ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Sinh học 7 ( Đề 1) ( Thời gian 45 phút, không kể thời gian chép đề) Câu 1: (1,5 điểm) Nêu đặc điểm chung của động vật? Câu 2: (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu? Câu 3: (2 điểm) Hãy giải thích tại sao loài mực bơi nhanh lại được xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp? Câu 4: (3 điểm) Để phòng tránh giun sán ký sinh, theo em cần phải thực hiện những biện pháp gì ? Câu 5: (2 điểm) Kể tên 8 đại diện thuộc lớp Sâu bọ? (Đề 2) Câu 1 : (1,5 điểm) Nêu thí dụ để chứng minh động vật phân bố rất rộng ở khắp mọi nơi ? Câu 2: (1,5 điểm) So sánh giống và khác nhau hình thức sinh sản vô tính ở Thủy tức và San hô? Câu:3 (2 điểm) Nêu vai trò của Sâu bọ? Câu 4: (2 điểm) Hãy giải thích tại sao loài mực bơi nhanh lại được xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp? Câu 5: (3 điểm) Để phòng tránh giun sán ký sinh, theo em cần phải thực hiện những biện pháp gì ? ĐÁP ÁN (Đề 1) Câu 1: (1,5 điểm) Đáp án Điểm Đặc điểm chung của động vật: - Có khả năng di chuyển. 0,5 điểm - Có HTK và giác quan. 0,5 điểm - Chủ yếu sống dị dưỡng. 0,5 điểm Câu 2: (1,5 điểm) Đáp án Điểm - Cơ thể gồm 3 phần: + Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng. 0,5 điểm + Ngực: 3 đôi chân, hai đôi cánh. 0,5 điểm + Bụng: Có các đôi lỗ thở. 0,5 điểm Câu 3: (2 điểm ) Đáp án Điểm Vì mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm 0,4 điểm - Thân mềm, cơ thể không phân đốt. 0,4 điểm - Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể. 0,4 điểm - Có hệ tiêu hoá phân hoá. 0,4 điểm - Khoang áo phát triển. 0,4 điểm Câu 4: (3 điểm) Đáp án Điểm - Rửa tay sách trước khi ăn. 0,5 điểm - Rửa sạch rau, củ quả, có thể ngâm nước muối trước khi ăn. 0,5 điểm - Không bón phân tươi cho rau. 0,5 điểm - Diệt động vật trung gian truyền bệnh. 0,5 điểm - Tẩy giun, sán theo định kì. 0,5 điểm - Ăn chín uống sôi. 0,5 điểm Câu 5: (2 điểm) Đáp án Điểm - Bọ ngựa. 0,25 điểm - Ve sầu. 0,25 điểm - Ruồi. 0,25 điểm - Muỗi. 0,25 điểm - Mọt hại gỗ. 0,25 điểm - Chuồn chuồn. 0,25 điểm - Ong. 0,25 điểm - Bướm trưởng thành. 0,25 điểm (Lưu ý: Nếu học sinh kể tên được các đại diện khác thuộc lớp Sâu bọ vẫn đạt 0,25 điểm cho mỗi đại diện. Nếu kể tên được nhiều hơn 8 đại diện thì điểm tối đa đạt được là 2 điểm) ( Đề 2) câu ý Nội dung Điểm 1 (1,5đ) Động vật phân bố rộng ở khắp mọi nơi như: - Trong môi trường biển: Có cá và các loài sinh vật biển như tôm hùm, cua biển, cá đuối, cá voi, cá heo. - Trong môi trường nước ngọt: các loài như cá rô, cá trê, tôm nước ngọt và động vật nguyên sinh. - Trong môi trường nước lợ: cá sấu, rươi - Trên cạn: có các thú rừng như hổ, voi, báo, tê tê.và các thú nuôi: chó, mèo, gà lợn - Trên không: có các loài chim, dơi, côn trùng như chuồn chuồn 0,25điểm 0,5điểm 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm 2 (1,5đ) -Giống nhau: Hình thức sinh sản vô tính ở thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau: mọc chồi. -Khác nhau: Ở thủy tức khi trưởng thành chồi tách ra cơ thể sống độc lập. Còn ở san hô chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể tạo thành tập đoàn. 0,75điểm 0,75điểm 3 (2đ) A B Vai trò: -Lợi ích: + Làm thuốc chữa bệnh + Làm thức ăn cho con người và động vật + Thụ phấn cho cây trồng + Diệt các sâu bọ có hại + Làm sạch môi trường - Tác hại: + Là động vật trung gian truyền bệnh + Gây hại cho cây trồng + Làm hại cho sản xuất nông nghiệp 1,25 điểm 0,75điểm Câu 4: (2 điểm ) Đáp án Điểm Vì mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm 0,4 điểm - Thân mềm, cơ thể không phân đốt. 0,4 điểm - Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể. 0,4 điểm - Có hệ tiêu hoá phân hoá. 0,4 điểm - Khoang áo phát triển. 0,4 điểm Câu 5: (3 điểm) Đáp án Điểm - Rửa tay sách trước khi ăn. 0,5 điểm - Rửa sạch rau, củ quả, có thể ngâm nước muối trước khi ăn. 0,5 điểm - Không bón phân tươi cho rau. 0,5 điểm - Diệt động vật trung gian truyền bệnh. 0,5 điểm - Tẩy giun, sán theo định kì. 0,5 điểm - Ăn chín uống sôi. 0,5 điểm
Tài liệu đính kèm: