Đề thi đề xuất thi chọn học sinh giỏi khu vực duyên hải - Đồng bằng bắc bộ lần thứ 6 môn thi: Hóa học khối: 10

doc 16 trang Người đăng tranhong Lượt xem 7248Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề xuất thi chọn học sinh giỏi khu vực duyên hải - Đồng bằng bắc bộ lần thứ 6 môn thi: Hóa học khối: 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi đề xuất thi chọn học sinh giỏi khu vực duyên hải - Đồng bằng bắc bộ lần thứ 6 môn thi: Hóa học khối: 10
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ 6
MÔN THI: HÓA HỌC KHỐI: 10
	(Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 9 câu, trong 05 trang)
 Câu 1: (2 điểm) : CẤU TẠO NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ, ĐLTH
 1. Có thể viết cấu hình electron của Ni2+là:
Cách 1: Ni2+ [1s22s22p63s23p63d8]; Cách 2: Ni2+ [1s22s22p63s23p63d64s2].
Áp dụng phương pháp gần đúng Slater (Xlâytơ) tính năng lượng electron của Ni2+ với mỗi cách viết trên (theo đơn vị eV). Cách viết nào phù hợp với thực tế? Tại sao?
 2. Thực nghiệm cho biết các độ dài bán kính ion theo đơn vị A như sau: 1,71; 1,16; 1,19 ; 0,68 ; 1,26 ; 0,85. Mỗi ion trong dãy này có cùng tổng số electron như ion khác trong dãy. Số điện tích hạt nhân Z của các ion đó trong giới hạn 2 < Z < 18. 
Hãy gán đúng trị số bán kính cho từng ion và xếp theo thứ tự tăng của các trị số này. Cần trình bày rõ về cơ sở cấu tạo nguyên tử và cấu hình electron của sự gán đúng đó. 
Câu 2: ( 2 điểm) TINH THỂ
Tinh thể CsI có cấu trúc kiểu CsCl với cạnh a = 0,445nm. Bán kính của ion Cs+ là 0,169 nm. Khối lượng mol của CsI là 2,59,8 g.mol-. Hãy tính:
a) Bán kính của ion I-?
b)Tính độ dặc khít của mạng tinh thể CsI?
c) Tính khối lượng riêng của CsI?
Câu 3: (2điểm) ĐỘNG HỌC –PHẢN ƯNG HẠT NHÂN
Đồng vị phân rã phóng xạ đồng thời theo 2 phản ứng: 
b -
b-
 và 
Thực nghiệm cho biết từ 1 mol 64Cu ban đầu, sau 25 giờ 36 phút lấy hỗn hợp còn lại hoà tan vào dung dịch HCl dư thì còn 16 gam chất rắn không tan.
 Từ một lượng đồng vị 64Cu ban đầu, sau 29 giờ 44 phút lấy hỗn hợp còn lại hoà tan vào dung dịch KOH dư thì phần chất rắn không tan có khối lượng bằng 50,4% khối lượng hỗn hợp.
 1. Tính các hằng số phóng xạ k1, k2 và chu kì bán rã của 64Cu.
 2. Tính thời gian để 64Cu còn lại 10%.
 3. Tính thời gian để khối lượng 64Zn chiếm 30% khối lượng hỗn hợp. 
Câu 4 (2 điểm) NHIỆT HÓA HỌC
Công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất silic có độ tinh khiết cao phục vụ cho công nghệ bán dẫn được thực hiện bằng phản ứng:
	SiO2 (r) + 2C (r) Si (r) + 2CO (k)	(1)
1. Không cần tính toán, chỉ dựa vào sự hiểu biết về hàm entropi, hãy dự đoán sự thay đổi (tăng hay giảm) entropi của hệ khi xảy ra phản ứng (1).
2. Tính của quá trình điều chế silic theo phản ứng (1), dựa vào các giá trị entropi chuẩn dưới đây:
3. Tính giá trị của phản ứng trên ở 25 oC. Biến thiên entanpi hình thành ở điều kiện tiêu chuẩn 
củaSiO2 vàCO có các giá trị: . 
