Đề và đáp án thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Thủy Nguyên

pdf 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Thủy Nguyên
 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2015 – 2016 
 MÔN: LỊCH SỬ 9 
 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề). 
 Đề thi gồm 05 câu và 01 trang. 
Câu 1. ( 2,5 điểm) 
 Em hiểu như thế nào về sự phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á 
(ASEAN) từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay? Trong bối cảnh hiện nay, 
ASEAN đã có những biện pháp nào để giải quyến vấn đề biển Đông ? 
Câu 2.( 2,5 điểm) 
 Vì sao nói từ những năm 50 tới những 70 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật Bản 
phát triển "thần kỳ"? Bài học rút ra cho Việt Nam trong quá trình xây dựng phát triển 
đất nước? 
Câu 3.( 2,5 điểm) 
 Phân tích ý nghĩa những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc trong 
những năm 1924-1925 đối với cách mạng Việt Nam. 
Câu 4. (1,5 điểm) 
 Chứng minh rằng cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đã đánh dấu 
bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam. 
 Câu 5. (1,0 điểm) 
 Vì sao nền giáo dục của Pháp mang nặng tính chất nô dịch? Liên hệ với giáo 
dục Hải Phòng trong những năm đầu thế kỷ XX? 
---------------HẾT ---------------- 
* Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. 
 - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2015 – 2016 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn: Lịch sử 9 
Câu Đáp án Điểm 
Câu 1 
(2,5 điểm) 
 Em hiểu như thế nào về sự phát triển của Hiệp hội các 
nước Đông Nam Á (ASEAN) từ những năm 90 của thế kỷ 
XX đến nay? Trong bối cảnh hiện nay ASEAN đã có những 
biện pháp nào để giải quyến vấn đề biển Đông? 
* Sự phát triển của ASEAN: 
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập 
ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc- Thái Lan với sự tham gia của 5 
nước: In đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi- lip- pin, Sin-ga-po và Thái 
Lan với mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những 
nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần 
duy trì và ổn định khu vực. 
0,5 
- Trong quá trình phát triển của ASEAN, Bru-nay đã tham gia và 
trở thành thành viên thứ 6 (1984). Từ những năm 90 của thế kỷ 
XX, sau chiến tranh lạnh và vấn đề Cam-pu-chia được giải 
quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt, tổ chức 
ASEAN đã mở rộng thành viên: Việt Nam (7/1995); Mi-an-ma 
và Lào (7/1997), Cam-pu-chia (4/1999). 
0,5 
- Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều 
cùng đứng chung trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, 
ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, 
đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình ổn định 
để cùng nhau phát triển phồn vinh. 
0,25 
- Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một 
khu vực mậu dịch tự do (Viết tắt theo tiếng Anh AFTA) trong 
vòng 10- 15 năm. Năm 1994, ASEAN lập điễn đàn khu vực 
(Viết tắt theo tiếng Anh ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia 
trong và ngoài khu vực nhắm tạo nên một môi trường hoà bình, 
ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. 
0,5 
- Hiện nay ASEAN đã quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN, 
đây là tổ chức lớn nhất khu vực, là một liên minh kinh tế, chính 
trị văn hoá, khoa học kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho các 
nước thành viên, duy trì hoà bình ổn định cùng phát triển. 
ASEAN ngày càng có uy tín và khẳng định vai trò của tổ chức 
trên trường quốc tế. 
0,25 
* Biện pháp của ASEAN: 
- Để duy trì hoà bình và ổn định khu vực, dựa trên Công ước 
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, năm 2002 ASEAN đã 
cùng Trung Quốc ký tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển 
Đông (DOC): Các bên cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh 
thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hoà bình, không đe doạ 
 0,25 
sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực. 
* Liên hệ: Là một thành viên của ASEAN, Đảng và Nhà nước ta 
đã tuân thủ luật pháp quốc tế, tuyên bố DOC, đang tìm mọi cách 
để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc bằng các biện pháp 
hoà bình, giữ vững chủ quyền biển đảo của dân tộc. 
0,25 
Câu 2 
(2,5 điểm) 
 Vì sao nói từ những năm 50 tới những 70 của thế kỷ XX 
nền kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kỳ"? Bài học rút ra 
cho Việt Nam trong quá trình xây dựng phát triển đất nước? 
* Hoàn cảnh: 
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 tình hình Nhật Bản hết sức khó 
khăn, dưới chế độ quân quản của Mĩ, Nhật Bản đã ban hành 
Hiến pháp mới (1946) và tiến hành một loạt các cải cách tiến 
bộ... Đó là luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân.... 
- Khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6/1950)- "ngọn 
gió thần" của nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là cuộc chiến tranh 
Việt Nam của Mĩ những năm 60 của thế kỷ XX, kinh tế Nhật 
Bản có cơ hội để đạt được sự tăng trưởng thần kỳ, vượt qua các 
nước Tây Âu vươn lên đứng thứ hai trong các nước tư bản chủ 
nghĩa 
0,5 
 Thành tựu: 
- Tổng sản phẩm quốc dân: Năm 1950 Nhật Bản đạt 20 tỷ USD 
bằng 1/17 của Mĩ, đến 1968 đạt 183 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới 
sau Mĩ. 
- Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD 
vượt Mĩ, đứng thứ 2 thế giới sau Thuỵ Sỹ. 
- Công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm 
50- 60 là 15% ..... 
- Nông nghiệp: Đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực 
trong nước,.... 
- Từ những năm 70 của thế kỷ XX cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật 
Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của 
thế giới. 
0,5 
Nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản: 
* Khách quan: 
- Cuộc chiến tranh của Mĩ đối với Triều Tiên và Việt Nam tạo cơ 
hội cho Nhật Bản phát triển kinh tế. 
- Nhật bản biết lợi dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học - 
kĩ thuật của thể giới, lợi dụng vốn đầu tư và chấp nhận đặt dưới ô 
bảo hộ hạt nhân của Mĩ để phát triển kinh tế. 
* Chủ quan: 
 - Truyền thống giáo dục văn hoá lâu đời của người Nhật- sẵn 
sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thể giới nhưng vẫn giữ 
được bản sắc dân tộc. 
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty 
Nhật Bản. 
- Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược 
phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa 
0,25 
0,75 
nền kinh tế liên tục tăng trưởng. 
- Con người Nhật bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, 
cần cù lao động, đề cao kỷ luật và coi trọng tiết kiệm. 
* Bài học cho Việt Nam: 
- Đối với Đảng và Nhà nước: Bài học về công tác tổ chức quản 
lí, xây dựng kế hoạch để phát triển; bài học về giáo dục đào tạo 
con người; bài học về thu hút nhân tài và tiếp thu khoa học kĩ 
thuật hiện đại ... 
- Đối với công dân, học sinh: Học tập để trau dồi kiến thức, rèn 
luyện kỹ năng, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: cần cù, 
tiết kiệm, ham học hỏi; rèn luyện tính kỷ luật, nhanh nhẹn, sáng 
tạo để bắt kịp với xu hướng hội nhập của thế giới, xây dựng cuộc 
sống tốt đẹp hơn "dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ văn minh" 
0,25 
0,25 
3 
(2,5 điểm) 
 Phân tích ý nghĩa những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở 
Trung Quốc trong những năm 1924-1925 đối với cách mạng 
Việt Nam. 
* Hoàn cảnh: 
- Vào đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp 
của nhân dân ta liên tục bị thất bại, Nguyễn Tất Thành (sau này 
lấy tên Nguyễn Ái Quốc) đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân 
tộc (1911). Từ 1911 đến 1923 Người đã đi qua nhiều nước ở 
châu Á, châu Phi, châu Mĩ. Trong quá trình hoạt động ở Pháp, 
Người đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam: 
Con đường cách mạng vô sản. 
- Qua những hoạt động của mình ở Pháp, ở Liên Xô, Nguyễn Ái 
Quốc đã bước đầu chuẩn bị về tư tưởng chính trị, truyền bá lí 
luận cách mạng mới về trong nước, gắn kết phong trào cách 
mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. 
0,25 
0,25 
* Hoạt động: 
- Tháng 12/1924, Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc. Người đã 
tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có mặt tại đây, cùng 
một số thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt 
Nam Cách mạng Thanh niên, trong đó tổ chức Cộng sản đoàn 
làm nòng cốt (6/1925). 
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để 
đào tạo cán bộ cách mạng, cử một số người đi học trường đại 
học Phương Đông ở Liên Xô, một số người đi học quân sự ở 
Liên Xô hay Trung Quốc, phần lớn lên đường về nước hoạt 
động. 
- Báo Thanh niên được xuất bản làm cơ quan tuyên truyền của 
Hội. Các bài giảng của Người trong các lớp đào tạo cán bộ được 
tập hợp lại và in thành sách "Đường cách mệnh" vạch ra những 
phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm 
này được bí mật chuyển về nước để tuyên truyền giác ngộ quần 
chúng đấu tranh. 
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ 
trương vô sản hoá, đưa hội viên vào các nhà máy, đồn điền để tự 
rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tổ chức và lãnh đạo 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
công nhân đấu tranh. 
- Đến trước Đại hội đại biểu lần thứ nhất (5/1929), Hội Việt Nam 
Cách mạng Thanh Niên đã có tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước. 
