Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10 - Mã đề 321 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10 - Mã đề 321 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10 - Mã đề 321 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ 321
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10 
Thời gian làm bài: 45 phút (35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:............................................................................................................ SBD: ...................... 
Câu 1: Để trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á trong các thế kỉ X – XII, Campuchia phải dựa vào
A. sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội.	B. lực lượng quân đội mạnh.
C. sự xâm chiếm các quốc gia láng giềng.	D. mong muốn mở rộng quyền lực của các ông vua.
Câu 2: Nguyên liệu kim khí nào được người nguyên thủy sử dụng sớm nhất?
A. Đồng đỏ	B. Đồng đen	C. Đồng thau	D. Sắt
Câu 3: Hàng năm, công dân thị quốc Địa Trung Hải họp một lần ở quảng trường để
A. bầu và cử ra cơ quan nhà nước. 
B. mít tinh chào mừng nhiệm kì nhà nước mới.
C. phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia. 
D. trao đổi về việc buôn bán nô lệ.
Câu 4: Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0 là thành tựu của
A. người Ai Cập.	B. người Ấn Độ.	C. người Lưỡng Hà.	D. người A-rập.
Câu 5: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Trong khoảng 10 thế kỉ trước công nguyên.	B. Khoảng thế kỉ 10 trước công nguyên.
C. Trong khoảng 10 thế kỉ sau công nguyên.	D. Khoảng thế kỉ 10 sau công nguyên.
Câu 6: Cuộc sống sung sướng, xa hoa của các lãnh chúa phong kiến Tây Âu xuất phát từ
A. thành tựu trong sản xuất của nông nô.	B. trao đổi buôn bán giữa các lãnh địa.
C. buôn bán nông nô.	D. bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.
Câu 7: Đặc trưng của nền kinh tế trong lãnh địa phong kiến Tây Âu là
A. lấy nghề nông làm gốc.	B. phát triển kinh tế công thương nghiệp.
C. phát triển nền kinh tế thị trường.	D. tự nhiên, đóng kín, tự cấp, tự túc.
Câu 8: Ý nào đúng nhất sau đây khi nói về vai trò của nhà Tần đối với lịch sử Trung Quốc?
A. Thống nhất được Trung Quốc, chấm dứt tình trạng chia cắt lãnh thổ.
B. Thành lập được vương triều nhà Tần, đưa Tần Thủy Hoàng lên ngôi Hoàng đế.
C. Xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc, lập nên triều đại nhà Tần.
D. Thống nhất được Trung Quốc, chấm dứt tình trạng chia cắt lãnh thổ, xác lập chế độ phong kiến.
Câu 9: Sự giàu có của Hi Lạp cổ đại là dựa trên
A. kinh tế công thương nghiệp và sử dụng lao động nô lệ. 
B. sự bóc lột đối với nông dân công xã.
C. sự bóc lột đối với thợ thủ công, thương nhân. 
D. nền kinh tế công thương nghiệp phát triển.
Câu 10: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. từ khoảng thiên nhiên kỉ IV – III TCN.	B. từ khoảng thiên nhiên kỉ II – I TCN.
C. từ khoảng thiên nhiên kỉ III – II TCN.	D. từ khoảng thiên nhiên kỉ V – IV TCN.
Câu 11: Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến Tây Âu là
A. nông nô.	B. thợ thủ công.	C. lãnh chúa.	 D. nô lệ.
Câu 12: Cuộc khởi nghĩa làm cho nhà Tần sụp đổ do ai lãnh đạo?
A. Lưu Bang B. Lý Tự Thành 
C. Trần Thắng, Ngô Quảng	 D. Chu Nguyên Chương.
Câu 13: Bộ phận quan trọng nhất của thị quốc Địa Trung Hải là
A. đền thờ. B. ruộng đất trồng trọt xung quanh thành thị. C. sân vận động.	 D. bến cảng.
Câu 14: Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời
A. nhà Thanh.	B. nhà Minh.	C. nhà Đường.	D. nhà Tần.
Câu 15: Ấn Độ giáo có nguồn gốc từ
A. tư tưởng thờ Phật của Ấn Độ. 
B. việc thờ thần.
C. tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ. 
D. việc con người sợ hãi những lực lượng siêu nhiên.
Câu 16: Biểu hiện của sự xuất hiện gia đình phụ hệ trong xã hội nguyên thủy là
A. xuất hiện sự phân công lao động giữa nam và nữ.
B. đàn ông làm các công việc nặng nhọc hơn phụ nữ.
C. khả năng lao động của người đàn ông khác người phụ nữ.
D. đàn ông có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình.
Câu 17: Vương triều mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc là
A. nhà Tần.	B. nhà Thương.	C. nhà Hán.	D. nhà Hạ.
Câu 18: Thị quốc Địa Trung Hải được hình thành ở
A. bên bờ các con sông lớn ở Địa Trung Hải.	B. trên bờ Nam Địa Trung Hải.
C. ven bờ Bắc Địa Trung Hải.	D. trên bờ Tây Địa Trung Hải.
Câu 19: Nhà nước Ai Cập thống nhất được hình thành trên cơ sở
A. các liên minh công xã.	B. các liên minh bộ lạc.
C. các liên minh nông thôn.	D. các liên minh thị tộc.
Câu 20: Người đầu tiên khởi xướng Nho học là
A. Mạnh Tử.	B. Lão Tử.	C. Trang Tử.	D. Khổng Tử.
Câu 21: Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?
