SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT AN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN: HÓA KHỐI 10 LẦN 2 Thời gian làm bài: 45 phút; (21 câu trắc nghiệm) Ngày kiểm tra: 31/10/2015 Mã đề thi 357 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu và không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ............................. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm ): Câu 1: Nguyên tử A có phân lớp electron cuối cùng là 3p5. Nguyên tử B có phân lớp electron cuối cùng 4s2. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là. A. 17 và 12 B. 17 và 20 C. 15 và 12 D. 15 và 20 Câu 2: Dãy các nguyên tố được xếp theo chiều độ âm điên giảm dần. A. Na, F, O B. F, O, Na C. F, Na, O D. Na, O, F Câu 3: Cho các nguyên tố: X ( Z=15 ); Y ( Z=35 ); T ( Z=20 ); G ( Z=12 ). Số nguyên tố thuộc chu kì nhỏ là A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 4: Electron hoá trị của các nguyên tố nhóm IA, IIA là các electron A. p B. s C. d D. f Câu 5: Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một nhóm A ở chu kì 2 và 3 có số đơn vị điện tích hạt nhân hơn kém nhau là A. 18. B. 2. C. 8. D. 10. Câu 6: Dãy các chất được xếp theo chiều tính axit tăng dần là. A. HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3. B. H3PO4, HClO4, H2SiO3, H2SO4. C. H2SO4, H3PO4, HClO4, H2SiO3. D. H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4. Câu 7: Cation X2+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là A. Chu kì 2, nhóm VIA B. Chu kì 2, nhóm VIIA C. Chu kì 3, nhóm IIA D. Chu kì 3, nhóm IA Câu 8: Cho nguyên tố X ( Z=24 ). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 4, nhóm VIA B. Chu kì 4, nhóm IB C. Chu kì 4, nhóm IA D. Chu kì 4, nhóm VIB Câu 9: Anion X3- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của X trong BTH là: A. Ô thứ 15, chu kì 3, phân nhóm VA B. Ô thứ 17, chu kì 3, phân nhóm VIIA C. Ô thứ 21, chu kì 4, phân nhóm IIIB D. Ô thứ 16, chu kì 2, phân nhóm VA Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p4 . R có công thức oxit cao nhất: A. R2O B. R2O3 C. RO3 D. RO2 Câu 11: Dãy các nguyên tố nào sau đây thuộc cùng nhóm nhóm chính. A. F, Cl, N B. Na, Cl, F C. Na, Cs, K D. Na, Mg, Ca Câu 12: Hai nguyên tố A và B một phân nhóm chính và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết ZA + ZB = 30. Số proton trong nguyên tử của A, B lần lượt là: A. 14 và 16 B. 13 và 17 C. 12 và 18 D. 11 và 19 Câu 13: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là. A. Al(OH)3 ; NaOH; Mg(OH)2 B. Mg(OH)2; NaOH; Al(OH)3 C. NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3 D. Al(OH)3; Mg(OH)2; NaOH Câu 14: Nguyên tố nào sau đây thuộc chu kì 3, nhóm VIA. A. Oxi B. Lưu huỳnh C. Clo D. Nitơ Câu 15: Cho các nguyên tố: X ( Z=9 ); Y ( Z=11 ); M ( Z=15 ); G ( Z=17 ); T ( Z=35 ). Số nguyên tố đều thuộc nhóm VIIA là. A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 16: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là A. N, P, F, O B. N, P, O, F. C. P, N, O, F D. P, N, F, O Câu 17: Nguyên tố X có Z = 15, hợp chất của nó với hiđro có công thức hoá học dạng : A. H3X B. HX C. H4X D. H2X Câu 18: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì : A. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. B. Tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần. C. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. D. Tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần. Câu 19: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần do. A. điện tích hạt nhân và số lớp electron không đổi. B. điện tích hạt nhân tăng dần và số lớp electron không đổi. C. điện tích hạt nhân và số lớp electron tăng dần. D. điện tích hạt nhân tăng dần và số lớp electron giảm dần. Câu 20: Tính kim loại của các nguyên tử Na, K, Mg, Al được xếp theo thứ tự tăng dần là A. K, Na, Mg, Al B. Mg, Al, Na, K C. Al, Mg, Na, K D. Al, Mg, K, Na. Câu 21: Nguyên tố Y ( Z = 18 ). Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là. A. Chu kì 3, phân nhóm VIA B. Chu kì 3, phân nhóm VIIIA C. Chu kì 3, phân nhóm VIIIB D. Chu kì 3, phân nhóm VIB II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm ): Cho hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một phân nhóm chính ở hai chu kì liên tiếp. Tổng số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố X và Y là 30. a. Tìm hai nguyên tố X và Y b. Cho 3,675 gam hỗn hợp gồm hai nguyên tố X và Y ở trên tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 1,4 lít khí H2 ( đktc ). - Tính khối lượng X và khối lượng Y trong hỗn hợp trên - Tính khối lượng mỗi muối thu được sau phản ứng. Cho Na=23; Mg=24; K=39; Ca=40; Ba=137; Li=7; Be=9; Cl=35,5 ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: