Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 12 - Mã đề 123 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Càng Long

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 12 - Mã đề 123 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Càng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 12 - Mã đề 123 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Càng Long
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM 2016-2017
TRUNG TÂM GDNN-GDTX	 	MÔN: Lịch Sử- Khối lớp: 12
 HUYỆN CÀNG LONG
Mã đề: 123
Học viên chọn bằng cách khoanh tròn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Hội nghị Ianta họp vào thời gian nào?
	a. từ ngày 4 đến ngày 10/2/1945	b. từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945
	c. từ ngày 4 đến ngày 12/2/1945	d. từ ngày 4 đến ngày 13/2/1945
Câu 2. Tham dự hội nghị Ianta có nguyên thủ của các cường quốc
	a. Liên Xô, Mĩ, Anh	b. Mĩ, Anh, Pháp
	c. Trung Quốc, Anh, Pháp	d. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ
Câu 3. 	Đối với chủ nghĩa phát xít Đức va chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, Hội nghị Ianta đã quyết định như thế nào?
	a. Đánh bại hòa toàn	b. Liên Xô tham gia chống Nhật Bản
	c. Tiêu diệt tận gốc	d. Đánh bại phát xít Đức
Câu 4. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, ở châu Âu, miền Đông Đức sẽ do quân đội nào chiếm đóng?
	a. Quân đội Anh	b. Quân đội Pháp	c. Quân đội Mĩ	d. Quân đội Liên Xô
Câu 5. Mục đích hàng đầu của Liên Hợp quốc là
	a. duy trì hòa bình và an ninh thế giới	b. duy trì hòa bình thế giới
	c. hợp tác quốc tế giữa các nước	d. phát triển quan hệ hữa nghị giữa các dân tộc
Câu 6. Trụ sở Liên Hợp quốc được đặc ở
	a. Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ)	b. Niu Óoc (Mĩ)	 	c. Luân Đôn (Anh)	 d. Oasinhtơn (Mĩ)	
Câu 7. Ngày nào sau đây được Đại hội đồng Liên Hợp quốc lấy làm ngày “Liên hợp quốc “ hằng năm
	a. 22/10 hằng năm	 b. 23/10 hằng năm	 c. 24/10 hằng năm	 d. 24/10 hằng năm
Câu 8. Nhiệm kì nào sau đây, Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên hợp quốc
	a. 2005 – 2006	b. 2006 – 2007 	c. 2007 – 2008 	d. 2008 – 2009 
Câu 9. 	Nền công nghiệp Liên Xô từ 1950 đến nữa đầu những năm 70 đạt kết quả
	a. Đứng đầu thế giới	b. Đứng hàng thứ 2 thế giới (sau Mĩ)
	c. Đứng hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Anh)	d. Đứng hàng thứ 4 thế giới (sau Mĩ, Anh, Pháp)
Câu 10. Nhân vật nào sau đây là người đầu tiên bay vào vú trụ
	a. I.Gararin (Liên Xô)	b. Amtrong (Mĩ)	
	c. Dương Lợi Vĩ (Trung Quốc)	d. Phạm Tuân (Việt Nam)
Câu 11. Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga từ 1991 đến 2000 là
	a. tranh thủ sự ủng hội của cộng đồng phương Tây
	b. quan hệ hợp tác với các nước phương Tây, phương Đông
	c. một mặt ngả về phương Tây, mặt khác phát triển mối quan hệ với các nước châu Á
	d. chỉ quan hệ hợp tác với các nước phương Đông, Trung Quốc
Câu 12. Sau khi kế tục địa vị pháp lí của Liên Xô, Liên Bang Nga phải đối mặt với khó khăn gì?
	a. Giữ vững địa vị là một cường quốc thế giới
	b. Phong trào li khai ở Trécxnia	
	c. Chống phá của Chủ nghĩa tư bản và bọn phản động trong nước
	d. Phải đương đầu với nạn khủng bố của các phần tử li khai
Câu 13. Sau khi thoát khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật Bản, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến
	a. 38	b. 39	c. 40	d. 41
Câu 14. Trong bốn “con rồng châu Á”, khu vực Đông Bắc Á có ba quốc gia là những quốc gia nào?
	a. Hàn Quốc, Hồng Công, Nhật Bản	b. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan
	c. Hàn Quốc, Hồng Công, Trung Quốc	d. Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản
Câu 15. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập vào thời gian nào?
	a. 8/8/1976	b. 9/8/1976	c. 8/8/1967	d. 9/8/1967
Câu 16. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền khi nào?
	a. 1/10/1945	b. 12/10/1945	c. 13/8/1945	d. 23/8/1945
Câu 17. Hội nghị nào sau đây đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
	a. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali 2/1976 (Inđônêxia)
	b. Hội nghị cấp cao lần thứ hai tại Bali 2/1976 (Inđônêxia)	
	c. Hội nghị cấp cao lần thứ hai tại Manila 11/1999 (Philippin)	
	d. Hội nghị cấp cao lần thứ ba tại Manila 11/1999 (Philippin)
Câu 18. Tháng 11/2007, các thành viên tổ chức ASEAN đã kí bản “Hiến chương ASEAN” nhằm:
	a. Xây dựng ASEAN thành khu vực hòa bình , ổn định.
	b. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng vững mạnh
	c. Xây dựng ASEAN thành khu vực chiến lược về kinh tế, chính trị, quân sự
	d. Xây dựng ASEAN thành khu vực chỉ mang tính chất chiến lược về quân sự