4. Phản ứng (1) sẽ diễn ra ưu thế theo chiều thuận bắt đầu từ nhiệt độ nào?
	(Coi sự phụ thuộc của và vào nhiệt độ là không đáng kể).
Câu 5: (2 điểm) CÂN BẰNG TRONG PHA KHÍ
Đối với phản ứng thuận nghịch pha khí 2 SO2 + O2 2 SO3:
 a) Người ta cho vào bình kín thể tích không đổi 3,0 lít một hỗn hợp gồm 0,20 mol SO3 và 0,15 mol SO2. Cân bằng hóa học (cbhh) được thiết lập tại 250C và áp suất chung của hệ là 3,20 atm. Hãy tính tỉ lệ oxi trong hỗn hợp cân bằng.
 b) Cũng ở 250C, người ta cho vào bình trên chỉ mol khí SO3. Ở trạng thái cbhh thấy có 0,105 mol O2.Tính tỉ lệ SO3 bị phân hủy, thành phần hỗn hợp khí và áp suất chung của hệ 
Câu 6 (2 điểm) CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI
1. Tính khối lượng NaOH phải cho vào 500ml dung dịch HCOONa 0,01M để pH của dung dịch thu được là 11,50 (bỏ qua sự thể tích trong quá trình hòa tan).
Cho biết pKa ( HCOOH) = 3,75; Kw (H2O) = 10-14
2. Một dung dịch X chứa HClO4 0,005M, Fe(ClO4)3 0,03M, MgCl2 0,01M.
 Cho 100ml dung dịch NH3 0,1M vào 100ml dung dịch X thì thu được kết tủa A và dung dịch B. Xác định kết tủa A và pH của dung dịch B.
Cho biết:
NH4+ (pKa = 9,24); Mg(OH)2 (pKS = 11); Fe(OH)3 (pKS = 37).
Fe3+ + H2O Fe(OH)2+ + H+	K1 = 10-2,17
Mg2+ + H2O Mg(OH)2+ + H+	K2 = 10-12,8
Câu 7: (2 điểm) PHẢN ỨNG OXH – KHỬ. ĐIỆN HÓA
 Cân bằng các phương trình phản ứng sau đây theo phương pháp thăng bằng electron.
Cr2S3 + Mn(NO3)2 + Na2CO3 Na2CrO4 + Na2SO4 + Na2MnO4 + NO + CO2
K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 K2SO4 + MnSO4 + H2O
2. Cho pin sau : H2(Pt), / H+: 1M // MnO: 1M, Mn2+: 1M, H+: 1M / Pt
Biết rằng sức điện động của pin ở 250 C là 1,5V.
 a) Hãy cho biết phản ứng thực tế xảy ra trong pin và tính ?
 b) Sức điện động của pin thay đổi như thế nào khi thêm một ít NaHCO3 vào nửa trái của pin?
Câu 8: (3,0 điểm) NHÓM HALOGEN + TỔNG HỢP 
1. Khi sục khí Cl2 qua dung dịch Ca(OH)2, tuỳ điều kiện phản ứng có thể cho muối CaOCl2 hay Ca(ClO)2.
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Sục khí CO2 từ từ tới dư qua dung dịch CaOCl2 và dung dịch Ca(ClO).Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một mẫu than có chứa tạp chất S. Khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 1,5M được dung dịch A, chứa 2 muối và có xút dư. Cho khí Cl2 (dư) sục vào dung dịch A, sau khi phản ứng xong thu được dung dịch B, cho dung dịch B tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được a gam kết tủa, nếu hoà tan lượng kết tủa này vào dung dịch HCl dư còn lại 3,495 gam chất rắn.
