Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến
ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ LAGI	 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 8
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN	 Môn : Lịch sử - Thời gian : 45 phút
 Lớp : 9 - Năm học : 2016 – 2017
 MA TRẬN
-Cấp độ
-Chủ đề
Chuẩn KT, KN cần kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TN
KQ
TL
TL
Chủ đề 1: 
Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
* KT
1. Tình hình LX và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ 2.
 2. Những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
 3. Tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
4. Nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.
Số câu: 2
Số câu: 1
Số câu
Số câu
Số câu
Số câu: 3
Số câu : 3
Số điểm : 4
Tỉ lệ : 40%
Số điểm: 2 
Số điểm: 2
Số điểm
Số điểm
Số điểm
Số điểm: 
4 = 40%
Chủ đề 2:
Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ năm 1945 đến nay.
* KT
1. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.
2. Tình hình chung của các nước châu Á, Đông Nam Á, châu Phi, Mĩ La -tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
3. Sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa lịch sử. 
4. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.
5. Nguyên nhân đưa tới tình trạng nghèo đói, lạc hậu, xung đột, nội chiến ở các nước châu Phi.
6. Kết quả công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba và mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với Cu-ba.
Số câu: 1
Số câu
Số câu:
Số câu: 1
Số câu: 1 
Số câu: 3
Số câu : 3
Số điểm : 6
Tỉ lệ : 60 %
Số điểm: 1
Số điểm
Số điểm: 
Số điểm: 3
Số điểm: 2 
Số điểm: 6 = 60%
Tổng số câu: 
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ %: 100
Sc TN: 3
Sc TL: 1
Sc
TN:
Sc TL: 1
Sc TL: 1
Số câu: 6
Số điểm : 10
100%
SĐ: 5
SĐ: 3
SĐ:2
Số câu: 4
Số điểm: 5 
50%
Số câu: 1
Số điểm: 3
30%
Số câu: 1
Số điểm: 2
20%
Phê duyệt của TTCM GV ra đề 
Đinh Hữu Huynh Nguyễn Thị Thu Hồng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45’ SỬ 9 HỌC KÌ I
A/ Trắc nghiệm:
Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.
Bài 4: Các nước châu Á.
Bài 5: Các nước Đông Nam Á.
Bài 6: Các nước châu Phi.
Bài 7: Các nước Mĩ La-tinh.
B/ Tự luận:
Câu 1: Tại sao nói từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á có sự căng thẳng và phân hóa trong đường lối đối ngoại ? 
Câu 2: Nêu nguyên nhân và quá trình khủng hoảng tan rã của Liên bang Xô Viết?
Câu 3: Những nét chung về các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 4 : Dựa vào sự hiểu biết của em hãy nêu một số mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba? 
Câu 5: Tình hình chung của các nước ĐNÁ trước và sau Chiến tranh thế giới thứ 2? 
Câu 6 : Tình hình chung của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 7 : Những nét nổi bật của châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 8: Nêu những thành tựu về kinh tế và khoa học-kĩ thuật của Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? 
Câu 9 : Theo em, những nguyên nhân nào đưa tới tình trạng nghèo đói, lạc hậu, xung đột, nội chiến ở các nước châu Phi hiện nay? 
Câu 10 : Nét chính về tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Trường THCS Tân Tiến
Họ và tên học sinh :..
Lớp :.. Điểm
KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 8) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 9 (Đề 1)
Thời gian : 45 phút
I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm – 10 phút)
Câu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng (1điểm)
1/ Với việc chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949, Liên Xô đã phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của.
