Đề thi thử lần 2 THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 2H001 - Nguyễn Trí Lanh

docx 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lần 2 THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 2H001 - Nguyễn Trí Lanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử lần 2 THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 2H001 - Nguyễn Trí Lanh
 Giáo viên : Nguyễn Trí Lanh
(Đề thi có 40 câu / 3 trang)
ĐỀ THI THỬ LẦN 2 THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC Mã đề : 2H001
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.
Câu 1: Chất X có các đặc điểm sau: Phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là:
	A. Saccarozơ 	B. Mantozơ	C. Glucozơ	D. Tinh bột
Câu 2: Khi tiến hành sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 người ta tiến hành hòa tan oxit này trong criolit nóng chảy. Phát biểu nào sau đây không đúng với mục đích sử dụng criolit?
A. Criolit nóng chảy nổi lên trên tạo lớp màng bảo vệ nhôm nằm dưới 
B. Hạ nhiệt độ nóng chảy của oxit nhôm
C. Cung cấp thêm ion nhôm cho sản xuất	
D. Tiết kiệm điện và tạo được chất lỏng dẫn điện tốt hơn
Câu 3: Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển làm tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Hiện nay suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
A. Chất thải CO2 	B. Sự thay đổi của khí hậu 
C. Các hợp chất hữu cơ	D. Chất thải CFC do con người gây ra
Câu 4: Ở điều kiện thường, kim loại kiềm khử nước dễ dàng. Hiện tượng xảy ra khi cho K tác dụng với H2O là:
A. Kali tự bùng cháy	B. Kali nổ mạnh trong nước
C. K chìm trong nước, tan dần đồng thời tạo bọt khí	D. Kali bị nóng chảy và chạy trên mặt nước
Câu 5: Phát biểu sai là:
	A. Lực bazơ của anilin lớn hơn lực bazơ của amoniac.	 
	B. Anilin có khả năng làm mất màu nước brom.
	C. Dung dịch anilin trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
	D. Anilin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho phenol và giải phóng khí nitơ.
Câu 6: Cho dãy các chất sau: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Al, Fe, ZnCl2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là:	A. 5	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 7: Chất nào sau đây có cấu trúc mạng lưới không gian
A. Amilopectin	B. Tinh bột	C. Glicogen	D. Cao su lưu hóa 
Câu 8: Trường hợp nào sau đây tạo ra sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic
	A. HCOOCH=CH-CH3 + NaOH 	B. HCOOC(CH3)=CH2 + NaOH 
	C. CH2=C(CH3)COOH + NaOH 	D. HCOOCH2CH=CH2 + NaOH 
Câu 9: Số nguyên tử hidro có trong một phân tử Lysin là: 
	A. 10 	B. 14	C. 12	D. 8
Câu 10: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
	A. FeCl3.	B. Fe2O3.	C. Fe3O4.	D. Fe(OH)3.
Câu 11: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 ? A. Ag	B. Fe	C. Cu	D. Zn
Câu 12: Cho phản ứng hóa học: Fe +CuSO4FeSO4+Cu. Phản ứng trên xảy ra quá trình:
A. Sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu	B. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+
C. Sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+	D. Sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai ?
	A. Thạch cao nung(CaSO4.2H2O) được dùng để bó bột, đúc tượng.
	B. Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối
	C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.
	D. Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3.MgCO3
Câu 14: Hòa tan hết 3,24 gam Al trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,02 mol khí X duy nhất và dung dịch Y chứa 27,56 gam muối. Khí X là:	
A. N2O	B. NO2	C. NO	D. N2
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai ?
	A. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.
	B. Các kim loại kali và natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài loại lò phản ứng hạt nhân.
	C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ liti đến xesi) có bán kính nguyên tử tăng dần.
