đỏ thì sau khi phản ứng hoàn toàn thể tích khí tăng 2,24 lít ( đktc). Xác định công thức của muối đã nung.
Câu 6: (2,0 điểm)
	1. Chất A có công thức phân tử C5H12O. Khi oxi hoá A trong ống đựng CuO nung nóng cho xeton, khi tách nước cho anken B. Oxi hoá B bằng KMnO4 (trong H2SO4 loãng) thu được hỗn hợp xeton và axit. Xác định công thức cấu tạo của A, B.
 2. Cho hợp chất thơm A có công thức p-HOCH2C6H4OH lần lượt tác dụng với Na, dung dịch NaOH, CH3COOH (xt, t0). Viết các phương trình phản ứng xảy ra (vẽ rõ vòng benzen).
Câu 7: (2,0 điểm)
 1. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng có thể xảy ra khi cho stiren, toluen, propylbenzen lần lượt tác dụng với dung dịch KMnO4 (ở nhiệt độ thích hợp).
 2. Chia 14,2 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 15,4 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam bạc. Xác định công thức cấu tạo của hai anđehit trên.
Câu 8: (2,0 điểm)
	 Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hh X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol ( trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng oxi dư, thu được hh Y gồm khí và hơi, dẫn Y vào dd chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dd Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hh X tác dụng với 140 ml dd KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd thu được m gam chất rắn khan. Tính m ?
Câu 9: (2,0 điểm): 
1. Cho 5 kg glucozơ (chứa 20% tạp chất) lên men. Hãy tính thể tích của ancol etylic 400 thu được, biết rằng khối lượng ancol bị hao hụt 10% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.
 2. Hỗn hợp A gồm một peptit X và một peptit Y (mỗi chất được cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm –CO–NH– trong 2 loại phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX:nY=2:1. Khi thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 5,625 gam glyxin và 10,86 gam tyrosin. Tính giá trị m.
Câu 10: (2,0 điểm)
1. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng muối ra khỏi hh gồm NaCl, FeCl3, AlCl3. 
	2. Em hãy trình bày cách tráng một lớp bạc mỏng lên mặt trong một ống nghiệm. Nêu rõ hóa chất cần dùng và viết phương trình hóa học xảy ra.
-------------HẾT--------------
Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Cho: Ca = 40; Na = 23; H =1; O = 16; C = 12; Cl = 35,5; Al = 27; Mg = 24; Cu = 64; N = 14; Fe = 56; K = 39; Ba = 137; Ag = 108; S = 32
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU
HƯỚNG DẪN CHẤM Kú thi CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG
LỚP 12 NĂM HỌC: 2015-2016
Môn thi: HÓA HỌC
Lớp 12 -THPT
Ngày thi: 10/01/2016
Đáp án này có 10 câu, gồm 02 trang
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
1
a. Xác định X.
 X có p + n < 35 X thuộc chu kì 2 hoặc 3.
Theo đề ra ta có x + y = 8 và x –2y = -1 x = 5 và y =3
Vậy X là phi kim nhóm VA chỉ có thể là nitơ hoặc photpho. ....................................
b. Xác định A, B, C, D, E, F.
	- A, B, C là axit vì làm quỳ tím hóa đỏ.
	- D, E, F phản ứng được với NaOH tạo chất Z và H2O nên phải là oxit axit hoạc muối axit
	- E, F phản ứng được với axit mạnh và với bazơ nên E, F phải là muối axit.
 D là oxit và X là nguyên tố photpho vì chỉ có photpho tạo được muối axit. Do A, B, C, D, E, F khi tác dụng với NaOH đều tạo ra Z và H2O nên nguyên tố P trong các chất trên có cùng số oxi hóa dương cao nhất là +5:
 A là H3PO4 ; B là HPO3 ; C là H4P2O7 ; D là P2O5,
 E là NaH2PO4 ; E là NaH2PO4 ; F là Na2HPO4 ; Z là Na3PO4.
	Các phương trình hóa học:	
H3PO4 + 3NaOH Na3PO4 + 3H2O
HPO3 + 3NaOH Na3PO4 + 2H2O
H4P2O7 + 6NaOH 2Na3PO4 + 5H2O
P2O5 + 6NaOH 2Na3PO4 + 3H2O........................................................
NaH2PO4 + 2NaOH Na3PO4 + 2H2O
Na2HPO4 + NaOH Na3PO4 + H2O
NaH2PO4 + HCl H3PO4 + NaCl
 Na2HPO4 + 2HCl H3PO4 + 2NaCl ......................................................
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
Vì từ trái sang phải trong một chu kì bán kính nghuyên tử giảm dần, nên bán kính Na > Mg > Al. .......................................................................................
Các ion Na+, Mg2+, Al3+, F-, O2- đều có cấu hình electron 1s22s22p6, nên bán kính của chúng giảm khi điện tích hạt nhân tăng. .................................................................
Còn các nguyên tử Na, Mg, Al đều có 3 lớp electron nên bán kính lớn hơn các ion. .....
Do đó thứ tự giảm dần bán kính hạt là : Na > Mg > Al > O2- > F- > Na+ > Mg2+ > Al3+ 
0,25 đ
0,25đ
0,25 đ
0,25đ
2
1
a. Ban đầu chưa có khí, sau một lúc mới thoát ra bọt khí không màu, axit dư khí ngừng thoát ra.
 H+ + CO32- → HCO3-
 H+ + HCO3- → H2O + CO2 ..
0,25đ
b. Lúc đầu có kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần, sau đó tan ra thu được dd trong suốt.
 3 NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3 NaCl
 NaOH + Al(OH)3 → Na[Al(OH)4] ( hay NaAlO2 + 2 H2O) ...
c. Có khí mùi khai và có kết tủa trắng
 (NH2)2CO + H2O → (NH4)2CO3
 (NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → 2 NH3 + CaCO3 + 2H2O 
d. Màu vàng của dung dịch (Br2, BaCl2) nhạt dần, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng
 H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr
 H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl 
0,25 đ
0,25 đ
0,25đ
2
PT điện li 
 HF H+ + F- (1)
 0,1 
 NaF → Na+ + F- (2)
 0,1 0,1
Do Ka rất bé và trong dd có F- tạo ra do muối điện li hoàn toàn, nên ta coi 
[HF] = 0,1 ; [F-] = 0,1 .
Ka = = 6,8.10-4 → [H+] = 6,8.10-4 → PH = 3,17 
0,25đ
0,25đ
Khi thêm NaOH vào thì :
NaOH + HF → NaF + H2O (3)
 Bđ 0,01 0,1 0,1
 Pư 0,01 0,01 0,01
Sau pư 0 0,09 0,11
 [HF] = 0,09 ; [F-] = 0,11 
 → [H+] = . 6,8.10-4 = 5,56.10-4 → PH = 3,26 .
0,25đ
0,25đ
3
1
a. 2 FeS2 + 14 H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 15 SO2 + 14 H2O .
b. 5Na2SO3 + 2 KMnO4 + 6KHSO4→ 5Na2SO4 + 4K2SO4 + 2MnSO4 + 3H2O ..
c. 9Fe(NO3)2 + 6H2SO4 loãng → 5Fe(NO3)3 + 2Fe2(SO4)3 + 3NO + 6 H2O ..
d. 2Cr(OH)3 + 3Br2 + 10NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 8H2O 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
 NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O 
 NH4NO2 N2 + 2H2O .
 NH4NO3 N2O + 2H2O
 (NH4)3PO4 3NH3 + HPO3 + H2O ..
 3(NH4)2SO4 4NH3 + N2 + 3SO2 + 6 H2O .
 (NH4)2Cr2O7 N2 + Cr2O3 + 4H2O 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
4
1
Dùng phenolphtalein nhận được dd Na2CO3 dd chuyển sang màu hồng.
Các dd còn lại đều không màu. ....................................................
Lấy dd Na2CO3 vừa nhận được làm thước thử, lần lượt cho vào các mẫu thử chứa dd còn lại : - Nhận ra dd NaHSO4 có sủi bọt khí 
 Na2CO3 + 2NaHSO4 → 2Na2SO4 + CO2 + H2O
Nhận ra dd BaCl2 tạo kết tủa trắng
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl 
Nhận ra dd AlCl3 có kết tủa keo trắng đồng thời có sủi bọt khí
3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl 
Nhận ra dd FeCl3 có kết tủa đỏ nâu đồng thời có sủi bọt khí
3Na2CO3 + 2FeCl3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl
- dd NaCl không có hiện tượng gì. .
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
Kim loại tác dụng với HNO3 và H2SO4 khí tạo thành có thể là NO2, NO, N2O, N2, H2, SO2 hoặc H2S. 
 nB = 0,06 mol → = 2,94/0,06 = 49 → > MNO2 = 46 → MD > 49
 → D là SO2 ( M = 64)
 Gọi nSO2 = x ; nNO2 = y → x+ y = 0,06
 (64x + 46y)/(x + y) = 49 
 → x= 0,01 ; y = 0,05 ..
 Các pthh :
 R + 2HNO3 → RNO3 + NO2 + H2O 
 X + 4 HNO3 → X(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O 
 2R + 2H2SO4 đ → R2SO4 + SO2 + 2H2O
 X + 2H2SO4 đ → XSO4 + SO2 + 2H2O
 Theo các pthh ta có : nNO3- = n NO2 = 0,05 
 nSO42- = nSO2 = 0,01
 Khối lượng muối khan thu được : mmuối = mkl + mNO3- + mSO42-
 → mmuối = 3,0 + 0,05 x 62 + 0,01 x 96 = 7,06 gam 
Khi tỉ lệ NO2 và SO2 thay đổi, do thành phần, khối lượng và hóa trị của kim loại không đổi, nên tổng số mol e nhường không đổi → tổng số mol e nhận không đổi và bằng 0,07 mol.
N+5 + 1e → NO2 
 0,05 0,05
S+6 + 2e → SO2
 0,02 0,01 ..
* Nếu khí toàn là NO2 → nNO3- = n NO2 = 0,07
mmuối = 3,0 + 0,07 x 62 = 7,34 gam
* Nếu khí toàn là SO2 → nSO42- = nSO2 = 0,035
mmuối = 3,0 + 0,035 x 96 = 6,36 gam
Vậy khối lượng muối khan biến đổi trong khoảng : 6,36 g < mmuối < 7,34 g .....
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
5
1
- Phản ứng oxi hóa chậm FeS2 
4FeS2 + 15O2 + 2H2O → 2H2SO4 + 2Fe2(SO4)3
- Bón thêm vôi để khử chua :
H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O
Fe2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 → 2Fe(OH)3 + 3CaSO4
0,5đ
0,5đ
2
Sản phẩm khi nung là hơi nước và khí CO2 nên muối khan đã dùng là M(HCO3)2.
*Trường hợp 1 : Chỉ xảy ra phản ứng 
 M(HCO3)2 MCO3 + CO2 + H2O (1)
Sau khi làm lạnh chỉ còn khí CO2:
 CO2 + C 2CO (2)
Sau phản ứng (2) thể tích khí tăng 2,24 lít nên : 
VCO2 = 2,24 lít → nCO2 = 0,1 mol = nmuối
Mmuối = M + (61 x 2) = 25,9/0,1 → M = 137 ( M là Ba)
Công thức của muối khan là Ba(HCO3)2. .........................................
* Trường hợp 2 : Khi nung xảy ra 2 phản ứng 
 M(HCO3)2 MCO3 + CO2 + H2O 
 MCO3 MO + CO2
 M(HCO3)2 MO + 2CO2 + H2O (3)
 nCO2 = 0,1 → nmuối = 0,05 
 Mmuối = M + (61 x 2) = 25,9/0,05 → M = 396 ( loại )
Vậy muối khan cần tìm là Ba(HCO3)2 .................................................
0,5đ
0,5đ
 6
1
- Chất A có công thức phân tử C5H12O. Khi oxi hoá A trong ống đựng CuO nung nóng cho xeton, khi tách nước cho anken B => Chất A phải là ancol no đơn chức (không phải bậc một). Oxi hoá B bằng KMnO4 (trong H2SO4 loãng) thu được hỗn hợp xeton và axit 
=> công thức cấu tạo của B: CH3 - C(CH3) = CH - CH3; A: (CH3)CHCHOHCH3. 
- Phương trình hóa học:
CH3 - CH(CH3) - CH(OH) - CH3 CH3 - CH(CH3) - CO - CH3 
CH3 - CH(CH3) - CH(OH) - CH3 CH3 - CH(CH3) = CH - CH3 
CH3 - C(CH3) = CH - CH3 CH3 - CO - CH3 + CH3 - COOH
0,5đ
0,5đ
2
0,5đ
0,5đ
7
1
Ở nhiệt độ thường, dung dịch KMnO4 chỉ phản phản ứng được với stiren. Khi đun nóng, dung dịch KMnO4 phản ứng được với cả ba chất: 
3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4+ 4H2O 3C6H5-CH(OH)-CH2(OH) +2MnO2 +2KOH
3C6H5CH=CH2 + 10KMnO4 3C6H5COOK + 3K2CO3 + KOH + 10MnO2+ 4H2O 
C6H5-CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O
3C6H5CH2CH2CH3+10KMnO43C6H5COOK+3CH3COOK+4KOH+4H2O+ 10MnO2
0,5đ
0,5đ
2
Khối lượng mỗi phần là 14,2/2 = 7,1 gam
Phần 1: 
=> mC = 4,2gam; mH = 0,5gam => mO = 7,1-4,2-0,5 = 2,4gam => nO = 0,15mol
Vì anđehit đơn chức => n2anđehit = nO = 0,15mol. 
Phần 2: nAg = 43,2/108 = 0,4 mol.
Do => Hỗn hợp có HCHO .
Đặt công thức của anđehit còn lại là RCHO
Gọi số mol của HCHO và RCHO ở mỗi phần lần lượt là x và y mol.
Sơ đồ phản ứng tráng gương:
	HCHO 4Ag
	 x 4x 	(mol) 
	RCHO 2Ag
 y 2y (mol)
=> x + y = 0,15 (1)
 4x + 2y = 0,4 (2)
Giải (1) và (2) => x = 0,05; y = 0,1.