 A/ Anh C/ Mĩ
 B/ Đức	 D/ Pháp
2/ Tháng 9/1949, nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập ở 
A/ Tây Đức C/ Nam Đức
B/ Đông Đức	 D/ Bắc Đức
3/ Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể vào thời gian
A/ ngày 1/7/1999 C/ ngày 1/7/1992 
B/ ngày 1/7/1990 D/ ngày 1/7/1991
4/ Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương có tên viết tắt theo tiếng Anh là
A/ AU 	 C/ SEATO	
B/ NATO	 D/ SEV
Câu 2 : Nối mỗi ý ở cột A với 1 ý ở cột B cho phù hợp. (1điểm)
(A) Thời gian
(B) Sự kiện chính
Nối ý cột (A) và (B)
1/ năm 1954-1962
A/ Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Ma Cao
1 -
2/ tháng 12/1999
B/ An-giê-ri tuyên bố độc lập
2 -
3/ tháng 9/1954
C/ Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh
3 -
4/ tháng 8/1945
D/ Anh trao trả độc lập cho Phi-líp-phin
4 -
E/ Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO)
Câu 3 : Chọn và điền từ hoặc cụm từ trong ngoặc vào chỗ trống () sao cho đúng để thể hiện rõ sự khủng hoảng kinh tế và chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX.(1điểm)
(công nghiệp, tăng lên, công nhân, giảm sút, nông dân)
 Sản xuất  và nông nghiệp suy giảm; buôn bán với nước ngoài ; số tiên nợ nước ngoài  Các cuộc đình công của  kéo dài, quần chúng xuống đường biểu tình Chính phủ nhiều nước Đông Âu đã đàn áp các phong trào quần chúng, không đề ra các cải cách cần thiết và đúng đắn
Trường THCS Tân Tiến
Họ và tên học sinh :
Lớp : KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 8) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 9 (Đề 1)
Thời gian : 45 phút	
II/ TƯ LUẬN : (7 điểm – 35 phút)
Câu 1: Tình hình chung của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? (3,0 điểm)
Câu 2: Nêu những thành tựu về kinh tế và khoa học-kĩ thuật của Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? (2,0 điểm)
Câu 3 : Tại sao nói từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á có sự căng thẳng và phân hóa trong đường lối đối ngoại ? (2,0 điểm)
Trường THCS Tân Tiến
Lớp :.. 
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 8 ) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 9 (Đề 1)
Thời gian : 45 phút	
I/ Trắc nghiệm : (3điểm)
 Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Câu 
1
2
3
4
Trả lời
C
A
D
B
Câu 2 : Nối ý :(1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Ý 
1
2
3
4
Trả lời
B
A
E
C
Câu 3 : Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm)
Công nghiệp, giảm sút
Tăng lên, công nhân
II/ Tự luận: ( 7.0 điểm ) 
Câu
Nội dung cần đạt
TĐ
1
Tình hình chung của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi khắp châu Phi, sớm nhất là Bắc Phi với thắng lợi của Ai Cập và An - giê- ri.
- Năm 1960 có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập à “ Năm châu Phi” 
- Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, thu nhiều thành tích 
- Từ cuối những năm 80 của TK XX: tình hình châu Phi ngày càng khó khăn, không ổn định.
 + Nhiều nước vẫn còn đói nghèo, lạc hậu, nợ nần chồng chất ,dịch bệnh. 
 + Xung đột nội chiến do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo. 
- Thành lập nhiều tổ chức khu vực, để giúp đỡ, hợp tác cùng nhau, lớn nhất là tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU ). 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
2
 Những thành tựu về kinh tế và khoa học-kĩ thuật của Liên Xô 
- Kinh tế : 
 + Là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới 
 + Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6% 
 + Chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới . 
- Khoa học - kĩ thuật :
 + Là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người. 
 + 1957 Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. 
 + 1961 Phóng tàu “Phương Đông” đưa con người lần đầu tiên bay vòng trái đất. 
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
3
Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á có sự căng thẳng và phân hóa trong đường lối đối ngoại do:
 + Mĩ can thiệp vào , thành lập khối quân sự SEATO (1954) 
 + Thái Lan, Phi –lip-pin trở thành đồng minh của Mĩ, tham gia khối SEATO.
 + Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia: kiên quyết đấu tranh chống lại sự xâm lược và can thiệp của Mĩ . 
 + In –đô-nê-xi- a , Miến Điện: thi hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.	
0,5 đ
0,5 đ
0,5đ 
0,5 đ
Trường THCS Tân Tiến
Họ và tên học sinh :.
Điểm
Lớp : KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 8 ) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 9 (Đề 2)
Thời gian : 45 phút
I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm – 10 phút)
Câu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng (1điểm)
1/ Theo như thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô – Mĩ – Anh, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng khu vực. 
A/ phía đông nước Đức C/ phía tây nước Đức 
B/ phía nam nước Đức D/ phía bắc nước Đức
2/ Tổng thống Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống vào thời gian 
A/ ngày 25/12/1993 C/ ngày 25/12/1991
B/ ngày 25/12/1992	 D/ ngày 25/12/1993
3/ Ngày 8/ 1/ 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập có tên viết tắt theo tiếng Anh là
A/ SNG C/ SAV
B/ SEV D/ EU
4/ Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập ban đầu gồm
 A/ 8 nước C/ 6 nước
 B/ 7 nước D/ 5 nước 
Câu 2 : Nối mỗi ý ở cột A với 1 ý ở cột B cho phù hợp. (1điểm)
(A) Thời gian
(B) Sự kiện chính
Nối ý cột (A) và (B)
1/ ngày 17/8/1945
A/ Lào tuyên bố độc lập.