	D. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Câu 16: Số chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử C4H8O2 là 
	 A. 6. 	 B. 5.	 C. 4. 	 D. 8. 
Câu 17: Ở điều kiện thường, dãy gồm các kim loại hòa tan được trong dung dịch NaOH loãng là.
	A. Cr, Zn.	B. Al, Zn, Cr. 	 C. Al, Zn. 	D. Al, Cr.
Câu 18: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là 
A. Etyl fomat	B. Etyl propionat	C. Etyl axetat	D. Propyl axetat
Câu 19: Cho các phát biểu sau
(1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure 
(2) Cho HNO3 vào dung dịch protein tạo thành dung dịch màu vàng
(3) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước
 (4) Ở đk thường, metylamin , đimetylamin là những chất khí có mùi khai
Số phát biểu đúng là:	A. 1	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 20: Cho hỗn hợp bột gồm 0,81 gam Al và 1,68 gam Fe vào 600 ml dung dịch AgNO3 0,2M; sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 12,96.	B. 13,80.	C. 6,48.	D. 9,39.
Câu 21: Cho các thí nghiệm sau:
	(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3; 	(2) H2S vào dung dịch CuSO4; 
	(3) HI vào dung dịch FeCl3; 	(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3; 
	(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2; 	(6) CuS vào dung dịch HCl. 
Số cặp chất phản ứng được với nhau là:	A. 2	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm sau
	(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3	(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng
	(3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH	(4) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong ddHCl
	(5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm	(6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là	A. 2	B. 1	C. 3	D. 4
Câu 23: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là:	
	A. 40	B. 50	C. 60	D. 100
Câu 24: Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả sau:
- X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3.
- X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3.
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây ? 
	A. BaCl2.	B. CuSO4.	C. Mg(NO3)2	D. FeCl2.
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na, Ba, K vào nước thu được x gam khí H2. Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là
A. (m + 71x) gam.	B. (m + 142x) gam.	C. (m + 35,5x) gam.	D. (m + 17,75x) gam.
Câu 26: Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), 
H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là: 
	A. X, Y, Z, T. 	B. X, Y, T. 	C. X, Y, Z. 	D. Y, Z, T.
Câu 27: Trường hợp nào sau đây không thu được kim loại tự do khi kết thúc phản ứng:
A. Cho dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch AgNO3. 
B. Cho Fe3O4 tác dụng với một lượng H2 dư nung nóng.
C. Nhiệt phân hết một lượng AgNO3.	
D. Cho K tác dụng với dung dịch CuSO4 dư.
Câu 28: Cho V ml dung dịch K2Cr2O7 0,1M vào dung dịch HC1 đặc, dư thu được 1,344 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là
A. 200.	B. 300.	C. 400.	D. 100.
Câu 29: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3.	(2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
	(3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.	(4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
	(5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch CrCl3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
	A. 5	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 30: Trong các phát biểu sau đây, số phát biểu đúng là
(1). Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở thể rắn, có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim
(2). Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối
(3). Nhôm tự bốc cháy trong không khí với ngọn lửa sáng chói tỏa nhiều nhiệt
(4). Phân tử saccarozơ do 2 gốc a–glucozơ và a–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc a–glucozơ ở C1, gốc a–fructozơ ở C4 (C1–O–C4)
(5). Corindon ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn dùng để chế dạo đá mài, giấy nhám.....
A. 4	B. 2	C. 1	D. 3
Câu 31: Hoà tan hoàn toàn 12,48 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 bằng 210 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng), thu được 1,344 lít khí ở đktc và dung dịch X chỉ chứa muối sunfat. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
