Đề kiểm tra Sinh học lớp 11 - Mã đề 667 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 627Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học lớp 11 - Mã đề 667 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Sinh học lớp 11 - Mã đề 667 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 667
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: SINH HỌC LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút; 35 câu trắc nghiệm
Họ, tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:................
Câu 1: Ở động vật ăn thực vật có dạ dày 4 túi, thức ăn được hấp thu bớt nước tại
A. dạ tổ ong.	B. dạ lá sách.	C. dạ cỏ.	D. dạ múi khế.
Câu 2: Nhóm động vật nào dưới đây có dạ dày đơn?
A. Trâu, bò, cừu, dê.	B. Ngựa, thỏ, chuột.
C. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.	D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
Câu 3: Bào quan thực hiện quang hợp là
A. gôngi.	B. ti thể.	C. lục lạp.	D. ribôxôm.
Câu 4: Cho các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm như sau:
	I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
	II. Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp.
	III. Bảo quản khô.	
 IV. Bảo quản lạnh.
Hiện nay, người ta thường sử dụng các biện pháp nào trong các biện pháp nêu trên để bảo quản nông sản, thực phẩm?
A. I, III, IV.	B. II, III, IV.	C. I, II, IV.	D. I, II, III.
Câu 5: Cho các yếu tố sau:
 (1) Lực co của tim. (4) Khối lượng máu.
 (2) Nhịp tim. (5) Số lượng hồng cầu.
 (3) Độ quánh của máu. (6) Sự đàn hồi của mạch máu.
Trong các yếu tố trên, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp?
A. 1.	B. 6.	C. 3.	D. 5.
Câu 6: Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra chu trình Canvin?
A. Nhóm thực vật C4.	B. Nhóm thực vật CAM.
C. Nhóm thực vật C3.	D. Nhóm thực vật C4 và CAM.
Câu 7: Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật thể hiện như thế nào?
A. Pha sáng cung cấp ADP và NADP+ cho pha tối để tổng hợp nên ATP và lực khử NADPH.
B. Pha sáng cung cấp ATP và lực khử NADPH cho pha tối đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat.
C. Sản phẩm của pha sáng gồm ATP, NADPH và O2; Sản phẩm của pha tối là cacbohiđrat.
D. Pha tối sử dụng ATP và NADPH của pha sáng, đồng thời cung cấp ADP và NADP+ cho pha sáng.
Câu 8: Cần phải cung cấp nguyên tố khoáng nào sau đây cho cây khi lá có màu vàng?
A. Lưu huỳnh.	B. Photpho	C. Magiê.	D. Canxi.
Câu 9: Cân bằng nội môi là
A. duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào. 
B. duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.
C. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. 
D. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.
Câu 10: Ở người quá trình trao đổi khí O2 và CO2 được diễn ra ở cấu trúc nào sau đây?
A. Bề mặt túi khí.	B. Bề mặt khí quản.	C. Bề mặt phế quản.	D. Bề mặt phế nang.
Câu 11: Vi sinh vật nào có khả năng cố định nitơ trong khí quyển theo con đường sinh học?
A. Vi khuẩn amôn hóa.	B. Vi khuẩn lam.
C. Vi khuẩn lactic.	D. Vi khuẩn nitrat hóa.
Câu 12: Tại sao trong nông nghiệp, sau một số vụ luân canh các loại cây trồng khác nhau, người ta thường trồng các loài cây họ Đậu?
A. Vì trong rễ của các loài cây họ Đậu có nhóm vi khuẩn tạo nốt sần thuộc chi Rhizobium có khả năng chuyển hóa N2 khí quyển thành đạm (NO3-) cung cấp cho đất.	
B. Vì trong rễ của các loài cây họ Đậu có nhóm vi khuẩn tạo nốt sần thuộc chi Rhizobium có khả năng chuyển hóa N2 khí quyển thành đạm (NH4+) cung cấp cho đất.
C. Vì khi trồng luân canh các loài cây khác nhau thường làm cho đất ngày càng nghèo dinh dưỡng, phá vỡ tính chất của đất nên trồng các cây họ Đậu để cải tạo đất.	
D. Vì các loài cây họ Đậu có tác dụng cải tạo đất nông nghiệp như làm tăng độ ẩm, đất tơi xốp, tăng hàm lượng mùn và bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng.
Câu 13: Các con đường thoát hơi nước chủ yếu
A. qua khí khổng và qua cutin.	B. qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá.
C. qua thân, cành và lá.	D. qua cành và khí khổng của lá.
Câu 14: Vai trò điều tiết của hoocmôn do tuyến tuỵ tiết ra là
A. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cao.	
B. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu thấp.	
C. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng cao.	
D. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng thấp.
Câu 15: Sự thông khí ở phổi của các loài lưỡng cư nhờ
A. sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
B. sự vận động của các chi.
C. các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
D. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
Câu 16: Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?
A. Cá, lưỡng cư và bò sát.
B. Lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
C. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu.
D. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu và cá.
Câu 17: Nội dung nào sau đây nói không đúng về hô hấp sáng?
A. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
B. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, tiêu tốn rất nhiều sản phẩm của quang hợp (30 – 50%).
C. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4 với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, perôxixôm, ty thể.
D. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
Câu 18: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Vì nồng độ Na+ trong máu giảm.	B. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
C. Do ăn mặn hoặc mất mồ hôi.	D. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
Câu 19: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào?
A. Gian bào và tế bào nội bì.	B. Gian bào và tế bào biểu bì.
C. Gian bào và tế bào chất.	D. Gian bào và màng tế bào.
Câu 20: Vì sao sự trao đổi khí ở chim đạt hiệu quả cao nhất?
A. Vì phổi của chim có nhiều túi khí đồng thời có đời sống bay lượn nên thuận lợi cho việc trao đổi khí.
B. Vì phổi của chim có kích thước lớn, xốp, nhẹ nên thuận lợi cho việc trao đổi khí.
C. Vì phổi của chim có thêm các túi khí nên khi thở ra và hít vào đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
D. Vì phổi của chim có thêm các túi khí nên khi thở ra có không khí giàu O2 hơn khi hít vào.
Câu 21: Trật tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hoá của người là:
A. Miệng à thực quản à dạ dày à ruột già à ruột non.
B. Thực quản à dạ dày à ruột non à ruột già à miệng.
C. Thực quản à miệng à dạ dày à ruột non à ruột già.
D. Miệng à thực quản à dạ dày à ruột non à ruột già.
Câu 22: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.
C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.
D. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
Câu 23: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?
A. Manh tràng phát triển.	B. Dạ dày đơn.
C. Răng nanh phát triển.	D. Ruột ngắn.
Câu 24: Giai đoạn đường phân của quá trình hô hấp ở thực vật xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
A. Tế bào chất.	B. Ti thể.	C. Lục lạp.	D. Nhân.
Câu 25: Tiêu hoá là quá trình
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và tạo năng lượng.
C. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 26: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật theo thứ tự là:
A. Tim à Động mạch à Mao mạch àTĩnh mạch à Tim.
B. Tim à Mao mạch àTĩnh mạch à Động mạch à Tim.
C. Tim à Động mạch à Tĩnh mạch à Mao mạch à Tim.
D. Tim à Tĩnh mạch à Mao mạch à Động mạch à Tim.
Câu 27: Trong hệ tuần hoàn kín, máu lưu thông
A. với tốc độ chậm và trộn lẫn dịch mô.	B. với tốc độ nhanh và trộn lẫn dịch mô.
C. với tốc độ chậm và không trộn lẫn dịch mô.	D. với tốc độ nhanh và không trộn lẫn dịch mô.
Câu 28: Khi không có ánh sáng cây non mọc như thế nào?
A. Mọc bình thường và có màu vàng úa.	B. Mọc vống lên và có màu vàng úa.
C. Mọc vống lên và có màu xanh.	D. Mọc bình thường và có màu xanh.
Câu 29: Con đường phân giải kị khí và hiếu khí có giai đoạn chung là
A. tổng hợp Axetyl – CoA.	B. đường phân.
C. chuỗi chuyền êlectron.	D. chu trình Crep.
Câu 30: Carôtenôit có nhiều trong mẫu vật nào sau đây?
A. Lá xanh.	B. Củ khoai mì.	C. Lá xà lách.	D. Quả gấc chín.
Câu 31: Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì
A. tim được cung cấp chất dinh dưỡng thường xuyên.
B. tim có tính tự động.
C. trong một chu kì tim, thời gian làm việc của tâm thất và tâm nhĩ đều ngắn hơn thời gian nghỉ ngơi.
D. trong tim có nút xoang nhĩ phát điện liên tục.
Câu 32: Các cây dây leo quấn quanh những cây gỗ chủ yếu là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng đất.	B. Hướng sáng.	C. Hướng tiếp xúc.	D. Hướng nước.
Câu 33: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở những cây thân gỗ cao là
A. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).
B. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).
C. lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 34: Căn cứ vào những yếu tố nào để tưới nước hợp lí cho cây trồng?
 (1) Căn cứ vào pha sinh trưởng của cây. 
 (2) Căn cứ vào nhu cầu nước của từng loại cây.
 (3) Căn cứ vào số khí khổng có trong lá. 
 (4) Căn cứ vào điều kiện thời tiết.
 (5) Căn cứ vào tính chất vật lí, hóa học của đất. 
 (6) Căn cứ vào sự đóng mở khí khổng của lá.
A. 1, 2, 4, 5.	B. 1, 2, 3, 4.	C. 3, 4, 5, 6.	D. 2, 3, 4, 6.
Câu 35: Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào?
A. Thụ động và chủ động.	B. Chủ động.
C. Khuếch tán.	D. Thụ động.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH HOC 11_Ma de 667.doc