Đề kiểm tra Sinh học lớp 11 - Mã đề 594 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học lớp 11 - Mã đề 594 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Sinh học lớp 11 - Mã đề 594 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 594
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 -2017 
MÔN: SINH HỌC LỚP 11
Thời gian làm bài:45 phút; 
(35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:.....................................................................Số báo danh:........................
Câu 1: Khi nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
A. Hấp thụ bị động.	B. Hấp thụ chủ động.	C. Thẩm thấu.	D. Khuếch tán.
Câu 2: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân cho cây trồng là
A. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.
B. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa.
C. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.
D. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây.
Câu 3: Cây trồng hấp thụ nitơ dưới dạng:
A. N2, NH3+.	B. N2, NO3- .	C. NH4+, NO3-.	D. NO2-, NO3-.
Câu 4: Các cây dây leo quấn quanh các cây gỗ lớn chủ yếu là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng sáng.	B. Hướng đất.	C. Hướng nước.	D. Hướng tiếp xúc.
Câu 5: Huyết áp là
A. áp lực máu khi tâm thất dãn.	B. áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
C. áp lực máu khi tâm thất co.	D. áp lực máu khi tâm nhĩ co.
Câu 6: Trong hệ mạch, vì sao máu chảy ở mao mạch là chậm nhất?
A. Vì số lượng mao mạch ít.	B. Vì mao mạch ở xa tim.
C. Vì áp lực co bóp của tim giảm.	D. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.
Câu 7: Tiêu hóa là quá trình:
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng.
D. tạo các chất dinh dưỡng và năng lượng.
Câu 8: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. trung ương thần kinh.	B. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
C. các cơ quan như: thận, gan, tim, phổi	D. tuyến nội tiết.
Câu 9: Rễ cây có các kiểu hướng động là:
A. Hướng đất dương, hướng nước dương, hướng sáng âm.
B. Hướng sáng dương, hướng nước dương, hướng hoá dương.
C. Hướng đất dương, hướng nước dương, hướng sáng dương.
D. Hướng đất dương, hướng sáng dương, hướng nước âm.
Câu 10: Vì sao lá cây có màu xanh lục?
A. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu lục.
B. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtênôit) hấp thụ ánh sáng màu lục.
C. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu lục.
D. Vì các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ.
Câu 11: Hô hấp sáng là quá trình
A. hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ở trong bóng tối.
B. hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ở ngoài sáng.
C. hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
D. hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở trong bóng tối.
Câu 12: Sản phẩm của quá trình cố định nitơ phân tử theo con đường sinh học là
A. N2.	B. NO3-.	C. NO2-.	D. NH3.
Câu 13: Cho các nhận định sau về hoạt động của tim và hệ mạch:
(1). Huyết áp tối đa đạt được lúc tâm thất co, huyết áp tối thiểu đạt được lúc tâm thất dãn.
(2). Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.
(3). Khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, khi tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm.
(4). Trình tự hoạt động của một chu kì tim là pha co tâm thất, pha co tâm nhĩ, pha dãn chung.
(5). Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian hoạt động.
Số nhận định không đúng là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 14: Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng phổi?
A. Cá, tôm, cua.	B. Châu chấu, giun.	C. Ếch, trai, ốc.	D. Chim, thú.
Câu 15: Thú ăn thịt không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Manh tràng phát triển.	B. Ruột ngắn.
C. Dạ dày đơn.	D. Răng nanh phát triển.
Câu 16: Trong pha sáng quang hợp, sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành hóa năng trong ATP và NADPH?
A. Diệp lục b.	B. Diệp lục a.
C. Diệp lục a, diệp lục b.	D. Diệp lục a, diệp lục b và carôtenôit.
Câu 17: Vì sao động vật có phổi (chim, thú) không hô hấp được khi ở dưới nước?
A. Vì cấu tạo của phổi rất ít phế nang không phù hợp với sự hô hấp trong nước.
B. Vì phổi không thải được CO2 vào nước.
C. Vì phổi không hấp thu được O2 có trong nước.
D. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được.
