Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: lịch sử năm học 2014 – 2015 thời gian làm bài: 150 phút

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1060Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: lịch sử năm học 2014 – 2015 thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: lịch sử năm học 2014 – 2015 thời gian làm bài: 150 phút
TRƯỜNG THCS XUÂN ĐÀI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2014 – 2015
Thời gian làm bài: 150 phút
 (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (14,0 ĐIỂM):
Câu 1: (3,0 điểm)
a) Trình bày sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX?
b) Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó
Câu 2: (6,0 điểm)
a) Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)?
b) Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?
Câu 3: (5,0 điểm)
a) Những biểu hiện của cuộc “chiến tranh lạnh” và hậu quả của nó đối với xã hội loài người.
b) Sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt, tình hình thế giới phát triển theo các xu thế nào?
c) Tại sao nói: “hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (6,0 ĐIỂM)
Câu 4: (3,5 điểm)
Những chuyển biến cơ bản trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Bằng những hiểu biết của em, hãy cho biết những yếu tố mới nào đã xuất hiện trong nền kinh tế và xã hội ở Việt Nam thời kì này?
Câu 5: (2,5 điểm)
a) Những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
b) Hãy cho biết mục đích của các thủ đoạn đó là gì?
************Hết*************
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (14,0 ĐIỂM)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3,0 điểm)
a) Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản:
- Khi Mĩ tiến hành chiến tranh Triều Tiên (6/1950) và chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự tăng trưởng thần kì, đứng thứ hai trong thế giới tư bản.
0,25
- GDP năm 1950 đạt 20 tỉ USD bằng 1/17 của Mĩ, GDP năm 1968 đạt 183 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
0,5
- Công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân (1950 – 1960) là 15%; (1961 – 1970) là 13,5%.
0,25
- Nông nghiệp: Cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa.
0,25
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
0,5
b) Nguyên nhân:
- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời, tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
0,25
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.
0,25
- Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ
0,25
- Con người được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù, có kỉ luật, tiết kiệm
0,5
Câu 2
(6,0 điểm)
a) Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)? (4,0 điểm)
* Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi dành được độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác, phát triển đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực
0,5
- Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêsia, Malaysia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan.
0,5
* Mục tiêu:
- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua hợp tác giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực
0,5
* Nguyên tắc:
- Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
- Hợp tác, phát triển có kết quả
0,75
* Quá trình phát triển:
- Ngày 7/1/1984, Brunây được kết nạp và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.
0,25
- Tháng 7/1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li (1976). Đây là cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á.
0,25
- 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN (là thành viên thứ 7)
0,25
- Tháng 7/1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN (là thành viên thứ 8 và 9)
0,25
- 30/4/1999, Campuchia gia nhập ASEAN (là thành viên thứ 10)
0,25
Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng chung trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á “hòa bình, ổn định” để cùng nhau phát triển phồn vinh.
0,5
b) Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN? (2,0 điểm)
* Thời cơ:
- Nền kinh tế Việt Nam hội nhập được vào nền kinh tế khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực.
- Tiếp thu các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến của thế giới, kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước trong khu vực; tạo điều kiện giao lưu, hợp tác về văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật
1,0
* Thách thức:
- Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệu với các nước trong khu vực. Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển kinh tế thì sẽ bị tụt hậu.
- Trong quá trình hội nhập văn hóa, nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộcVì vậy, phải đảm bảo nguyên tắc “hòa nhập” nhưng không “hòa tan”, làm đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
1,0
Câu 3
(5,0 điểm)
1. Những biểu hiện và hậu quả của “chiến tranh lạnh”: (1,5 điểm)
* Biểu hiện:
- Hai nước Mỹ - Xô từ là đồng minh chống Phát xít đã trở thành mâu thuẫn, đối đầu gay gắt.
0,25
- Mỹ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
0,25
- Mỹ và các nước đế quốc tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
0,25
- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.
0,25
* Hậu quả của nó đối với xã hội loài người:
- Gây nên tình trạng đối đầu, căng thẳng kéo dài giữa hai khối quân sự và hai phe. Đặt nhân loại có lúc như đứng trước bờ vực của cuộc chiến tranh thế giới mới.
0,25
- Các cường quốc đã chi khối lượng khổng lồ tiền của và sức lao động để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt. Trong khi tình trạng đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai vẫn hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới (nhất là châu Phi và châu Á).
0,25
2. Sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt, tình hình thế giới phát triển theo các xu thế nào: (1,5 điểm)
- Sau khi hai nước Xô – Mỹ đã chính thức tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” (12/1989). Tình hình thế giới có nhiều biến chuyển theo các xu hướng sau:
0,25
- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong mối quan hệ quốc tế. Các nước lớn tránh xung đột. Các cuộc xung đột khu vực đi dần vào thương lượng, giải quyết hòa bình các tranh chấp.
0,25
- Thế giới tiến tới xác lập một trật tự mới “đa cực”, nhiều trung tâm, trong lúc Mỹ chủ trương thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” để dễ bề chi phối, thống trị.
0,25
- Sau “chiến tranh lạnh”, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc lấy kinh tế làm trọng điểm. Đẩy mạnh sản xuất, tham gia các liên minh kinh tế khu vực như: Liên minh châu Âu (EU), ASEAN
0,25
- Tuy hòa binh được củng cố nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực lại xảy ra xung đột, nội chiến do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ (Liên bang Nam Tư cũ, châu Phi, các nước Trung Á)
0,25
- Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước trong đó có Việt Nam.
0,25
3. Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc: (2,0 điểm)
* Thời cơ:
- Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển có điều kiện hình thành thị trường thế giới, hàng hóa các nước sản xuất ngày một nhiều hơn, chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý.
0,5
- Cho phép các nước học hỏi, tận dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật của nhau, mở rộng quan hệ quốc tế về nhiều lĩnh vực.
0,5
* Thách thức:
- Nễu các nước không có chính sách đầu tư phát triển kinh tế tốt (nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm), hàng nước ngoài sẽ làm các ngành sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn (tính cạnh tranh)
0,5
- Hòa bình, ổn định ở các nước bị đe dọa nếu như không có biện pháp củng cố, xây dựng quốc phòng – an ninh đất nước
0,5
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (6,0 ĐIỂM)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 4
(3,5 điểm)
a) Những chuyển biến cơ bản trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2,5
* Ở nông thôn:
- Giai cấp địa chủ: Ngày càng đông, một bộ phận cấu kết với Pháp áp bức, bóc lột nhân dân taBộ phận địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần yêu nước.
0,25
- Giai cấp nông dân:
+ Ngày càng cực khổ, họ bị tước đoạt ruộng đất, chịu nhiều loại thuế khóa
+ Họ bị phá sản trên quy mô lớn, một số đi phu đồn điền, vào hầm mỏ, nhà máy làm thuê, một bộ phận ra thành phố kiếm sốngPhần lớn vẫn ở lại nông thôn.
+ Nông dân bị bóc lột nặng nề nên rất cực khổ. Họ có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các phong trào yêu nước.
0,5
* Ở đô thị:
- Cuối thế kỉ XIX – đầu XX, các đô thị ra đời ngày càng nhiều. Ngoài Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ Lớn còn có Nam Định, Hải Dương, Hòn Gai, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hòa, Mỹ Tho
0,25
- Tầng lớp Tư sản đầu tiên ra đời: Họ là các chủ thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ côngNhiều nhất là chủ các hãng buôn bánTư sản Việt Nam bị tư bản Pháp chèn ép, chính quyền kìm hãm. Nhưng do yếu ớt về kinh tế nên tư sản chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các phong trào yêu nước.
0,25
- Tầng lớp Tiểu tư sản thành thị ra đời: Họ là chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp (thông ngôn, nhà giáo, học sinh, thư kí, kế toán). Cuộc sống tuy đỡ khó khăn hơn nông dân, công nhân nhưng lại bấp bênh.
- Tiểu tư sản có tinh thần dân tộc (nhất là nhà giáo – thanh niên, học sinh), tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
0,5
- Đội ngũ công nhân ra đời: Khoảng 10 vạn người, họ xuất thân từ nông dân không có ruộng đất, làm công ăn lương ở các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền
- Bản thân và gia đình họ bị thực dân, phong kiến, tư sản bóc lột tàn bạo, họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập
0,5
- Xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam: Tư tưởng DCTS châu Âu được truyền bá vào Việt Nam, qua sách báo Trung Quốc. Nhật Bản trở thành tấm gương kích thích nhiều nhà yêu nước noi theo, nhất là các trí thức nho học.
0,25
b) Những yếu tố mới đã xuất hiện trong nền kinh tế và xã hội ở Việt Nam thời kì này:
1,0
* Những yếu tố mới trong nền kinh tế: Do công thương nghiệp thuộc địa phát triển, đã xuất hiện các cơ sở kinh tế TBCN (hầm mỏ, xí nghiệp, đồn điền) đó là những yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường TBCN tồn tại bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp (phong kiến) lạc hậu.
0,5
* Những yếu tố mới trong xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ (địa chủ, nông dân), ở Việt Nam đã xuất hiện những tầng lớp xã hội mới nhu: Tư sản, tiểu tư sản và đặc biệt là đội ngũ công nhân. Đây là điều kiện quan trọng để cách mạng GPDT ở Việt Nam tiếp thu các xu hướng cứu nước mới.
0,5
Câu 5
(2,5 điểm)
a) Những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
* Về chính trị: 
- Thi hành chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành 3 kì với ba chế độ khác nhau; chia rẽ dân tộc thiểu số và dân tộc đa số
0,25
- Triệt để lợi dụng bộ máy cường hào của giai cấp địa chủ ở vùng nông thôn để củng cố và bảo vệ sự thống trị của thực dân Pháp
0,25
- Thẳng tay đàn áp, khủng bố người yêu nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ của nhân dân
0,25
* Về văn hóa – giáo dục:
- Thi hành chính sách văn hóa nô dịch, khuyến khích mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè
0,25
- Hạn chế mở trường học, chỉ mở một số trường tiểu học, trung học ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Huế, Sài Gòn
0,25
- Sách báo xuất bản công khai được lợi dụng vào việc tuyên truyền cho chính sách “khai hóa” của thực dân Pháp
0,25
b) Mục đích của các thủ đoạn đó:
- Những thủ đoạn về chính trị của thực dân Pháp nhằm chia rẽ và làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc của nhân dân ta.
0,5
- Những thủ đoạn về văn hóa, giáo dục nhằm thực hiện chính sách ngu dân, gây tâm lí tự ti dân tộc, gieo rắc ảo tưởng hòa bình, hợp tác với bọn thực dân cướp nước và bè lũ vua quan bán nước.
0,5
Xuân Đài, ngày 15 tháng 10 năm 2014
 Giáo viên ra đề 
 Trần Văn Hoàn

Tài liệu đính kèm:

  • docBO_DE_THI_HSG_SU_9_CHUAN_chon_loc.doc