Ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử lớp 12 - Chuyên đề: Vai trò của miền Bắc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)

docx 15 trang Người đăng dothuong Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử lớp 12 - Chuyên đề: Vai trò của miền Bắc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử lớp 12 - Chuyên đề: Vai trò của miền Bắc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
CHUYÊN ĐỀ
VAI TRÒ CỦA MIỀN BẮC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954-1975)
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
	1. Xác định vấn đề
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ (1954-1975), miền Bắc có vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Nội dung này thể hiện qua nhiều bài cùng với quá trình đấu tranh ở miền Nam, để giúp học sinh hiểu một cách hệ thống tôi đưa thành một chuyên đề chung: VAI TRÒ CỦA MIỀN BẮC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954-1975)
- Chuyên đề này dạy sau khi đã học cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam (1954-1975). Thời gian dạy kiến thức cơ bản: 3 tiết. Nếu nâng cao luyện kĩ năng cần thêm 3 tiết.
	2. Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ tư tưởng
- Dự kiến các hoạt động sẽ tổ chức cho học sinh theo lối học tích cực. Giúp học sinh hiểu và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc Niệt Nam: Nam – Bắc một nhà, sông có thể cạn, suối có thể mòn, nhưng chân lý đó không có gì thay đổi.
- Qua chuyên đề giáo dục cho học sinh tình cảm của con người Việt, sẵn sàng giúp đỡ nhau không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì chân lý “Không có gì quí hơn độc lập tự do”.
- Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các câu chuyện kể khuyến khích các em thảo luận đưa ra ý kiến phát triển tư duy, khả năng phân tích vấn đề. Đánh giá đúng sự chỉ đạo sáng tạo trong nghệ thuật quân sự và ngoại giao của Đảng ta. 
 - Chuyên đề cũng giúp các em hiểu rõ về những đóng góp của nhân dân miền Bắc trong cuộc kháng chiến, vừa là hậu phương cung cấp nhân tài vật lực cho miền Nam, vừa là tiền tuyến chia lửa đập tan âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta của đế quốc Mĩ. 
- Chuyên đề bồi dưỡng thêm lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của con người Việt.
B. XÂY DỰNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CHUYÊN ĐỀ
- Chuyên đề này nằm trong chương trình lịch sử lớp 12, kiến thức cơ bản thể hiện cụ thể trong các bài ở lớp 12 cơ bản: Bài 21 (I, II1a,; IV1,2). Bài 22 (II1, 2: IV2). Bài 23 (I)
- Bài 24. (SGK 12 NC)
Mục I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương
Mục II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)
1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957)
a. Hoàn thành cải cách ruộng đất (không đi vào chi tiết)
b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (Phần này đọc thêm)
2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958-1960) (Phần này đọc thêm)
- Bài 25. (SGK 12 NC)
Mục I. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965)
- Bài 26. (SGK 12 NC)
Mục II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968).
	1. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.
	2. Miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. 
(Học sinh chỉ cần nắm được vai trò của hậu phương miền Bắc)
	3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.
- Bài 27. (SGK 12 NC)
Mục II. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969-1973)
	1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
	2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất.
	3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn
- Bài 28. (SGK 12 NC)
Mục I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam.
C. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ CỦA MIỀN BẮC SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ (1954 -1960)
1. Tình hình miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ (1954 -1960)
- Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được ký kết, đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược việt Nam, Lào, Campuchia của thực dân Pháp có sự giúp sức của đế quốc Mĩ.
- Ngày 10-10-1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội trong không khí tưng bừng của ngày hội giải phóng. Ngày 01-01-1955, TƯ Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô. Ngày 13-5-1955 toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng, ngày 16-5-1955 rút khỏi đảo Cát Bà miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
- Giữa tháng 5-1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc theo các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ. Mĩ liền thay chân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình diệm ở miền Nam âm mưu chia cắt đất nước ta, âm mưu thực hiện chiến lược toàn cầu ở Việt Nam và Đông Dương
- Do đó, sự nghiệp CMDTDCND cả nước chưa hoàn thành, miền bắc tiến lên CNXH, miền Nam tiếp tục cuộc CMDTDCND, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
2. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957).
a. Vì sao phải cải cách ruộng đất.
