MA TRẬN ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Sinh học 7 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Ngành chân khớp Số tiết: 8 Hiểu được đặc điểm chung của ngành chân khớp. Giải thích được cơ sở của việc đặt tên cho ngành. 2,5 đ =25% 2 đ = 80% 0,5 đ = 20% Các ngành giun Số tiết: 7 Trình bày vòng đời của giun đũa. Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người 4đ = 40% 2đ = 50% 2đ = 50% Ngành thân mềm Số tiết: 4 Tìm và nêu rõ tác hại của một số thân mềm. Giải thích được ý nghĩa về cách dinh dưỡng của trai sông. 2,5đ = 25% 1,5đ = 60% 1đ = 40% Lớp sâu bọ Số tiết: 4 Giải thích được vì sao hệ tuần hoàn thì đơn giản đi còn hệ thống ống khí lại phát triển? 1đ = 10% 1 đ = 100% Tổng số câu 100% =10đ 1/2 câu 20% = 2 đ 1 câu 35% = 3,5đ 1,5 câu 35% = 3,5 đ 1 câu 10% = 1 đ Chú thích: đề thi tự luận 100% gồm 4 câu Cấu trúc đề: +Nhận biết: 20% + Thông hiểu: 35% + Vận dụng thấp:35% + Vận dụng cao 10% ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2016-2017) MÔN: SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút( không kể thời gian chép đề) Câu1(2,5đ) a. Đặc điểm chung của ngành chân khớp. b.Dựa vào đặc điểm nào để người ta đặt tên cho ngành? Câu 2(4đ) a. Trình bày vòng đời của giun đũa. b. Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người? Câu 3(2,5đ) a.Kể tên và nêu tác hại của một số thân mềm. b.Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước? Câu4(1đ) Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển? ------------- Hết ---------------- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 7 Câu 1:(2,5điểm) Đặc điểm chung của ngành chân khớp. -Phần phụ chân khớp phân đốt. Các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt. (0,75đ) -Có vỏ kitin vừa che chở bên ngoài, vừa làm chỗ bám cho cơ.Do đó có chức năng như xương,gọi là bộ xương ngoài. (0,75đ) -Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. (0,5đ) *Dựa vào đặc điểm :chúng có phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. (0,5đ) Câu2(4điểm) Vòng đời của giun đũa: - Trứng theo phân ra ngoài gặp ẩm và thoáng khí , phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải thức ăn có trứng giun sẽ bị nhiễm giun. (1đ) - Khi giun vào ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đó.(1đ) * Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người: - Vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi (0.5đ) - Rửa sạch tay trước khi ăn (0.5đ) - Tẩy giun định kì 1 -2 lần trong 1 năm (0.5đ) - Tìm được các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người (0.5đ) Câu 3(2,5điểm) a.Kể được mỗi ví dụ và nêu tác hại của chúng được 0,5 đ( không quá 1,5 đ) VD: - Ốc sên: hại cây trồng nông nghiệp. - Ốc đĩa, ốc mút : là trung gian truyền bệnh giun sán.. - Hà biển, hà sông đục tàu thuyền và các công trình bằng gỗ b. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa đối với môi trường nước là: Nhờ cơ chế lọc vụn hữu cơ,ĐVNS có trong nước làm thức ăn khoảng 40 l nước/ngày đã góp phần làm trong lành nguồn nước bằng cơ chế sinh học không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Câu 4(1đ) Ở sâu bọ hệ tuần hoàn chỉ giữ vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào. Còn hệ thống ống khí lại phân bố rộng đảm bảo sự trao đổi khí đến các tế bào của cơ thể. Do đó hệ thống ống khí phát triển hơn hệ tuần hoàn.
Tài liệu đính kèm: