Đề kiểm tra học kì I môn Hóa 11

docx 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 947Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Hóa 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn Hóa 11
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ Và Tên: Lớp.
Câu 1: Cho các chất: Al, NaHCO3, Fe, Fe(OH)2, ZnO, KAlO2, có bao nhiêu chất vừa tác dụng được cả với dung dịch HCl và NaOH?
Đáp án: Al, NaHCO3, ZnO.
Câu 2: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Na2O và 0,05 mol Al2O3 tan hoàn toàn vào nước thu được dung dịch X. Cho từ từ vào X một lượng HCl thu được m gam kết tủa và dung dịch Y có chứa 9,36 gam NaCl. Tính m?
Đáp án:
 Na2O + Al2O3 -> 2NaAlO2
 0,05-----0,05-------0,1
Na2O + H2O -> 2NaOH
0,05-----------------0,1
HCl + NaOH -> NaCl + H2O
 0,1------0,1---------0,1
HCl + NaAlO2 + H2O -> NaCl + Al(OH)3
 0,16-0,1=0,06 
= > nAl(OH)3 = 0,06 => mAl(OH)3 = 0,06.78 = 4,68 gam
Câu 3: Hấp thụ hết 1,792 lít HCl (đktc) vào 100 gam H2O thu được dung dịch X. Hòa tan hoàn toàn 4,7 gam K2O vào X, phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y. Tính C% của dung dịch muối thu được?
Đáp án: 
K2O + HCl -> KCl + H2O
0,04----0,08--- 0,08
K2O-> 2KOH 
0,01-----0,02
=> C%KCl =(0,08.74,5):(0,08.36,5+100+4,7).100% = 5,538%
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg trong 500 ml dung dịch HNO3 aM. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí N2 và dung dịch X có khối lượng nhiều hơn khối lượng dung dịch ban đầu là 2,12 gam. Để phản ứng hết với các chất trong X cần vừa đủ 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tính a?
Đáp án: số mol N2= (2,4-2,12): 28 =0,01. BTE => số mol NH4NO3 = (0,2-0,01.10):8 =0,0125 
Số mol HNO3 dư = số mol NaOH – 2nMg – nNH4NO3 =0,25-0,1.2-0,0125 = 0,0375 mol
BT nitơ: nHNO3(ban đầu) = 0,2+0,01.2+0,0125.2 + 0,0375 =0,2825 => a = 0,2825:0,5 = 0,565M
Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4, C2H6.
Đốt cháy hoàn toàn 0,896 lít X thu được 1,44 gam H2O.
Cho 1,792 lít X tác dụng với dung dịch Brom/CCl4 dư thì có tối đa a gam brom phản ứng. Biết các khí ở đktc. Tính a? 
Đáp án: Số mol H2O = 0,08 => số n.tử H trung bình của X = (0,08.2):0,04 =4=> X tương đương C2H4=> nBr2 =0,08 => a = 0,08.160 =12,8 gam
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn X (C4Hx - mạch hở) thu được số mol H2O bằng ½ số mol CO2. Biết X tác dụng được với AgNO3/NH3. Gọi tên thông thường của X?
Đáp án: Vinyl Axetilen
Câu 7: Hidro hóa chất X (C4H4) với tỷ lệ mol 1:1( xúc tác Pd) thu được chất Y. Chất Y trùng hợp được polime Z (được dùng để sản xuất cao su). Viết CTCT của X, Y, Z.
Đáp án: X: CH2=CH-C≡CH; Y : CH2=CH-CH=CH2, Z: -(-CH2-CH=CH-CH2-)n-
Câu 8: Cho các chất: etylbenzen, isobutilen, stiren, isopren, benzen, metyl axetilen. Có tất cả bao nhiêu chất làm mất màu được dung dịch brom?
Đáp án: isobutilen, stiren, isopren, metyl axetilen.
Câu 9: Cho polime X có cấu tạo –(-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n-. X được tạo thành từ hidrocacbon có cấu tạo như thế nào?
Đáp án: CH2=C(CH3)-CH=CH2
Câu 10: Trong số các chất: propen, 2-metylpropen, propin, propađien, đimetyl axetilen. Những chất nào khi hidro hóa hoàn toàn thu được propan?