- Ngay khi cuộc kháng chiến đang diễn ra, cuộc cải cách ruộng đất đã được thực hiện (cuối 1953). Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc TƯ Đảng và Chính phủ tiến hành cải cách ruộng đất trong hơn hai năm (1954-1956)
- Cải cách ruộng đất đáp ứng yêu cầu về quyền lợi kinh tế, chính trị của nông dân, thực hiện đúng khẩu hiệu “người cày có ruộng”
- Thủ tiêu giai cấp địa chủ, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
b. Kết quả, ý nghĩa
- Kết quả: tịch thu ruộng đất, trâu bò, nông cụ chia cho dân cày nghèo. Giai cấp địa chủ căn bản đã xóa bỏ.
- Ý nghĩa: nông dân có ruộng, bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối công nông được củng cố.
	+ Kinh tế miền Bắc có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
c. Hạn chế: 
(Đây là phần giảm tải, nhưng giáo viên cũng cần phải chuyển tải cho học sinh những thông điệp cụ thể, để học sinh nhìn nhận lịch sử đa chiều theo hướng tích cực).
3. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958-1960)
- Giải thích khái niệm cải tạo quan hệ sản xuất theo con đường XHCN.
- Các lĩnh vực: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp, tư bản tư doanh. Khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp.
- Kết quả: Cuối 1960, miền Bắc có trên 85% nông hộ, 70% ruộng đất được đưa vào nông nghiệp87% thợ thủ công, 45% thương nhân và hợp tác xã, một bộ phận chuyển sang vào mậu dịch viên, 95% hộ tư bản vào công ty hợp doanh.
- Hạn chế:
+ Đồng nhất cải tạo với xoá bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể.
+ Vi phạm nguyên tắc tự nguyện, thiếu công bằng, dân chủ, không phát huy được những chủ động sáng tạo của xã viểntong sản xuất
- Trong phát triển kinh tế, trọng tâm là kinh tế quốc doanh.
+ Năm 1960 đã có 172 xí nghiệp do trung ương quản lí, 500 xí nghiệp do địa phương quản lí.
- Văn hoá, giáo dục, ytế có bước phát triển.
II. MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT CỦA CNXH (1961 – 1965)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960)
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Trên thế giới: hệ thống XHCN đã hình thành và lớn mạnh, Phong trào giải phóng dân tộc lên cao ở khắp các Châu
- Ở Việt Nam: Đất nước đang tạm thời chia thành hai miền: 
+ Miền Nam: ĐQ Mĩ thay chân Pháp thống trị biến thành thuộc địa kiểu mới của CNTD. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm tiến hành khủng bố dã man, nhưng CMDTDC ở Miền Nam đã có bước chuyển biến nhảy vọt từ phong trào “Đồng Khởi” cuối 1959 đầu 1960
 	+ Miền Bắc: Cuộc CMXHCN giành thắng lợi to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế
- Từ một Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện chung chiến lược CMDTDC ND nhưng lúc này đồng thời lãnh đạo nhân dân hai miền Nam – Bắc thực hiện chiến lược cách mạng khác nhau. Do đó Đảng phải tiến hành ĐH đề ra đường lối cách mạng phù hợp cho cả nước và cho mỗi miền. 
- Đảng Lao động Việt Nam họp ĐH toàn quốc lần thứ III (từ 05 đến 10.9.1960) tại Thủ đô Hà Nội 
b. Nội dung đại hội
- Phân tích đặc điểm tình hình trong nước, báo cáo chính trị của BCHTW Đảng, xác định về đường lối nhiệm vụ của Đảng trong thời kì mới. ĐH đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm cách mạng của từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò cách mạng từng miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
- Về nhiệm vụ chung của CMVN là: Thực hiện thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường hệ thống XHCN bảo vệ hoà bình ở ĐNA và thế giới.