Từ khối lượng mỗi phần là 7,1 gam => 0,05.30 + 0,1.(R+29) = 7,1 => R = 27 (-C2H3)
	=> Anđehit còn lại là: CH2=CH-CHO
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
8
Do số mol 2 axit C4H6O2 và C2H4O2 bằng nhau, nên công thức trung bình của 2 axit là C3H5O2
Coi hỗn hợp X gồm : C3H5O2 ( a mol) và C3H8O3 (b mol)
Khối lượng hh X : 73a + 92b = 13,36 (*) ..
PTHH : 
 C3H5O2 + 13/4O2 → 3CO2 + 5/2H2O (1)
 a mol 3a mol
 C3H8O3 + 7/2 O2 → 3CO2 + 4H2O (2)
 b mol 3b mol
 Y gồm CO2 và hơi H2O khi cho vào dd Ba(OH)2 có kết tủa, và khi đun đ sau pư lại xuất hiện kết tủa nên có 2 muối tạo thành và CO2, Ba(OH)2 đều phản ứng hết.
 CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (3)
 0,25 0,25 0,25
 2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (4)
 0,26 0,13
 nBaCO3 = 0,25 → nCO2 = 0,51 .
Số mol CO2 : 3a + 3b = 0,51 → a + b = 017 (**)
Từ (*) và (**) → a = 0,12 mol ; b = 0,05 mol 
HH X tác dụng với KOH :
 C3H5O2 + KOH → C2H4COOK + H2O (5)
 0,12 0,12 0,12
nKOH bđ = 0,14 mol → nKOH dư = 0,02 mol ; nmuối = 0,12 mol
→ Khối lượng chất rắn : m = 0,12 x 111 + 0,02 x 56 = 14,44 gam 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
9
1
m = 5000 . 80% = 4000 gam
 180 gam 92 gam
 4000 gam x gam
0,5đ
2
ngly=0,075 nTyr=0,06 nX=2a nY=a
TH1: Hỗn hợp gồm: 2a mol X (phân tử có t nhóm -CONH- được tạo ra từ Gly) và a mol Y (phân tử có 5-t nhóm -CONH- được tạo ra từ Tyr)
2a*(t+1)=0,075 a*(5-t+1)=0,06 at=0,0236 a=0,0139 t=1,697 không nguyên loại.
TH2: Hỗn hợp gồm: 2a mol X (phân tử có t nhóm -CONH- được tạo ra từ Tyr) và a mol Y (phân tử có 5-t nhóm -CONH- được tạo ra từ Gly)
2a*(t+1)=0,06 a*(5-t+1)=0,075 at=0,015 a=0,015 t=1 thõa mãn
Þ Hỗn hợp gồm 0,03 mol X (gồm 2 gốc Tyr) và 0,015 mol Y (gồm 5 gốc Gly) 
m=14,865 gam
0,5đ
0,5đ
10
1
Hòa tan hh vào H2O , thu được dd A. Cho A tác dụng với lượng dư dd NH3 thu được kết tủa X ( gồm Fe(OH)3 và Al(OH)3) và dd B ( gồm NaCl, NH4Cl và NH3)
 FeCl3 + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3NH4Cl 
 AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Cô cạn dd B, rồi nung đến khối lượng không đổi, thu được NaCl
 NH4Cl NH3 + HCl .
Cho X tác dụng với lượng dư dd NaOH, thu được kết tủa Fe(OH)3 và dd C
 Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O 
Cho Fe(OH)3 tác dụng với dd HCl dư, rồi cô cạn dd thu được FeCl3
 Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O .
Cho dd C tác dụng với CO2 dư thu được kết tủa Al(OH)3
 CO2 + NaOH → NaHCO3
 CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
Cho Al(OH)3 tác dụng với dd HCl dư, rồi cô cạn dd thu được AlCl3
 Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O .
0,5đ
0,25đ
0,25đ
2
* Lấy một ít dung dịch AgNO3 vào một ống nghiệm sạch, thêm từ từ dung dịch NH3 đến khi kết tủa xuất hiện rồi tan hết. Thêm vào dung dịch một ít dung dịch RCHO (học sinh có thể dùng một chất bất kỳ khác có nhóm -CHO). Đun nóng từ từ ống nghiệm một thời gian ta thu được ống nghiệm có tráng một lớp Ag mỏng phía trong. ..
* Các phương trình phản ứng:
 AgNO3 + NH3 + H2O → Ag(OH) + NH4NO3
 Ag(OH) + 2NH3 → [Ag(NH3)2]OH
 2[Ag(NH3)2]OH + R-CHO t0
 2Ag + RCOONH4 + 3NH3 + H2O 
0,5đ
0,5đ
Chú ý: Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_12_nam_hoc_2.doc