Đáp án: propen, propin, propađien.
Câu 11: cho các khí không màu riêng biệt: etilen, propin, butan. Tùy chọn hai hóa chất thích hợp làm thuốc thử để phân biệt các chất trên.
Đáp án: dd AgNO3/NH3 và Br2 hoặc dd AgNO3/NH3 và KMnO4
Câu 12: . Xác định ctct của X,Y.
Đáp án: X: C6H5-CH2-CH3; Y: C6H5-CHBr-CH3
Câu 13: Chất X (mạch hở) có đồng phân hình học, hidro hóa hoàn toàn X thu được hidrocacbon no Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được 10,8 gam H2O. Gọi tên thay thế của X?
Đáp án: Y là ankan có số n.tử H là 2(10,8:18): 0,1 = 12 => CTPT Y là C5H12, X có đồng phân hình học nên Y phải là pent-2-en: CH3-CH=CH-CH2-CH3
Câu 14: Đun nóng C2H5OH trong H2SO4 đặc ở 1700C thu được khí X, hòa tan Al4C3 trong nước thu được khí Y, hòa tan CaC2 trong dung dịch HCl thu được khí Z. X, Y, Z là các chất hữa cơ nào?
Đáp án: X, Y, Z lần lượt là: C2H4, CH4, C2H2
Câu 15: Trong số các hóa chất: dung dịch HCl, dung dịch Br2, dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3. Hãy chọn hai hóa chất thích hợp được dùng để tách được C2H2 ra khỏi hỗn hợp C2H2, CH4, C2H4.
Đáp án: AgNO3/NH3 rồi HCl
Câu 16: Nung nóng 0,2 mol C3H8 một thời gian thu được hỗn hợp X gồm C3H6, C2H4, H2, CH4 và C3H8 dư.Dẫn X đi qua dung dịch Br2/CCl4 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y đi ra khỏi dung dịch có tỷ khối so với H2 bằng 18,15. Tính hiệu suất phản ứng nung C3H8?
Đáp án: Dễ có Y là các khí no(không bị hấp thụ bởi dung dịch brom), nY = npropan ban đầu = 0,2 mol => mY = 18,15.2.0,2 =7,26 gam.
=> m(C2H4, C3H6) = 0,2.44-7,26 = 1,54 gam.
Giả sử anken là C2H4 => npropan phản ứng = nC2H4 = 1,54 : 28 = 0,055 => Hp.ư =(0,055:0,2).100% = 27,5%
Giả sử anken là C3H6 => npropan phản ứng = nC3H6 = 1,54 : 42 = 0,0367 => Hp.ư =(0,0367:0,2).100% = 18,35%
Vậy hs phản ứng nung propan là 18,35% < H < 27,5 %
Câu 17: Khi đun nóng chất X (CH3-CH2-C(OH)(CH3)-CH2-CH2-CH3) với dung dịch H2SO4 đặc nóng, ở 1700C, có thể thu được tối đa bao nhiêu anken?
Đáp án: 5 anken kể cả đồng phân hình học
Câu 18: Cho ba hợp chất mạch hở X, Y, Z đều có cùng công thức đơn giản là (CH)x. Chúng đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Biết MX <MY < MZ < 80. Xác định ctct của chúng?
Đáp án: X, Y, Z lần lượt có ctct là CH≡CH,CH2=CH-C≡CH, HC≡C-C2H4-C≡CH hoặc R-C≡CH
Câu 19: Cho hidocacbon X tác dụng với Cl2(1:1, as) hoặc cho hidrocacbon Y tác dụng với HCl(1:1) thì đều thu được sản phẩm chính là isopropyl clorua. Gọi tên hai chất X và Y?
Đáp án: X và Y lần lượt: propan và propen
Câu 20: Khi cho buta-1,3-dien tác dụng với Br2(1:1) thì thu được nhiều nhất bao nhiêu dẫn xuất đi brom? 
Đáp án: 3 dẫn xuất kể cả đồng phân hình học
Ghi chú: Ghi lại đề, làm lại và ghi đáp án vào vở bài tập!

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KIEM_TRA_HOC_KI_1_LOP_11.docx