1. Tính % khối lượng C; S trong mẫu than, tính a.
2. Tính nồng độ mol/lít các chất trong dung dịch A, thể tích khí Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng
Câu 9: (3,0 điểm) NHÓM OXI LƯU HUỲNH + TỔNG HỢP
Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng mang bốn số lượng tử như sau:
n = 3; l = 1; m = -1; ms = -
a) Xác định tên nguyên tố X, vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn (X không phải là khí hiếm). 
b) Cho 12,9 gam hợp chất A (chứa nguyên tố X) vào 100 ml H2O; phản ứng xảy ra mãnh liệt, thu được dung dịch B chứa một chất tan. Cho Ba(NO3)2 dư vào dung dịch B thu được 34,95 gam kết tủa trắng. Lọc kết tủa, để trung hoà nước lọc cần V ml dung dịch KOH 2 M. 
Xác định V, công thức cấu tạo và tên của hợp chất A?
 -- -----------------Hết-----------------------------
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ 6
MÔN THI: HÓA HỌC KHỐI: 10
	(Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề)
(HDC gồm 9 câu, trong 11 trang)
Câu 1: 
1. Có thể viết cấu hình electron của Ni2+là:
Cách 1: Ni2+ [1s22s22p63s23p63d8]; Cách 2: Ni2+ [1s22s22p63s23p63d64s2].
Áp dụng phương pháp gần đúng Slater (Xlâytơ) tính năng lượng electron của Ni2+ với mỗi cách viết trên (theo đơn vị eV). Cách viết nào phù hợp với thực tế? Tại sao?
2. Thực nghiệm cho biết các độ dài bán kính ion theo đơn vị A như sau: 1,71; 1,16; 1,19 ; 0,68 ; 1,26 ; 0,85. Mỗi ion trong dãy này có cùng tổng số electron như ion khác trong dãy. Số điện tích hạt nhân Z của các ion đó trong giới hạn 2 < Z < 18. 
 Hãy gán đúng trị số bán kính cho từng ion và xếp theo thứ tự tăng của các trị số này. Cần trình bày rõ về cơ sở cấu tạo nguyên tử và cấu hình electron của sự gán đúng đó. 
Câu 1
1. Năng lượng của một electron ở phân lớp l có số lượng tử chính hiệu dụng n* được tính theo biểu thức Slater: 
 = -13,6 x (Z – b)2 /n* (theo eV)
Hằng số chắn b và số lượng tử n* được tính theo quy tắc Slater. Áp dụng cho Ni2+ (Z=28, có 26e) ta có:
Với cách viết 1 [Ar]3d8:
 1s = -13,6 x (28 – 0,3)2/12 = -10435,1 eV
 2s,2p = -13,6 x (28 – 0,85x2 – 0,35x7)2/ 22 = - 1934,0 -
 3s,3p = -13,6 x (28 – 1x2 – 0,85x8 – 0,35x7)2/32 = - 424,0 -
 3d = - 13,6 x (28 – 1x18 – 0,35x – 0,35x7)2/32 = - 86,1 - 
 E1 = 21s + 82s,2p + 83s,3p + 83d = - 40423,2 eV
Với cách viết 2 [Ar]sd64s2:
 1s, 2s,2p, 3s,3p có kết quả như trên . Ngoài ra:
 3d = -13,6 x (28 – 1x18 – 0,35x5)2/32 = - 102,9 eV
 4s = - 13,6 x (28 – 1x10 – 0,85x14 – 0,35)2/3,72 = - 32,8 -
 Do đó E2 = - 40417,2 eV.
E1 thấp (âm) hơn E2, do đó cách viết 1 ứng với trạng thái bền hơn. Kết quả thu được phù hợp với thực tế là ở trạng thái cơ bản ion Ni2+ có cấu hình electron [Ar]3d8.