A. Nghệ thuật kiến trúc đền, chùa, lăng mộ, tượng Phật, tượng thần.
B. Tôn giáo, tư tưởng (Phật giáo và Hinđu giáo).
C. Chữ viết (chữ Phạn).
D. Lễ hội tổ chức theo mùa.
Câu 22: Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là
A. chịu ảnh hưởng của khí hậu cận nhiệt đới.	B. chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.
C. chịu ảnh hưởng của khí hậu cận ôn đới.	D. chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới.
Câu 23: Lãnh địa là gì?
A. Vùng đất do nhà vua ban cấp cho quan lại.
B. Lãnh thổ của nhà nước phong kiến.
C. Vùng đất do các quý tộc, tăng lữ chia nhau chiếm đoạt.
D. Vùng đất do nông dân khai khẩn nộp cho quý tộc phong kiến.
Câu 24: Vương triều có vai trò thống nhất miền Bắc, đưa Ấn Độ bước vào thời kì phát triển cao và rất đặc sắc là 
A. vương triều Gúp-ta. 	 B. vương triều Hồi giáo Đê-li. 
C. vương triều Mô-gôn.	 D. vương triều A-sô-ca.
Câu 25: Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ là
A. Đông Bắc Á.	B. Đông Nam Á.	C. Nam Bắc Á.	D. Tây Nam Á.
Câu 26: Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thủy bị phá vỡ khi nào?
A. Khi xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại.	B. Khi cuộc sống của con người còn thấp kém.
C. Khi xuất hiện tư hữu.	D. Khi có sản phẩm thừa thường xuyên.
Câu 27: Trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu, nhà vua có vai trò gì?
A. Chỉ là lãnh chúa trong lãnh địa. B. Thực chất cũng là một lãnh chúa lớn.
C. Nắm mọi quyền hành trong nước. D. Không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
Câu 28: Tại sao toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông?
A. Do phải tính thuế cho nhà nước sau mỗi mùa thu hoạch.
B. Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi thu hoạch.
C. Do tính toán lại ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng.
D. Do yêu cầu phải tính toán để xây dựng các công trình kiến trúc.
Câu 29: Quyền lực xã hội ở các thị quốc Địa Trung Hải nằm trong thành phần nào?
A. Vua chuyên chế.	B. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn.
C. Quý tộc phong kiến.	D. Các vị bô lão trong thị tộc.
Câu 30: Tại sao phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, những hiểu biết về toán học mới thực sự trở thành khoa học?
A. Vì phạm vi các phép cộng, trừ, nhân chia trong toán học đã lên đến hàng triệu.
B. Vì toán học đã vượt lên việc ghi chép riêng biệt, để lại những định lí, định đề có tính khái quát hóa cao.
C. Vì toán học là những ghi chép riêng biệt, toán học đã tìm ra công thức tính diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu.
D. Vì toán học đã đưa ra được các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.
Câu 31: Nhân tố quyết định sự suy sụp của vương quốc Campuchia và Lào là
A. chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu. 
B. sự xâm lược của thực dân phương Tây.
C. các cuộc khởi nghĩa của nông dân. 
D. những cuộc tấn công từ Vương quốc Thái.
Câu 32: Đặc điểm chung trong chính sách đối ngoại của các vương triều ở Trung Quốc thời phong kiến là
A. giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.	 B. giúp đỡ các nước láng giềng phát triển.
C. thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.	 D. xâm lược mở rộng lãnh thổ.
Câu 33: Nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI là
A. văn hóa Hồi giáo thủ tiêu văn hóa truyền thống Ấn Độ.
B. văn hóa truyền thống Ấn Độ làm phai mờ văn hóa Hồi giáo.
C. sự giao lưu giữa hai nền văn minh đặc sắc Ấn Độ Hinđu giáo và A-rập Hồi giáo.
D. sự tổng hợp các nền văn minh có mặt ở Ấn Độ.
Câu 34: Nông nô thời phong kiến Tây Âu khác với nô lệ thời cổ đại phương Tây ở điểm nào?
A. Không có quyền lợi về kinh tế và chính trị. 
B. Chịu sự ràng buộc vào giai cấp thống trị.
C. Được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng. 
D. Là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
Câu 35: Biểu hiện của quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần là
A. quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nô lệ. 
B. quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân.
C. quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nô lệ. 
D. quan hệ bóc lột giữa quý tộc đối với nông dân công xã.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 10_MA 321.doc