- Về nhiệm vụ cụ thể và mối quan hệ giữa hai miền: 
+ Miền Nam: Chiến lược CMDTDCND có vai trò quyết định trực tiếp đánh đổ ách thống trị Mĩ – Nguỵ và bảo vệ công cuộc XDCNXH ở miền Bắc
+ Miền Bắc: Chiến lược CMXHCN có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. ĐH khẳng định đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
+ Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển....
- ĐH thông qua kế hoạch nhà nước 5 năm lần 1 (1961 - 1965) nhằm thực hiện CN hoá XHCN
- ĐH quyết định lấy ngày 3 – 2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng
- ĐH bầu BCHTW khoá mới, bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng và Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng
c. ý nghĩa của đại hội
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960), là nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng toàn dân ta xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất tổ quốc. 
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961- 1965).
- Nhiệm vụ của Kế hoạch là: phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh cải thiện đời sống nhân dân.
* Nhận xét:
- Miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn, đáng kể. Nhờ đó mà miền Bắc được củng cố vững chắc, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và hậu phương với miền Nam.
III. MIỀN BẮC CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA MĨ (1965 – 1973)
1. Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1968)
a. Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất 
- Mĩ luôn có âm mưu phá hoại miền Bắc. Do thất bại trong “Chiến tranh đặc biệt” đồng thời để hỗ trợ cho “Chiến tranh cục bộ” sắp tới, cuối 1964 đầu 1965 Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. 
 - Ngày 5.8.1964 Mĩ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”. Ngày 7.2.1965 lấy cớ ‘trả đũa’’, Mĩ chính thức gây chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất 
- Mục tiêu: Phá hoại hậu phương lớn của Miền Nam, phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc XD CNXH Miền Bắc; ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào Miền Bắc và từ Miền Bắc vào Miền Nam; uy hiếp tinh thần làm lung lay q.tâm chống Mĩ của nd ta ở cả 2 miền đất nước
- Mĩ huy động 1 lực lượng không quân, hải quân gồm những loại vũ khí tối tân hiện đại, máy bay có 50 loại khác nhau có cả F111, B52. Chúng tập trung đánh vào khu quân sự, đầu mối giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ. Cả trường học nhà trẻ, bệnh viện, khu an dưỡng, đền chùa nhà thờ, máy bay tàu chiến bắn phá liên tục khắp mọi nơi mọi lúc (trung bình 1 ngày 300 lượt máy bay với 1.600 tấn bom đạn trút xuống xóm làng)
- Bao nhiêu công sức chúng ta xây dựng trong 10 năm đã bị tàn phá nặng nề. Nhân dân Miền Bắc đã kịp thời chuyển từ thời bình sang thời chiến vừa chiến đấu vừa sản xuất.
+ Chủ trương của Đảng ta được nhân dân hưởng ứng, thi đua theo chân lý sáng ngời “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Lực lượng vũ trang theo khẩu hiệu: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Giai cấp công nh: “Chắc tay súng, vững tay búa”. Giai cấp nông d: “Chắc tay súng, vững tay cày”
+ Trong sản xuất –xây dựng kinh tế ta chủ trương đẩy mạnh kinh tế địa phương, bao gồm CN, N2, GTVT (chú trọng nông nghiệp) .
+ Ý nghĩa: Hạn chế sự tàn phá của chiến tranh Đảm bảo nhu cầu của nhân dân trong chiến đấu
b. Kết quả - ý nghĩa 
- Trong khoảng 4 năm (1964 - 1968) quân dân Miền Bắc đã bắn rơi phá huỷ 3243 máy bay (6B52, 3F111) diệt và bắt sống hàng nghìn giặc lái. Bắn cháy bị thương 143 tàu chiến, tàu biệt kích
- Ngày 01.11.1968 Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom bắn phá Miền Bắc
 - Quân dân Miền Bắc tỏ rõ sức mạnh, truyền thống dân tộc. Cùng với chiến đấu, sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển, trên mặt trận giao thông vận tải luôn luôn đảm bảo thường xuyên thông suốt – Miền Bắc vẫn giữ vững là hậu phương lớn của Miền Nam. Tiền tuyến kêu gọi hậu phương sẵn sàng. 