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Theo điều kiện 2 < Z < 18 (a)
 các ion được xét thuộc các nguyên tố chu kì 2 (từ Li đến Ne) (b); 
 chu kì 3 (từ Na đến Ar) (c)
 +). Xét (b): Các nguyên tố đầu chu kì: Li, Be, B, C với số e hoá trị ít nên chúng có khuynh hướng chủ yếu là mất e trở thành ion dương (+); hay góp chung e tạo liên kết cộng hoá trị. Do đó ta chú ý tới các nguyên tố cuối chu kì là F, O, N. Nguyên tử có nhiều e hoá trị hơn nên chúng có nhiều khả năng hơn trong việc thu e để trở thành ion âm (-). Đó là các ion âm F-(có 10 e ); O2-(có 10 e ); N3- (có 10 e). 
 +). Xét (b): Các nguyên tố đầu chu kì: Na, Mg, Al có ít e hoá trị nên chúng đều là kim loại hoạt động, dễ tạo thành ion dương (+): Na+ (có10 e); Mg2+ (có 10 e); Al3+ (có 10 e). Các nguyên tố cuối chu kì này là các phi kim dễ tạo thành ion âm (-) đều có 18 e như Cl- ; S2- ; P3-.
+) Đầu bài cho 6 trị số bán kính ion. Kết quả vừa xét trên cho 6 ion, mỗi ion này đều có 10 e với cấu hình 1s22s22p6. Các ion âm (-) có số điện tích hạt nhân Z nhỏ hơn các ion dương (+). Các ion âm có lực hút tác dụng lên các electron ngoài (trong cấu hình trên) yếu hơn các ion dương. Vậy các ion âm (-) có bán kính lớn hơn. •) 3 ion âm (-) có số điện tích hạt nhân Z giảm theo thứ tự F-(9); O2-(8); N3- (7) (d).Dãy (d) này đã được xếp theo thứ tự tăng độ dài bán kính các ion âm (-).
•) 3 iondương (+) có số điện tích hạt nhân Z giảm theo thứ tự Al3+ (13); Mg2+ (12); Na+ (11) 	 (e)
Dãy (e) này cũng đã được xếp theo thứ tự tăng độ dài bán kính các ion dương. 
Kết hợp (d) với (e) trên ta có dãy 6 ion theo thứ tự tăng độ dài bán kính như sau: Ion: Al3+ (13); Mg2+ (12); Na+ (11) F- (9); O2- (8); N3- (7)
 Bán kính: 0,68 0,85 1,16 1,19 1,26 1,71 
	Ghi chú: Thực tế các ion O2- và N3- kém bền, khó tồn tại.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2: Tinh thể CsI có cấu trúc kiểu CsCl với cạnh a = 0,445nm. Bán kính của ion Cs+ là 0,169 nm. Khối lượng mol của CsI là 2,59,8 g.mol-. Hãy tính:
a) Bán kính của ion I-?
b)Tính độ dặc khít của mạng tinh thể CsI?
c) Tính khối lượng riêng của CsI?
Câu 2
(2,0 đ)
Vẽ ô mạng cơ sở 
0,5
 a) rCs++rI-=a32
→rI-=a32-rCs+= 0,445×32-0,169=0,216 nm
0,5
b) Độ đặc khít = VCs++VI-VÔ đơn vị.100%=4π3rCs+3+4π3rI-3a3.100%=70,81%
0,5
c) nCs+= 1 (ion); nI- = 8.1/8=1
Trong một ô đơn vị có một phân tử CsI. Khối lượng riêng của CsI là:
ρ= mCsIVÔ đơn vị=MCsINA.a3=4,9(gcm3)
0,5
Câu 3: 
Đồng vị phân rã phóng xạ đồng thời theo 2 phản ứng: 
b -
b-
 và 
Thực nghiệm cho biết từ 1 mol 64Cu ban đầu, sau 25 giờ 36 phút lấy hỗn hợp còn lại hoà tan vào dung dịch HCl dư thì còn 16 gam chất rắn không tan.
 Từ một lượng đồng vị 64Cu ban đầu, sau 29 giờ 44 phút lấy hỗn hợp còn lại hoà tan vào dung dịch KOH dư thì phần chất rắn không tan có khối lượng bằng 50,4% khối lượng hỗn hợp.