Câu 19. Sau chiến tranh thế giới thứ hai. Ấn Độ là thuộc địa của đế quốc nào sau đây?
	a. Pháp	b. Đức	c. Anh	d. Bồ Đào Nha
Câu 20. Khu vực nào sau đây mở đầu cho phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân xam lược
	a. Nam Phi	b. Trung Phi	c. Tây Phi	d. Bắc Phi
Câu 21. Vì sao năm 1960 lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”
	a. Vì châu Phi có 16 nước giành được độc lập	b. Vì châu Phi có 17 nước giành được độc lập
	c. Vì châu Phi có 18 nước giành được độc lập	d. Vì châu Phi có 19 nước giành được độc lập
Câu 22. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài bị sụp ở nước nào của khu vực Mĩ la tinh?
	a. Cu Ba	b. Pêru	c. Chi lê	d. Haiti
Câu 23. Sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới trong khoảng thời gian nào?
	a. Nửa sau những năm 40	b. Khoảng 20 năm sau chiến tranh
	c. Từ năm 1945 đến đầu những năm 70	d. Từ những năm 50
Câu 24. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng
	a. đàn áp phong trào giải phóng dan tộc	b. Xóa bỏ chủ nghĩa xã hội
	c. Lãnh đạo thế giới	d. làm bá chủ thế giới
Câu 25. “Cộng đồng than thép châu Âu” thành lập khi nào?
	a. 18/4/1951	b. 25/3/1957 	c. 18/4/1957	d. 10/4/1951
Câu 26. EU ra đời nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực
	a. kinh tế, tiền tệ	b. chí trị, đối ngoại	
	c. kinh tế, an ninh, đối ngoại	d. kinh tế, an ninh, đối ngoại, tiền tệ, chính trị
Câu 27. Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với ai?
	a. Các nước phương Tây	b. Mĩ
	c. Các nước Đông Nam Á	d. Trung Quốc
Câu 28. Sự kiện đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN là
	a. sự ra đời của NATO	b. Mĩ thực hiện “kế hoạch Mácsan”
	c. sự ra đời của khối SEV	d. sự ra đời của học thuyết Truman
Câu 29. Trong giai đoạn thứ hai, cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là gì?
	a. Công nghệ	b. Cách mạng khoa học	c. Kĩ thuật	 d. Cách mạng kĩ thuật
Câu 30. Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu diễn ra từ khi nào?
	a. Từ sau chiế tranh lạnh	b. Từ đầu những năm 80 
	c. Từ đầu những năm 90	d. Từ cuối những năm 90
Câu 31. Sự kiện nào sau đây mở ra thời mới trong quan hệ giữa Mĩ và Trung Quốc
	a. 1979 Tổng thống Pho thăm Trung Quốc	b. 1/1972, Ních Xơn thăm Trung Quốc
	c. 5/1972, Tổng thống Pho thăm Trung Quốc	d. 5/1972, Ních Xơn thăm Trung Quốc
Câu 32. Giai đoạn lịch sử nào sau đây đánh dấu thời kì “Phi thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới
	a. Giai đoạn 1950-1955, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp tuyên bố giành độc lập
	b. Giai đoạn 1950-1970, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp tuyên bố giành độc lập
	c. Giai đoạn 1950-1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp tuyên bố giành độc lập
	d. Giai đoạn 1950-1975, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp tuyên bố giành độc lập
Câu 33. Năm 2007, Liên minh châu Âu EU kết nạp thêm hai quốc gia
	a. Rumani và Bungari	 b. Rumani và Ba lan	 c. Rumani và Pháp d. Rumani và Anh
Câu 34. Những quốc gia nào sau đây ở châu Phi giành được độc lập 1960
	a. Ma rốc, Nigiêria, Camơrun	b. Mali, Nigiêria, Camơrun 
	c. Ma rốc, Nigiêria, Mali	d. Gabông, Nigiêria, Camơrun
Câu 35. Sau chiến tranh thế giới tứ hai, phần lớn các quốc gia khu vực Mĩ latinh đều là thuộc địa của thực dân:
	a. Anh, Pháp	b. Tây Ban Nha, Pháp	
	c. Tây Ban Nha, Mĩ	d. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
Câu 36. Năm 1975 ở châu Phi với thắng lợi của nhân dân nào sau đây đã làm tan rã của hệ thống chủ nghĩa thực dân về cơ bản.
	a. Môdămbích, Ai Cập	b. Môdămbích, Tuynidi
	c. Môdămbích, Ăngola	d. Awngola, Ai Cập
Câu 37. Các quốc gia thuộc quần đảo vùng Caribê (Mĩ la tinh) giành độc lập 1962
	a. Hamaica, Triniddat, Tôbagô	b. Guyana, Triniddat, Tôbagô
	c. Hamaica, Triniddat, Bácbađốt	d. Hamaica, Guyana, Tôbagô
Câu 38. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu sự xác lập giữa hai cực hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới
	a. Sự ra đời của kế hoạch Mácsan và tổ chức Vácxava
	b. Sự ra đời của NATO và tổ chức Vácxava	
	c. Sự ra đời của NATO và kế hoạch Mácsan
	d. Sự ra đời của khối SEV và kế hoạch Mácsan
Câu 39. “Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa” được kí kết giữa Mĩ và Liên Xô viết tắt là
	a. SALT-1	b. SCAP	c. ABM	d. SALT-2
Câu 40. Cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải) giữa Goocbachốp và G. Busơ tháng 12/1989 đã đánh dấu mốc lịch sử:
	a. Hai bên cắt giảm vũ khí chiến lược
	b. Bàn giao công nghệ chế tạo bom nguyên tử
	c. Hạn chế chạy đua vũ trang giữa hai nước
	d. Chấm dứt chiến tranh lạnh
---HẾT---

Tài liệu đính kèm:

  • docxMÃ ĐỀ 123 kiểm tra 1 tiết trắc nghiệm_hkI_2016.docx