Câu 18: Ở thực vật, con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm
A. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
B. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
C. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
Câu 19: Trong dạ dày cơ của gà tìm thấy cả những viên sỏi, điều này là do
A. dạ dày cơ của gà rất khỏe, có thể nghiền nát cả sỏi.
B. sỏi là một trong các nguồn bổ sung chất khoáng cho gà.
C. sỏi có hình dạng giống các loại hạt nên gà ăn nhầm.
D. gà nuốt các hạt sỏi vào để làm tăng hiệu quả nghiền hạt.
Câu 20: Thành phần của dịch mạch gỗ chủ yếu gồm:
A. Saccarozơ và các axit amin.	B. Axit và hooc môn.
C. Nước và các ion khoáng .	D. Axitamin và vitamin .
Câu 21: Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất từ dạng NH4+ thành dạng NO3- nhờ hoạt động của nhóm vi sinh vật nào?
A. Vi khuẩn amôn hóa.
B. Vi khuẩn nitrit hóa.
C. Vi khuẩn nitrat hóa.
D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
Câu 22: Trong ống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu chủ yếu ở
A. ruột non.	B. dạ dày.	C. ruột già.	D. miệng.
Câu 23: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo gồm các bộ phận:
A. Tim, động mạch, tĩnh mạch, máu.	B. Tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
C. Tim, máu và nước mô.	D. Tim, mao mạch, máu, dịch mô.
Câu 24: Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ
A. động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.	B. tĩnh mạch → mao mạch → động mạch.
C. động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.	D. mao mạch → động mạch → tĩnh mạch.
Câu 25: Khí khổng đóng ban ngày và mở vào ban đêm để tiết kiệm nước tối đa, là đặc điểm đặc trưng cho nhóm thực vật nào?
A. Thực vật C4 và thực vật CAM.	B. Thực vật C4.
C. Thực vật CAM.	D. Thực vật C3.
Câu 26: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá theo hình thức nào?
A. Tiêu hoá ngoại bào.
B. Tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hoá nội bào và ngoại bào.
D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 27: Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?
A. Năng lượng ánh sáng.	B. ATP và NADPH.
C. H2O và O2.	D. O2 và ATP.
Câu 28: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào?
A. Con đường gian bào và tế bào nội bì.	B. Con đường gian bào và tế bào biểu bì.
C. Con đường gian bào và màng tế bào.	D. Con đường gian bào và tế bào chất.
Câu 29: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hoà diễn ra theo trật tự nào?
A. Gan à Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể à Insulin à Glucôzơ trong máu giảm.
B. Gan à Insulin à Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm.
C. Tuyến tuỵ à Insulin à Gan và tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm.
D. Tuyến tuỵ à Gan và tế bào cơ thể à Insulin à Glucôzơ trong máu giảm.
Câu 30: Cân bằng nội môi là
A. duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.
B. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.
C. duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.
D. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
Câu 31: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
A. Cửa miệng mở ra, nền khoang miệng hạ xuống, nắp mang đóng.
B. Cửa miệng mở ra, nền khoang miệng hạ xuống, nắp mang mở.
C. Cửa miệng mở ra, nền khoang miệng nâng lên, nắp mang mở.
D. Cửa miệng mở ra, nền khoang miệng nâng lên, nắp mang đóng.
Câu 32: Con đường phân giải kị khí ở thực vật diễn ra trong điều kiện
A. thiếu ATP và NADPH.	B. thiếu O2.
C. dư thừa nguyên liệu hô hấp.	D. thiếu enzym hô hấp.
Câu 33: Oxi được tạo ra trong pha sáng quang hợp được giải phóng từ
A. H2O.	B. diệp lục.	C. glucôzơ.	D. CO2.
Câu 34: Ý nào sau đây không phải là ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?
A. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 35: Quang hợp góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính vì
A. tích lũy năng lượng.	B. cố định CO2.
C. tạo ra lượng chất hữu cơ lớn.	D. giải phóng O2 và hấp thụ CO2.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH HOC 11_Ma de 594.doc