 1. Tính các hằng số phóng xạ k1, k2 và chu kì bán rã của 64Cu.
 2. Tính thời gian để 64Cu còn lại 10%.
 3. Tính thời gian để khối lượng 64Zn chiếm 30% khối lượng hỗn hợp. 
Câu 3
(2,0 điểm)
Phương trình
 - (1)
 - (2)
 - (k1 + k2)t = kt = kt (3)
Khi hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl dư, Zn và Ni tan hết còn lại 16 gam Cu.
- Tại t =25 giờ 36 phút = 1536 phút, nCu(0) = 1 mol; nCu(t) = 0,25 mol.
 phút
k = 9,025x 10-4ph-1
phút
* Tại t = 29 giờ 44 phút = 1784 phút khi hoà tan hỗn hợp vào NaOH dư thì kẽm tan hết, còn lại Cu và Ni. Từ 1 mol Cu ban đầu sau 1784 phút
 nCu + nNi = 0,504 mol nZn = 1 - 0,504 = 0,496 mol.
* Theo (3) = 9,025 x10-4ph-1x1784 ph = 1,61006.
 nCu(1784) = 0,19988 » 0,20 mol.
nCu(đã phân rã) = 1 - 0,2 = 0,80 mol.
nCu(đã phân rã ở phản ứng (1)) = nZn (1) = 0,496 mol.
nCu(đã phân rã ở phản ứng (2)) = 0,800 - 0,496 = 0,304 mol = nNi (2).
* do đó k1 = 1,6316 k2.
Mặt khác k1 + k2 = 0,0009025
 k2 + 1,6316k2 = 0,0009205
Từ đó k2 = 3,4295.10-4 » 3,43.10-4.
 k1 = 5,5955. 10-4 » 5,56.10-4.
2. Từ 1 mol 64Cu ban đầu, thời gian để còn lại 0,1 mol 64Cu :
 t = 2551 phút.
3. Từ 1 mol 64Cu ban đầu,sau t phút tạo thành nZn = 0,30 mol.
nNi= 
nZn + nNi = 0,30 + 0,184 = 0,484 mol.
nCu = 1,000 - 0,484 = 0,516 mol.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4: Công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất silic có độ tinh khiết cao phục vụ cho công nghệ bán dẫn được thực hiện bằng phản ứng:
	SiO2 (r) + 2C (r) Si (r) + 2CO (k)	(1)
1. Không cần tính toán, chỉ dựa vào sự hiểu biết về hàm entropi, hãy dự đoán sự thay đổi (tăng hay giảm) entropi của hệ khi xảy ra phản ứng (1).
2. Tính của quá trình điều chế silic theo phản ứng (1), dựa vào các giá trị entropi chuẩn dưới đây:
3. Tính giá trị của phản ứng trên ở 25 oC. Biến thiên entanpi hình thành ở điều kiện tiêu chuẩn của SiO2 và CO có các giá trị: . 
4. Phản ứng (1) sẽ diễn ra ưu thế theo chiều thuận bắt đầu từ nhiệt độ nào?
	(Coi sự phụ thuộc của và vào nhiệt độ là không đáng kể).
Câu 4
(2,0 điểm)
1. Theo chiều thuận, phản ứng (1) tăng 2 mol khí. Trạng thái khí có mức độ hỗn loạn cao hơn trạng thái rắn, tức là có entropi lớn hơn. Vậy khi phản ứng xảy ra theo chiều thuận thì entropi của hệ tăng.
2. = 2+ - 2- = 2.197,6 + 18,8 - 2.5,7 - 41,8 = 360,8 JK-1 
3. = - T, trong đó = 
	= 2.(-110,5) + 910,9 = 689,9 (kJ)
	 = - T= 689,9 - 298 . 360,8.10-3 = 582,4 (kJ).
4. Phản ứng (1) sẽ diễn ra ưu thế theo chiều thuận khi bắt đầu có giá trị âm:
	= - T= 689,9 - T . 360,8.10-3 = 0 T = 1912 oK.
	Vậy từ nhiệt độ lớn hơn 1912 oK, cân bằng (1) sẽ diễn ra ưu tiên theo chiều thuận.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5: Đối với phản ứng thuận nghịch pha khí 2 SO2 + O2 2 SO3:
 a) Người ta cho vào bình kín thể tích không đổi 3,0 lít một hỗn hợp gồm 0,20 mol SO3 và 0,15 mol SO2. Cân bằng hóa học (cbhh) được thiết lập tại 250C và áp suất chung của hệ là 3,20 atm. Hãy tính tỉ lệ oxi trong hỗn hợp cân bằng.
 b) Cũng ở 250C, người ta cho vào bình trên chỉ mol khí SO3. Ở trạng thái cbhh thấy có 0,105 mol O2.Tính tỉ lệ SO3 bị phân hủy, thành phần hỗn hợp khí và áp suất chung của hệ 
Câu 5
a ) Xét 2 SO2 + O2 2 SO3 (1)
 ban đầu 0,15 0,20 
 lúc cbhh ( 0,15 + 2z) z (0,20 – 2z)
 Tổng số mol khí lúc cbhh là n1 = 0,15 + 2z + z + 0,20 – 2z = 0,35 + z
 Từ pt trạng thái: P1V = n1RT → n1 = P1V / RT = 3,2.3/0,082.298 0,393 → z = 0,043.
 Vậy x O = z / n1 = 0,043/ 0,393 = 0,1094 hay trong hh cb oxi chiếm 10,94%
1,0
b) 2 SO2 + O2 2 SO3 (2)
 ban đầu 0 0 y
 lúc cbhh 2. 0,105 0,105 (y – 2. 0,105).
Trạng thái cbhh được xét đối với (1) và (2) như nhau về T (và cùng V) nên ta có K = const; vậy: n/ (n.n) = const.
Theo (1) ta có n/ (n.n) = ( 0,20 – 2. 0,043)2 / (0,15 + 0,086)2. 0,043 = 5,43.
Theo (2) ta có n/ (n.n) = (y – 0,21)2/ (0,21)2.0,105 = 5,43. Từ đó có phương trình y2 – 0,42 y + 0,019 = 0. Giải pt này ta được y1 = 0,369; y2 = 0,0515 < 0,105
(loại bỏ nghiệm y2 này).
Do đó ban đầu có y = 0,369 mol SO3; phân li 0,21 mol nên tỉ lệ SO3 phân li là 56,91%
Tại cbhh tổng số mol khí là 0,369 + 0, 105 = 0,474 nên:
SO3 chiếm ( 0,159 / 0,474).100% = 33,54%; SO2 chiếm ( 0,21 / 0,474).100% = 44,30%;
O2 chiếm 100% - 33,54% - 44,30% = 22,16%.
 Từ pt trạng thái: P2V = n2RT → P2 = n2 RT/ V = 0,474.0,082.298/3 → P2 = 3,86 atm
0,5
0,5
Câu 6: 
1. Tính khối lượng NaOH phải cho vào 500ml dung dịch HCOONa 0,01M để pH của dung dịch thu được là 11,50 (bỏ qua sự thể tích trong quá trình hòa tan).
Cho biết pKa ( HCOOH) = 3,75; Kw (H2O) = 10-14
2.Một dung dịch X chứa HClO4 0,005M, Fe(ClO4)3 0,03M, MgCl2 0,01M.
Cho 100ml dung dịch NH3 0,1M vào 100ml dung dịch X thì thu được kết tủa A và dung dịch B. Xác định kết tủa A và pH của dung dịch B.
Cho biết:
NH4+ (pKa = 9,24); Mg(OH)2 (pKS = 11); Fe(OH)3 (pKS = 37).
Fe3+ + H2O Fe(OH)2+ + H+	K1 = 10-2,17
	Mg2+ + H2O Mg(OH)2+ + H+	K2 = 10-12,8
Đáp án
1. HCOO - + H2O HCOOH + OH- Kb = Ka-1 KW = 10-10,25
 C 0,01 x
 [ ] 0,01-y y x + y
Theo bài ra ta có pH = 11,5 [ H+] = 10-11,5 [OH-] = 10-2,5 = x + y
Theo ĐLTDKL 	giải được y = 1,78.10-10 và x = 3,16 .10-3 (mol/l)
Khối lượng NaOH cần thêm = 3,16.10-3 * 0,5 * 40 = 0,0632 gam.
1 điểm
2. Tính lại nồng độ sau khi trộn:
= 0,05M; = 0,005M; = 0,015M; = 0,0025M
Có các quá trình sau:
3NH3 + 3H2O + Fe3+ Fe(OH)3 + 3NH4+ K3 = 1022,72 (3)
2NH3 + 2H2O + Mg2+ Mg(OH)2 + 2NH4+ K4 = 101,48 (4)
NH3 + H+ NH4+ K5 = 109,24 (5)
Do K3, K5 >> nên coi như phản ứng (3), (5) xảy ra hoàn toàn
 3NH3 + 3H2O + Fe3+ ® Fe(OH)3 + 3NH4+
 0,05M 0,015M
 0,005M - 0,045M
 NH3 + H+ ® NH4+
 0,005M 0,0025M 0,045M
 0,0025M - 0,0475M
TPGH gồm: NH3 (0,0025M); NH4+ (0,0475M); Mg2+ (0,005M); H2O
Tính gần đúng pH của dung dịch B theo hệ đệm:
Hoặc tính theo cân bằng:
 NH3 + H2O NH4+ + OH- Kb = 10-4,76
Mặt khác [Mg2+].[OH-]2 = 4,16.10-15 < nên không có kết tủa Mg(OH)2. Vậy kết tủa A là Fe(OH)3
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7:
 Cân bằng các phương trình phản ứng sau đây theo phương pháp thăng bằng electron.
Cr2S3 + Mn(NO3)2 + Na2CO3 Na2CrO4 + Na2SO4 + Na2MnO4 + NO + CO2
K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 K2SO4 + MnSO4 + H2O
 2. Cho pin sau : H2(Pt), / H+: 1M // MnO: 1M, Mn2+: 1M, H+: 1M / Pt
Biết rằng sức điện động của pin ở 250 C là 1,5V.
 a) Hãy cho biết phản ứng thực tế xảy ra trong pin và tính ?
 b) Sức điện động của pin thay đổi như thế nào khi thêm một ít NaHCO3 vào nửa trái của pin?
Câu 7
1. a.Cr2S3 + 15Mn(NO3)2 + 20Na2CO3 2Na2CrO4 + 3Na2SO4 + 15Na2MnO4 + 30NO + 20CO2
 Cr2S3 2Cr+6 + 3S+6 +30e x 1
 Mn(NO3)2 +2e MnO42- +2NO x 15
b. 5K2SO3 + 2KMnO4 + 6KHSO4 9K2SO4 + 2MnSO4 + 3H2O
S+4 S+6 + 2e x 5
Mn+7 + 5e Mn+2 x 2
0,5
0,5
2. 
a. Phản ứng thực tế xảy ra trong pin:
 Do Epin = 1,5 V > 0 nên cực Pt - (phải) là catot, cực hiđro - (trái) là anot do đó phản ứng thực tế xảy ra trong pin sẽ trùng với phản ứng qui ước:
- Catot: MnO+ 8H+ + 5e Mn2+ + 4H2O
- Anot: H2 2H+ + 2e 
=> phản ứng trong pin: 2MnO+ 6H+ + 5H2 2Mn2+ + 8H2O
* Epin = E- E= 1,5 V
Þ E = 1,5 V
 b).Nếu thêm một ít NaHCO3 vào nửa trái của pin sẽ xảy ra pư:
HCO3- + H+ ® H2O + CO2
Þ giảm nên E= giảm , do đó:
Epin = (E- E) sẽ tăng
0,25
0,25
0,5
Câu 8: 1. Khi sục khí Cl2 qua dung dịch Ca(OH)2, tuỳ điều kiện phản ứng có thể cho muối CaOCl2 hay Ca(ClO)2.
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Sục khí CO2 từ từ tới dư qua dung dịch CaOCl2 và dung dịch Ca(ClO).Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một mẫu than có chứa tạp chất S. Khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 1,5M được dung dịch A, chứa 2 muối và có xút dư. Cho khí Cl2 (dư) sục vào dung dịch A, sau khi phản ứng xong thu được dung dịch B, cho dung dịch B tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được a gam kết tủa, nếu hoà tan lượng kết tủa này vào dung dịch HCl dư còn lại 3,495 gam chất rắn.
1. Tính % khối lượng C; S trong mẫu than, tính a.
2. Tính nồng độ mol/lít các chất trong dung dịch A, thể tích khí Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng
Câu 8
1. a) 	Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O
 	2Cl2 + 2Ca(OH)2 = CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O
	 (dung dịch)
b) 	CO2 + 2CaOCl2 + H2O = CaCO3¯ + CaCl2 + Cl2O
 	CO2 + CaCO3 = Ca(HCO3)2
 	CO2 + Ca(ClO)2 + H2O = CaCO3 ¯ + 2HClO
 	CO2 + CaCO3 = Ca(HCO3)2
2. Phương trình phản ứng: 	
 C + O2 ® CO2	(1) 
x x (mol)	 
S + O2 ® SO2	(2)
y	 y (mol)
Gọi số mol C trong mẫu than là x; số mol S trong mẫu than là y ® 12x + 32y = 3.
Khi cho CO2; SO2 vào dung dịch NaOH dư:
CO2 + 2NaOH ® Na2CO3 + H2O	(3)
SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O	(4)
Cho khí Cl2 vào dung dịch A (Na2CO3; Na2SO3; NaOH dư)
Cl2 + 2NaOH ® NaClO + NaCl + H2O	(5)	 
2NaOH + Cl2 + Na2SO3 ® Na2SO4 + 2NaCl + H2O	(6)
Trong dung dịch B có: Na2CO3; Na2SO4; NaCl; NaClO. Khi cho BaCl2 vào ta có:
BaCl2 + Na2CO3 ® BaCO3¯ + 2NaCl	(7)
	 	x x
BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ + 2NaCl	(8)
	 	 y	 y
Hoà tan kết tủa vào dung dịch HCl có phản ứng, BaCO3 tan.
Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + CO2­ + H2O
Vậy : BaSO4 = 3,495 g = 0,015mol
Vậy y = 0,015 mol ® mS = 0,48 gam ® %S = 16%
	mC = 2,52 gam ® %C = 84%
1. a gam kết tủa = 3,495 + (137 + 60) = 41,37 gam
2. Dung dịch A gồm: Na2CO3; Na2SO3; NaOH(dư)
[ Na2CO3 ] = 0,21: 0,5 = 0,12M
[ Na2SO3 ] = 0,015: 0,5 = 0,03M
[ NaOH ] = = 0,6M
3. Thể tích Cl2 (đktc) tham gia phản ứng: MCl2 = 1 . 0,3/2 ® VCl2 = 0,3 . 22,4/2 = 3,36 lít
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 9:( 3,0 điểm)
Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng mang bốn số lượng tử như sau:
n = 3; l = 1; m = -1; ms = -
a) Xác định tên nguyên tố X, vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn (X không phải là khí hiếm). 
b) Cho 12,9 gam hợp chất A (chứa nguyên tố X) vào 100 ml H2O; phản ứng xảy ra mãnh liệt, thu được dung dịch B chứa một chất tan. Cho Ba(NO3)2 dư vào dung dịch B t

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2013- Lương Văn Tuỵ ĐBBB.doc