Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2009 - 2010 môn : sinh học 7 thời gian làm bài : 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2009 - 2010 môn : sinh học 7 thời gian làm bài : 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2009 - 2010 môn : sinh học 7 thời gian làm bài : 45 phút
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - Năm học 2009 - 2010
Môn : SINH HỌC 7
Thời gian làm bài : 45 phút
A .PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Thời gian làm bài : 35 phút
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện. ( 2 điểm )
Câu 2: Đặc điểm chung của ngành thân mềm. Nêu một số tập tính của động vật thân mềm. 
(3 điểm )
Câu 3: Ở nước ta qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao. Tại sao? Để phòng chống bệnh giun đũa theo em cần phải có những biện pháp gì? ( 2 điểm )
B .PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Thời gian làm bài : 10 phút
 Chọn câu đúng cho các bài tập sau rồi ghi vào bài làm: (2 điểm) 
Câu 1: Dòng nước qua ống hút vào khoang áo đem theo những chất gì vào miệng và mang trai?
	A. Đem theo thức ăn	C. Đem theo thức ăn và Ôxi
	B. Đem theo Ôxi	D. Cả A, B, C đều sai
Câu 2: Cơ thể tôm gồm mấy phần?
	A. Chỉ một phần nhưng chia thành nhiều đốt.
	B. Gồm 2 phần: Đầu- ngực và bụng
	C. Ba phần: Đầu, ngực và bụng
	D Bốn phần: Đầu, ngực, bụng và phần đuôi
Câu 3: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc trưng riêng cho lớp sâu bọ?
	A. Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có bốn đôi chân
	B. Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có các càng và chân bò
	C. Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có ba đôi chân và 2 đôi cánh
	D. Có vỏ ki tin cứng như bộ xương
Câu 4: Tế bào gai của Thủy Tức có vai trò:
A.Tự vệ, tấn công, bắt mồi. 	 C. Tham gia vào di chuyển cơ thể. 
B. Là cơ quan sinh sản. 	 D. Tham gia vào di chuyển và sinh sản.
Câu 5: Đặc điểm về lối sống của Sán lá gan là:
A. Sống dị dưỡng. 	C. Sống tự dưỡng.
B. Sống dị dưỡng và kí sinh. 	D. Sống kí sinh.
Câu 6: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A. Trùng giày 	C. Trùng biến hình
B. Trùng sốt rét 	D. Trùng roi xanh.
Câu 7: Đặc điểm giun đốt để phân biệt với giun tròn:
A. Mỗi đốt có chi bên.	 C. Cơ thể phân đốt.	
B. Có khoang cơ thể chính thức.	 D. Cả A, B, C.
Câu 8: Trùng sốt rét phá hủy loại tế bào nào của máu?
A.Hồng cầu 	C. Bạch cầu 
B. Tiểu cầu 	D. Cả A , B , C
Câu 9: Hãy ghép thông tin ở cột A sao cho phù hợp với đặc điểm ở cột B. (1 điểm) 
Cột A
Cột B
1. Lớp sâu bọ
2. Lớp giáp xác
3. Lớp hình nhện
4. Đại diện: Tôm sông, nhện, châu chấu thuộc ngành động vật.
a. Chân khớp.
b. Có 4 đôi chân bò, thở bằng phổi hoặc ống khí.
c. Có 5 đôi chân bơi, 5 đôi chân bò và thở bằng mang.
d. Có 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, thở bằng ống khí.
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: SINH HỌC 7
A .PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện. ( 2 điểm )
- Cơ thể nhện gồm 2 phần: Đầu-ngực và phần bụng. ( 0,5 điểm )
 + Phần đầu - ngực: Gồm. ( 0,75 điểm )
 	. Đôi kìm có tuyến độc à Bắt mồi và tự vệ.
 . Đôi chân xúc giác phủ đầy lông à Cảm giác về khứu giác và xúc giác.
 . 4 đôi chân bò à Di chuyển và chăng lưới.
 + Phần bụng: Gồm: ( 0,75 điểm )
 . Phía trước là đôi khe thở à Hô hấp.
 	 . Ở giữa là một lỗ sinh dục à Sinh sản.
 	 . Phía sau là núm tuyến tơ à Sinh ra tơ nhện.
Câu 2: Đặc điểm chung của ngành thân mềm. Nêu một số tập tính của động vật thân mềm. 
(3 điểm )
1. Đặc điểm chung của ngành thân mềm: ( 1 điểm )
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hoá phân hoá.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản
2. Tập tính ở ốc sên. ( 1điểm )
- Đào lỗ đẻ trứng à bảo vệ trứng.
- Tự vệ bằng cách thu mình vào trong vỏ.
3. Tập tính ở mực. ( 1 điểm )
- Mực săn mồi bằng cách rình bắt mồi.
- Tự vệ bằng cách: tuyến mực phun ra mực làm đen môi trường nước.
Câu 3: Ở nước ta qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao. Tại sao? Để phòng chống bệnh giun đũa theo em cần phải có những biện pháp gì? ( 2 điểm )
a. Tại vì: ( 1 điểm )
- Nhà tiêu hố xí chưa hợp vệ sinh à tạo điều kiện cho trứng giun phát triển.
- Ruồi nhặng nhiều góp phần phát tán bệnh giun đũa.
- Trình độ vệ sinh cộng đồng còn kém: Tưới rau xanh bằng phân tươi, ăn rau sống, bán bánh quà ở nơi có nhiều bụi
b. Biện pháp phòng chống bệnh giun đũa: ( 1 điểm )
 Ăn uống hợp vệ sinh, không nên ăn rau sống, ăn chín uống sôi rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn để tránh ruồi nhặng đậu vào thức ăn, vệ sinh cộng đồng, xây nhà tiêu hố xí ở gia đình, tẩy giun dịnh kì.
B .PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) 
Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu đúng 0,25 điểm. 
1. C
2. B
3. C
4. A
5. D
6. D
7. C
8. A
Câu 9: Ghép mỗi ý đúng 0,25 điểm.
1.d
	2. c
	3. b
	4. a
	Tổng cộng: 10 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_HOC_KI_I_Nam_hoc_2009_2010_Mon_SINH.doc