1 -
2/ ngày 12/10/1945
B/ Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ.
2 -
3/ năm 1993
C/ Nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc .
3 -
4/ năm 1946-1949
D/ Ai Cập giành được độc lập.
4 -
E/ In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập.
Câu 3 : Chọn và điền từ hoặc cụm từ trong ngoặc vào chỗ trống () sao cho đúng để thể hiện chính sách đối ngoại của Liên Xô từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX (1điểm)
( vững chắc, hòa bình, ủng hộ, đế quốc, thực dân)
 Về đối ngoại, Nhà nước Xô viết chủ trương duy trì  thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước; đồng thời tích cực . cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa ., giành độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức. Liên Xô trở thành chỗ dựa  của hòa bình và cách mạng thế giới
Trường THCS Tân Tiến
Họ và tên học sinh :.
Lớp :  KIỂM TRA 1TIẾT (TIẾT 8 ) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 9 (Đề 2)
Thời gian : 45 phút	
II/ TƯ LUẬN : (7 điểm – 35 phút)
Câu 1: Nét chính về tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? (2,0 điểm)
Câu 2 : Dựa vào sự hiểu biết của em hãy nêu một số mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba? (2,0 điểm)
Câu 3 : Những nét nổi bật của châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? (3,0 điểm)
Trường THCS Tân Tiến
Lớp : 
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1TIẾT (TIẾT 8 ) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 9 (Đề 2)
Thời gian : 45 phút
I/ Trắc nghiệm : (3điểm)
Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Câu 
1
2
3
4
Trả lời
A
C
B
C
Câu 2 : Nối ý :(1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Ý 
1
2
3
4
Trả lời
E
A
B
C
Câu 3 : Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm)
Hòa bình, ủng hộ
Thực dân, vững chắc
II/ Tự luận: ( 7.0 điểm ) 
Câu
Nội dung cần đạt
TĐ
1
Nét chính về tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai 
- Tình hình : Đất nước bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề.
- Kết quả :
+ Thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm lần thứ tư (1946 – 1950) trước thời hạn. 
+ Công nghiệp tăng 73%, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. 
+ Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử. 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2
Một số mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa VN và Cu-ba (HS có thể nêu VD khác, mỗi VD 1điểm)
- Tháng 4/2012: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị nước CH Cu-ba theo lời mời của Đại tướng Ra-un Ca-xtơ-rô Ru-xơ
- Ngày 8/7/2012, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với đồng chí Raul Castro Ruz, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba.
1,0đ
1,0đ
3
Những nét nổi bật của châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai 
- Sau chiến tranh TG thứ hai
 + Cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên khắp Châu Á
 + Cuối năm 50 phần lớn các nước Châu Á giành độc lập: Trung Quốc, Ấn Độ....
- Nửa cuối thế kỷ XX tình hình Châu Á không ổn định..
+ Chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc nổ ra ở Trung Đông, ĐNÁ..
+ Các nước ĐQ duy trì ách thống trị, chiếm giữ các vị trí chiến lược quan trọng..
+ Sau “ chiến tranh lạnh” xảy ra xung đột, ly khai, khủng bố ở 1 số nước. 
- Từ nhiều thập niên qua:.
+ Một số nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế: Hàn Quốc,Trung Quốc,.. 
+ Ấn Độ : “ Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, phát triển về công nghệ phần mềm, công nghệ thông tin và viễn thông.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Trường THCS Tân Tiến
Họ và tên học sinh :
Điểm
Lớp :. KIỂM TRA 1TIẾT (TIẾT 8 ) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 9 (Đề 3)
Thời gian : 45 phút
I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm – 10 phút)
Câu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng (1điểm)
1/ Theo như thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô – Mĩ – Anh, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng khu vực. 
A/ phía nam nước Đức C/ phía tây nước Đức 
B/ phía bắc nước Đức D/ phía đông nước Đức
2/ Hai nhà nước Đông Đức và Tây Đức sau khi ra đời đều chịu sự ảnh hưởng của
A/ Mĩ, Anh C/ Anh, 
B/ Mĩ, Liên Xô	 D/ Mĩ, Pháp
3/ Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế vào thời gian
 A/ năm 1975 C/ năm 1987
 B/ năm 1978 D/ năm 1897
4/ Khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu khởi đầu từ
A/ Ba Lan C/ Tiệp Khắc
B/ Nam Tư	 D/ An-ba-ni
Câu 2 : Nối mỗi ý ở cột A với 1 ý ở cột B cho phù hợp. (1điểm)
(A) Thời gian
(B) Sự kiện chính
1/ ngày 8/8/1967
A/ ASEAN lập Diễn đàn khu vực (viết tắt theo tiếng Anh là ARF).
2/ năm 1984 
B/ Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ
3/ năm 1994
C/ Bru-nây tham gia vào tổ chức ASEAN
4/ tháng 2/1976
D/ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập
E/ Các nước ASEAN kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li.
Câu 3 : Chọn và điền từ hoặc cụm từ trong ngoặc vào chỗ trống () sao cho đúng thể hiện ý nghĩa thành lập tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1điểm)
(chính trị, quân sự, Đông Âu, châu Á, châu Âu)
	Đây là một liên minh mang tính chất phòng thủ về  và  của các nước xã hội chủ nghĩa , nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước này, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hòa bình, an ninh của  và thế giới.
Trường THCS Tân Tiến
Họ và tên học sinh :..
Lớp :. KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 8 ) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 9 (Đề 3)
Thời gian : 45 phút	
II/ TƯ LUẬN : (7 điểm – 35 phút)
Câu 1: Nêu nguyên nhân và quá trình khủng hoảng tan rã của Liên bang Xô Viết? (2,0 điểm)
Câu 2: Những nét chung về các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? (3,0 điểm)
Câu 3: Theo em, những nguyên nhân nào đưa tới tình trạng nghèo đói, lạc hậu, xung đột, nội chiến ở các nước châu Phi hiện nay? (2,0 điểm)
Trường THCS Tân Tiến
Lớp :  ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 8) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 9 (Đề 3)
Thời gian : 45 phút	
I/ Trắc nghiệm : (3điểm)
Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Câu 
1
2
3
4
Trả lời
D
A
B
A
Câu 2 : Nối ý :(1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Ý 
1
2
3
4
Trả lời
D
C
A
E
Câu 3 : Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm)
Quân sự, chính trị
Đông Âu, châu Âu
II/ Tự luận: ( 7.0 điểm ) 
Câu
Nội dung cần đạt
TĐ
1
Nêu nguyên nhân và quá trình khủng hoảng tan rã của Liên bang Xô Viết
* Nguyên nhân:
- Năm 1973, thế giới lâm vào khủng hoảng. Ban lãnh đạo Liên Xô không đưa ra những cải cách cần thiết →Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. 
* Quá trình khủng hoảng tan rã 
- Sản xuất công, nông không tăng, đời sống nhân dân khó khăn, lương thực khan hiếm, tệ tham nhũng, quan liêu 
- Tháng 3 -1985, Goócbachốp đề ra đường lối cải tổ nhưng thất bại. 	 
- Ngày 21- 12-1991, Cộng đồng các quốc gia độc lập ( SNG ) thành lập, Liên bang Xô viết tan rã. 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2
 Những nét chung về các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ khắp Mĩ Latinh: 
+Tiêu biểu là cuộc cách mạng nhân dân ở Cu ba đầu năm 1959. 
+ Kết quả : Các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập và tiến hành các cải cách tiến bộ. 
- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trong: 
+ Công cuộc củng cố độc lập độc lập dân tộc. 
+ Dân chủ hóa đời sống chính trị. 
+ Tiến hành các cải cách dân chủ. 
- Tuy nhiên, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước gặp khó khăn. 
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
3
Nguyên nhân đưa tới tình trạng nghèo đói, lạc hậu, xung đột, nội chiến ở các nước châu Phi hiện nay:
- Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, làm tăng nguy cơ về thiên tai, địa hình sa mạc nhiều hơn đất canh tác. 
- Thể chế chính trị yếu kém, xã hội mất ổn định, nạn tham nhũng hành hoành. 
- Dịch bệnh tràn lan và đầu tư cho con người thấp. 
- Kinh tế kém phát triển. 
0,5 đ
0,5 đ
0,5đ 
0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • dockta su 9 hk 1 2016-2017 1 tiet.doc