Một số đoàn thể quần chúng như Công hội, Nông hội, Hội học 
sinh, Hội phụ nữ ... cũng được tổ chức. 
0,25 
* Ý nghĩa: 
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã góp phần đưa lại 
nhiều kết quả: Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng 
nước ta trong những năm 1928-1929; nhu cầu thành lập một tổ 
chức có đầy đủ khả năng tập hợp, lãnh đạo, đối phó với âm mưu 
của kẻ thù, tiếp tục đưa cách mạng tiến liên. Đó chính là nguyên 
nhân dẫn tới sự giải thể của tổ chức Thanh Niên, sự phân hoá 
của Tân Việt, sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam 1929. 
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc về tổ chức đào 
tạo cán bộ, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin là bước cần thiết cho 
việc nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng, chuẩn bị chu đáo 
những điều kiện cần thiết về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự 
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
0,25 
0,5 
4 
(1,5 điểm) 
 Chứng minh rằng cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son 
(8/1925) đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công 
nhân Việt Nam. 
- Trước và trong chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động của 
chương trình khai thác thuộc địa của Pháp, giai cấp công nhân 
Việt Nam ra đời và càng đông lên về số lượng. Do bị áp bức bóc 
lột và kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, công nhân đã 
tham gia vào các cuộc đấu tranh của phong trào dân tộc, dân chủ 
của nước ta. 
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới ảnh hưởng của Cách 
mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới, tuy các 
cuộc đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ và tự phát nhưng đã cho 
thấy ý thức giai cấp đang phát triển, làm cơ sở cho các tổ chức 
và phong trào chính trị cao hơn về sau. 
0,5 
- Năm 1920 công nhân Sài Gòn -Chợ Lớn đã thành lập Công hội 
(bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu. Năm 1922, công nhân 
viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì đấu 
tranh đòi được nghỉ làm việc ngày chủ nhật có trả lương. Năm 
1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, 
xay xát gạo đã diễn ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương 
- Đặc biệt vào 8/1925 cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son 
(sửa chữa đóng tàu cho hải quan Pháp) ở Sài Gòn với mục đích 
ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong 
trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thuỷ thủ Trung Quốc. 
0,25 
0,25 
- Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son thắng lợi, đã đánh dấu 
bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam – giai 
cấp công nhân nước ta bước đầu bước vào đấu tranh có tổ chức 
(Công hội) và có mục đích chính trị rõ ràng (đoàn kết và ủng hộ 
phong trào cách mạng Trung Quốc). 
- Từ đó cho thấy phong trào đấu tranh của công nhân từ đấu 
tranh lẻ tẻ với mục đích kinh tế (tự phát) phát triển lên một bước 
cao hơn: đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị (tự giác). 
0,5 
Câu 5 
(1,0 điểm) 
 Vì sao nền giáo dục của Pháp mang nặng tính chất nô 
dịch? Liên hệ với giáo dục Hải Phòng trong những năm đầu 
thế kỷ XX? 
- Pháp thực hiện chính sách văn hoá nô dịch nhằm: gây tâm lí 
tự ti, ra sức khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ 
nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trường học được mở rất hạn 
chế, chủ yếu là các trường tiểu học, các trường trung học chỉ có 
ở một số thành phố lớn, các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội 
mục đích chỉ nhằm đào tạo công chức phục vụ cho thực dân 
Pháp. 
* Tình hình giáo dục Hải Phòng: 
- Năm 1900, ở Hải Phòng có 5 trường tiểu học. Trường Tiểu học 
đầu tiên đặt tại địa điểm trường THPT Ngô Quyền ngày nay. 
Ngoài ra còn các trường tiểu học dạy cho con Tây, trường của 
giáo hội Thiên Chúa... 
- Năm 1920, trường Nam tiểu học bắt đầu có những lớp đầu cấp 
II thường gọi là trường Bonnan (trường THPT Ngô Quyền ngày 
nay). Các trường tiểu học khác cũng được mở như trường Nữ 
tiểu học (trường Minh Khai ngày nay) .... Chính quyền thực dân 
sớm mở trường Cao đẳng tiểu học dành cho con em người Âu. 
Đến năm 1920- 1921 mới mở một lớp đầu bậc cao đẳng tiểu học 
cho con em người Việt. 
- Tuy nền giáo dục của Pháp mạng nặng tính chất nô dịch, đào 
tạo những người làm việc cho chúng, nhưng phần lớn thầy và trò 
các trường ở Hải Phòng vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, đấu 
tranh giải phóng dân tộc. 
0,25 
0,75 
---------------HẾT ---------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_HSG_Su_9_1516.pdf