A. 3,648.	B. 1,920.	C. 1,824.	D. 3,840.
Câu 32: Một loại gạo chứa 80% tinh bột dùng để sản xuất ancol etylic theo sơ đồ sau:
Để sản xuất được 1000 lít cồn 960 cần m kg loại gạo trên. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,78g/ml, hiệu suất của quá trình (1) và (2) đều là 60%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1648	B. 3663	C. 2747	D. 4578
Câu 33: Điện phân 3 lít dung dịch NaCl 0,8M (điện cực trơ, màng ngăn xốp), sau một thời gian điện phân thu được dung dịch chứa hai tan có nồng độ mol bằng nhau. Xem thể tích dung dịch không thay đổi,các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Tổng thể tích khí (đktc) thoát ra trong quá trình điện phân là
A. 53,76 lít.	B. 107,52 lít.	C. 13,44 lít.	D. 26,88 lít.
Câu 34: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z và T với thuốc thử được ghi lại ở bảng sau:
 Chất
Thuốc thử
X
Y
Z
T
Dung dịch HCl
có phản ứng
không phản ứng
có phản ứng
có phản ứng
Dung dịch NaOH
có phản ứng
không phản ứng
không phản ứng
có phản ứng
Dung dịch AgNO3/NH3
không phản ứng
có phản ứng
không phản ứng
không phản ứng
Các chất X, Y, Z và T lần lượt là:
A. mononatri glutamat, glucozơ, saccarozơ, metyl acrylat	B. benzyl axetat, glucozơ, alanin, triolein.
C. lysin, frutozơ, triolein, metyl acrylat.	D. metyl fomat, fructozơ, glyxin, tristearin
Câu 35: Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là:
	A. 10,31 gam	B. 11,77 gam	C. 14,53 gam	D. 7,31 gam 
Câu 36: Có hai dung dịch X và Y chứa các ion khác nhau. Mỗi dung dịch chứa đúng hai loại cation và hai loại anion trong số các ion sau:
Ion
K+
Mg2+
NH4+
H+
Cl-
SO42-
NO3-
CO32-
Số mol
0,15
0,1
0,25
0,2
0,1
0,075
0,25
0,15
Biết dung dịch X hòa tan được Al(OH)3. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y là:
A. 25,3 gam	B. 22,9 gam	C. 15,15 gam	D. 24,2 gam
Câu 37: X là một este thuần chức mạch hở, Y là este của 1 α-aminoaxit có 1 nhóm –COOH mạch hở. Nếu đốt cháy x mol X hoặc y mol Y đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,15. Cho hỗn hợp E gồm x mol X và y mol Y tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 23,64 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon liên tiếp và hỗn hợp Z chỉ chứa 2 muối hữu cơ no. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 22,26 gam Na2CO3, 25,08 gam CO2 và 0,63 mol H2O. Phần trăm của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 22,92%	B. 41,85%	C. 34,01%	D. 26,72%
Câu 38: Cho m(g) hỗn hợp gồm Cu, Mg, Cu2S, MgS tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 và HNO3 thu được 25,984(l) hỗn hợp khí gồm NO2, NO, SO2 có khối lượng 49,6(g) và dung dịch X chỉ chứa 2,4038m gam muối trung hòa. Cho dung dịch X tác dụng vừa đủ với Ba(NO3)2 thu được 145,625 gam kết tủa và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y và nung đến khối lượng không đổi thu được 1,57 mol khí có khối lượng 67,84 gam. Giá trị của m gần nhất với ?
A. 42,6	B. 35,4	C. 38,9	D. 45,6
Câu 39: Cho 0,3 mol hỗn hợp E gồm amin X, axit Y, peptit Z, tất cả đều mach hở. Hỗn hợp trên có khả năng phản ứng cộng với tối đa 0,16 mol Br2. Hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với 0,7 mol HCl hoặc 0,6 mol NaOH. Mặt khác đốt cháy hỗn hợp trên trong oxi vừa đủ, dẫn toàn bộ hỗn hợp khí và hơi thu được cho đi qua Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 81,78 gam. Giá trị của m gần nhất với ?
A. 212	B. 206	C. 217	D. 225
Câu 40: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đâyA. 1,7. 	B. 2,1. 	C. 2,4. 	D. 2,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_lan_2_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017_ma_de_2h.docx