Đề kiểm tra học kì I – năm học 2014-2015 môn: sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1091Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I – năm học 2014-2015 môn: sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I – năm học 2014-2015 môn: sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Sinh học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
A/ THIÊT KÊ MA TRÂN ĐÊ KIÊM TRA 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Ngành ĐVNS 
Nêu đặc điểm cấu tạo và cách dinh dưỡng của trùng kiết lị (TN). 
Giải thích vì sao ở miền núi thường xảy ra bệnh sốt rét (TL). Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh (TN)
Đề ra biện pháp phòng chống bệnh sốt rét (TL)
Số câu: 3 câu
30% = 3 điểm 
Số câu: 1 câu
16.7% = 0.5 điểm
Số câu: 1.5 câu
50% = 1.5 điểm
Số câu: 0.5 câu
33.3% = 1.0 điểm
2. Ngành ruột khoang 
Đặc điểm chung của ngành ruột khoang (TN)
Số câu: 1 câu
5% = 0.5 điểm
Số câu: 1 câu
100% = 0.5 điểm
3. Các ngành giun 
Trình bày cách mổ giun đất (TL)
Thói quen khép kín vòng đời của giun kim ở trẻ em (TN). Tác dụng lớp vỏ cuticun bọc ngoài ở giun đũa (TN) 
Số câu: 3 câu
25% = 2.5 điểm
Số câu: 1 câu
80% = 2.0 điểm
Số câu: 2 câu
20% = 0.5 điểm
4. Ngành thân mềm 
Cấu tạo của vỏ trai (TN). 
Lí do mực được xếp vào ngành thân mềm (TN). Ý nghĩa tập tính ôm trứng của trai (TN)
Số câu: 3 câu
15% = 1.5 điểm
Số câu: 1 câu
33.3% = 0.5 điểm
Số câu: 2 câu
66.7% = 1.0 điểm
5. Ngành chân khớp 
Đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm (TN)
 Xác định biện pháp phồng trừ sâu hại vườn cải, xác định biện pháp an toàn cho môi trường (TL)
Số câu: 2 câu
25% = 2.5 điểm
Số câu: 1 câu
20% = 0.5 điểm
Số câu: 1 câu
80% = 2.0 điểm
Tổng số câu: 12 câu
Tổng số điểm:
100%=10 điểm
5 câu
4 điểm
40%
5.5 câu 
3 điểm
30%
1.5 câu
3 điểm
30%
B/ ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 
Chọn câu trả lời đúng (mỗi ý đúng được 0.25 điểm)
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo và cách dinh dưỡng của trùng kiết lị:
A. Kích thước hiển vi, cơ thể có 1 tế bào	B. Kích thước lớn, có chân giả dài
C. Có chân giả ngắn, nuốt hồng cầu để tiêu hóa 	D. Chui vào hồng cầu và phá hủy hồng cầu
Câu 2: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh:
A. Cơ thể có kích thước hiển vi	B. Dị dưỡng	
C. Di chuyển bằng chân giả	D. Cơ thể chỉ một tế bào 
Câu 3: Lớp vỏ cuticun bọc ngoài ở giun đũa có tác dụng:
A. Giúp giun đũa không bị loài khác tấn công
B. Giúp cho giun đũa sống được ở môi trường ngoài cơ thể
C. Giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người
D. Giúp di chuyển dễ dàng
Câu 4: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
A. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào	B. Thành cơ thể có 1 lớp tế bào	
C. Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi D. Đối xứng hai bên, ruột dạng túi 
Câu 5: Mực được xếp vào ngành thân mềm vì:
A. Vỏ tiêu giảm, di chuyển tích cực	B. Có lợi về nhiều mặt
C. Thân mềm	D. Cơ thể không phân đốt
Câu 6: Cấu tạo của vỏ trai gồm:
A. Lớp sừng, lớp đá vôi 	B. Lớp đá vôi, lớp xà cừ
C. Lớp sừng, lớp xà cừ 	D. Lớp xà cừ 
Câu 7: Do thói quen nào ở trẻ em mà vòng đời của giun kim được khép kín?
A. Ăn quà vặt	B. Đi chân không
C. Mút tay bẩn	D. Ăn rau sống
Câu 8: Đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm:
A. Cơ thể gồm 2 phần: đầu - ngực và bụng	B. Phần đầu - ngực có 2 đôi râu, 5 đôi chân ngực
C. Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng	D. Phần đầu - ngực có 1 đôi râu, 4 đôi chân ngực
Câu 9: Tập tính ôm trứng của trai mẹ có ý nghĩa:
A. Để cung cấp nhiệt cho trứng phát triển	B. Bảo vệ trứng khỏi sinh vật khác ăn
C. Không có ý nghĩa gì với sự sinh trưởng và phát triển	D. Dễ phát tán đi xa
..................................................................................
PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) 
Câu 1: (2 điểm) Vì sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi? Đề ra các biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét.
Câu 2: (2 điểm) Trình bày cách mổ giun đất.
Câu 3: (2 điểm) Khi vườn rau cải nhà em vừa có sâu xuất hiện, em có thể áp dụng những biện pháp phòng trừ sâu hại nào? Theo em, biện pháp nào là an toàn cho môi trường?
C/ ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) (Mỗi ý đúng được 0.25 điểm)
 Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
A, C
A, D
C
A, C
C, D
A, C
C
A, B
A, B
PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) 
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2 điểm)
- Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì:
+ Có nhiều rừng cây, bụi cây rậm rạp là nơi thích hợp cho muỗi phát triển
0,5
+ Có nhiều hốc đá, vũng nước đọng là nơi thích hợp cho muỗi sinh sản 
0,5 
- Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét là loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh và truyền bệnh, do vậy ta phải:
+ Phải vệ sinh sạch sẽ (nơi ở, lớp học, ...) tránh tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển
0,25
+ Chất thải, rác... cần bỏ đúng nơi qui định
0,25
+ Phát quang bụi rậm, không để nước đọng
0,25
+ Ngủ phải mắc mùng
(HS trả lời ý khác đúng vẫn cho điểm)
0,25
2
(2 điểm)
- Đặt giun nằm sắp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim
0,5 
- Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi
0,5 
- Đổ nước nập cơ thể. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
0,5 
- Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim đến đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đuôi
0,5 
3
(2 điểm)
- Áp dụng những biện pháp phòng trừ sâu hại như:
+ Biện pháp thủ công: Bắt sâu, làm bẫy đèn
0,5 
+ Biện pháp sinh học: dùng bọ cánh cứng để tiêu diệt sâu
0,5 
+ Biện pháp hóa học: phun thuốc trừ sâu
0,5 
- Biện pháp an toàn cho môi trường là: 
+ Biện pháp thủ công
0,25 
+ Biện pháp sinh học
0,25 
Ba Cụm Bắc, ngày 9 tháng 12 năm 2014
DUYỆT CỦA BGH	DUYỆT CỦA TỔ CM	Người ra đề
 Nguyễn Thị Kim Liên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_sinh_7_hkI.doc