- Tháng 5.1959 tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam mang tên Hồ Chí Minh (trên biển và trên bộ dọc dãy Trường Sơn) dài hàng nghìn km được khai thông nối liền, thắt chặt tình cảm Bắc Nam. Từ 1965 – 1968 Miền Bắc đưa trên 30 vạn cán bộ chiến sĩ và hàng chục vạn tấn vật chất vào Nam tham gia chiến đấu. Hậu phương Miền Bắc cổ vũ tiếp thêm sức mạnh quyết tâm của nhân dân Miền Nam góp phần quyết định vào thắng lợi của nhân dân Miền Nam
2. Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai vừa chiến đấu vừa sản xuất (1969 -1973)
a. Mục đích thủ đoạn của Mĩ
- Nhằm cứu vãn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo điều kiện đàm phán trên thế có lợi ở HN Pari. Ngày 6-4-1972, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá 1 số nơi thuộc khu IV cũ. Ngày 16-4-1972 Nichxơn chính thức tiến hành cuộc chiến tranh bằng ko quân và hải quân phá hoại Miền Bắc lần 2
- Chiến tranh phá hoại lần thứ 2 vượt xa lần 1 về qui mô, tốc độ, cường độ đánh phá và sử dụng tập trung các loại máy bay hiện đại nhất B52, F111
b. Miền Bắc chuyển hướng vừa chiến đấu vừa sản xuất
- Trong điều kiện chiến tranh ác liệt về kinh tế: hoạt động sản xuất và xây dựng không bị ngừng trệ, giao thông vận tải đảm bảo thông suốt. Nhân dân sơ tán, nhưng đời sống vẫn đảm bảo để tiếp tục sản xuất và chiến đấu 
- Về q.sự: 
+ Cuối 1972 Mĩ tăng cường hoạt động chống phá Miền Bắc chuẩn bị cho kế hoạch tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội – Hải Phòng. Từ chiều tối ngày 18 đến 29.12.1972 Mĩ đã sử dụng máy bay B52 dội bom xuống Hà Nội – Hải Phòng suốt 24/24 giờ, quân dân miền Bắc đã đánh trả địch và làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”. Trong 12 ngày đêm quân dân ta bắn rơi 81 máy bay (34 B52- 5F111) cùng 43 giặc lái bị bắt sống, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng ko quân của Mĩ. Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên ko’’ 
- Tính chung trong cả cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 (từ 6-4-1972 đến 15-1-1973), miền Bắc bắn rơi 735 máy bay (61 B52, 10 F111), bắn chìm 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công.
c. Kết quả - ý nghĩa 
- Ngày 30.12.1972 Mĩ buộc tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá Miền Bắc từ những vĩ tuyến 20 trở ra, đến 15.1.1973 ngừng đánh phá toàn bộ Miền Bắc và quay trở lại bàn đàm phán kí với chính phủ ta HĐ Pari (27-1-1973)
III. MIỀN BẮC LÀM NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG LỚN CHI VIỆN CHO MIỀN NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ (1954-1975)
1. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn (1954-1968)
- Ngay khi Mĩ mở rộng chiến tranh, miền Bắc đã chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hoá toàn dân, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Vì Miền Nam ruột thịt Miền Bắc “Mỗi người làm việc bằng hai” “Tiền tuyến gọi, hậu phương trả lời”,“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
- Trong việc làm nghĩa vụ hậu phương: Giao thông vận tải đảm bảo thường xuyên thông suốt. Từ năm 1959, tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ (dọc theo dãy núi Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) bắt đầu khai thông, dài hàng nghìn cây số là con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến.
- Qua hai tuyến đường trong 4 năm (1965- 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội; hàng chục tấn vũ khí, thuốc men và nhiều vận dụng khác. Nguồn chi viện sức người, sức của 1965- 1968 đã tăng gấp 10 lần so với trước, góp phần quyết định cùng quân dân miền Nam đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
2. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn (1969-1975).
- Sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, Miền Bắc ra sức khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, khắc phục hậu quả của chiến tranh. Thực hiện chủ trương của Đảng và Di chúc của Chủ tịch Hồ chí Minh, khắp Miền Bắc dấy lên phong trào thi đua học tập, công tác, lao động sản xuất.
- Về kinh tế, sản lượng công nông nghiệp đều tăng. Lương thực tăng 60 vạn tấn, công nghiệp năm 1971 tăng 142% (so với năm 1968). Giao thông luôn được đảm bảo thông suốt. Đời sống nhân dân Miền Bắc dần dần ổn định
- Hậu phương Miền Bắc vượt qua những cuộc bao vây phong tỏa gắt gao của địch, đảm bảo tiếp nhận tốt hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam, có cả chiến trường Lào và Campuchia. 
- Khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường ngày càng tăng, năm 1972 tăng 1,7 lần so với 1971. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia năm 1972 hơn 22 vạn thanh niên, trong 2 năm 1973-1974 gần 20 vạn bộ đội và hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. 
- Đột xuất trong 2 tháng đầu năm 1975, miền Bắc gấp rút đưa vào miền Nam 57.000 bộ đội. Miền Bắc với những nỗ lực phi thường, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc tổng tiến công chiến lược ở miền Nam (từ 1974-1975 đưa 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực thực phẩm).
- Chi viện cho miền Nam thời kì này, ngoài yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chiến đấu tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, còn phải phục vụ nhiệm vụ xây dựng vùng giải phóng và chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc
D. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ LUYỆN TẬP NÂNG CAO
Câu 1: 2,5 điểm 
 	Phân tích vai trò của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).
- Hiệp định Giơnevơ được 1954 được kí kết, Mĩ thay chân Pháp dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới là căn cứ quân sự của Mĩ ở ĐD và ĐNA. Trong thời kỳ 1954 - 1975, Đảng ta tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng ở hai miền khác nhau (cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam). 
- Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nên miền Bắc XHCN có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. Vì hậu phương là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi trong chiến tranh
- Cụ thể : + Toàn bộ đường lối chủ trương của cách mạng nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đều do Đảng Lao động Việt Nam và Hồ Chủ Tịch đề xướng, lãnh đạo và tổ chức thực hiện.
+ Miền Bắc đã phối hợp chặt chẽ với Miền Nam làm thất bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ: đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Một bộ phận trong các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Miền Nam và Đông Dương.
+ Miền Bắc được bảo vệ vững chắc, được xây dựng, củng cố và tăng lên không ngừng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của hậu phương lớn, đáp ứng ngày càng lớn yêu cầu chi viện cho Miền nam. Miền bắc đã đưa vào chiến trường miền Nam hàng triệu thanh niên bổ sung cho lực lượng chiến đấu. Nhịp độ bổ sung quân tăng hàng năm, từ chỗ chỉ chiếm 20% trong tổng số quân tham gia chiến đấu ở chiến trường đã tăng lên 80% trong những năm cuối của chiến tranh... Từ 1964-1968 đưa 30 vạn thanh niên, 1972 là 22 vạn, từ 1974-1975 là 20 vạn
- Về vật chất. Trên các tuyến đường Hồ Chí Minh (Trên đất liền và trên biển) nối liền hậu phương với tiền tuyến, Miền Bắc đã chuyển vào miền Nam hàng triệu tấn vật chất phục vụ cho chiến đấu
- Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần, xứng đáng là hậu phương lớn với vị trí quyết định nhất trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Câu 2: (3 điểm)
Âm mưu thủ đoạn của ĐQ Mĩ qua 2 cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Quân dân miền Bắc đã đánh bại những âm mưu đó ntn? Ý nghĩa ls của những thắng lợi?
1. Lần 1
a. Âm mưu
- Mĩ luôn có âm mưu phá hoại m.Bắc. Do thất bại trong “Chiến tranh đặc biệt” đồng thời để hỗ trợ cho “Chiến tranh cục bộ” sắp tới, cuối 1964 đầu 1965, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược m

Tài liệu đính kèm:

  • docxON_THPT_QG.docx