Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2010-2011 đề thi môn: lịch sử

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1044Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2010-2011 đề thi môn: lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2010-2011 đề thi môn: lịch sử
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
-----------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Dành cho học sinh các trường THPT 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
-------------------------
Câu 1 (2,5 điểm)
	Nêu và rút ra nhận xét chung về thành tựu văn hoá của cư dân các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma.
Câu 2 (1,5 điểm)
Trình bày sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
Câu 3 (2,0 điểm)
	Nguyên nhân xuất hiện và vai trò của các thành thị trung đại ở Tây Âu.
Câu 4 (2,5 điểm)
Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt được bước tiến như thế nào về đời sống vật chất và tinh thần?
Câu 5 (1,5 điểm)
Đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc cuối thế kỉ XVIII.
------------------Hết----------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh.Số báo danh
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2010-2011
 MÔN: LỊCH SỬ 
Dành cho học sinh các trường THPT 
(Đáp án- Thang điểm có 03 trang)
-------------------------------------
Câu
Đáp án
Điểm
1
Nêu và rút ra nhận xét chung về thành tựu văn hoá của cư dân các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rôma.
2,5
1. Thành tựu
Về lịch và chữ viết.
 - Về lịch: Người Hi Lạp có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Nhờ đi biển, họ thấy Trái Đất hình quả cầu tròn Người Rô-ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và ¼ ngày, nên họ định một tháng lần lượt có 30, 31 ngày, riêng tháng Hai có 28 ngày
0,5
 - Về chữ viết: Người Hi Lạp và Rô-ma đã phát minh ra hệ thống chữ cái. Hệ chữ cái Rô-ma, tức là hệ A,B,Cban đầu gồm 20 chữ, sau đó thêm 6 chữ làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Họ còn sáng tạo ra hệ thống chữ số La Mã
0,5
b. Sự ra đời của khoa học.
- Người Hi Lạp, toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài toán riêng biệtđể lại những định lí, định đề có giá trị khái quát hóa cao: Định lí Talét, trường phái Pitago, tiên đề Ơcơlít 
0,25
+ Sử học: Các sử gia Hi Lạp và Rô-ma đã tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống lịch sử một nước hay một cuộc chiến tranh. Các nhà sử học tiêu biểu: Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Ta-xít
+ Địa lí: Xtra bôn của Hi Lạp cổ đại đã đi và khảo sát nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.
0,25
c. Văn học.
 - Ở Hi Lạp, sau các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là Iliát và Ôđixê, đã xuất hiện những nhà văn nổi tiếng mà tác phẩm của họ để lại vẫn còn nguyên giá trị độc đáo. Ê-sin viết Ô-re-txti, Xô-phốc-clơ viết Ơ-đíp làm vua...
0,25
d. Nghệ thuật.
 - Hi Lạp và Rô-ma có nhiều tượng, đền đài, đấu trường: tượng lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-Lô...đền Pác-tê-nông, đấu trường Rô-Ma...
0,25
2. Nhận xét
- Việc sử dụng đồ sắt, tiếp xúc với biển, trình độ sản xuất caođã giúp các cư dân các quốc gia Hi Lạp và Rô-ma cổ đại đạt trình độ sáng tạo văn hoá cao.
0,25
- Văn hoá Hi Lạp và Rô- ma cổ đại ra đời muộn nhưng lại phát triển nhanh chóng, rực rỡ, phong phú, toàn diện, trở thành đỉnh cao văn hóa cổ đại, đặt nền móng cho sự phát triển của văn minh nhân loại.
0,25
2
Trình bày sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
1,5
- Cuối thời Xuân Thu- Chiến Quốc (thế kỉ VIII TCN - thế kỉ III TCN), Trung Quốc có những tiến bộ lớn trong sản xuấtđưa đến diện tích gieo trồng được mở rộng, năng xuất và tổng sản lượng nông nghiệp tăng, xã hội biến đổi sâu sắc.
0,5
- Những quan lại và một số nông dân giàu tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công trở thành giai cấp địa chủ.
0,25
- Nông dân bị phân hoá: một bộ phận giàu có đã ra nhập giai cấp địa chủ, một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy là nông dân tự canhsố còn lại là những nông dân nghèo không có ruộng hoặc có quá ít buộc phải phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp tô ruộng đất cho địa chủ trở thành những nông dân lĩnh canh.
0,25
- Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh dần trở thành quan hệ bóc lột chủ yếu, quan hệ phong kiến xuất hiện. Năm 221 TCN nhà Tần thống nhất Trung Quốc, chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
0,5
3
Nguyên nhân xuất hiện và vai trò của các thành thị trung đại ở Tây Âu.
2,0
1. Nguyên nhân xuất hiện
- Do sản xuất phát triển, từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá. Giờ đây sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
0,25
- Trong các ngành thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá tương đối mạnh mẽ. Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt và sống bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với những nông nô khác. Thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp.
0,25
- Để có điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận. Họ đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba, tư đường, bến sông, bến cảngđể lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoá. Từ đó thành thị ra đời.
0,25
2. Vai trò
- Sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển 
0,5
- Thành thị còn góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất nhất quốc gia, dân tộc.
0,5
- Thành thị mang đến không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu
0,25
4
Những chuyển biến về kinh tế, xã hội đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang? Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt được bước tiến như thế nào về đời sống vật chất và tinh thần?
2,5
1. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội
- Việc sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng đồng thau và một số công cụ lao động bằng sắt, sử dụng sức kéo dẫn đến sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển. Cùng với nghề nông cư dân Đông Sơn còn làm các nghề thủ công nghiệp... Phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp hình thành.
0,5
 - Sự phát triển kinh tế dẫn đến chuyển biến trong xã hội, phân hoá giàu nghèo diễn racùng với nhu cầu chống ngoại xâm và làm thuỷ lợi đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước Văn Lang vào thế kỉ VII TCN.
0,5
2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc
- Đời sống vật chất: Nguồn lương thực chính của họ là gạo nếp, gạo tẻ, thức ăn khá phong phú gồm các loại rau củ, các sản phẩm của nghề đánh cá, chăn nuôi, săn bắnTrong lao động và sinh hoạt, nam thường đóng khố, cởi trần; nữ mặc váy áo. Họ ở nhà sàn
0,5
- Đời sống tinh thần: Cư dân Việt cổ có tục nhuộm răng đen, ăn trầu và xăm mình. Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của họ là sùng bái tự nhiên như thờ thần Mặt trời, thần Núi, Sônghọ có tục thờ cúng cúng tổ tiên, sùng kính những người có công với làng nước. Tục cưới xin, ma chay, lễ hộikhá phổ biến, nhất là lễ hội mùa.
0,5
- Những giá trị vật chất và tinh thần trên hình thành nên nền Văn minh Văn Lang- Âu Lạc, nền văn minh giữ vai trò phác hoạ định hình và là nền móng hình thành nên bản sắc văn hoá riêng của dân tộc và truyền thống dân tộc Việt Nam.
0,5
5
Đánh giá vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc cuối thế kỉ XVIII.
1,5
- Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ ba tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước
0,5
- Đánh bại quân xâm lược Xiêm (1785), Thanh (1789), bảo vệ nền độc lập dân tộc
0,5
- Tiến hành nhiều cải cách tiến bộ...mở ra một bước phát triển mới của lịch sử dân tộc.
0,5
(L­u ý: Trªn ®©y lµ nh÷ng néi dung c¬ b¶n khi lµm bµi häc sinh ph¶i ®Ò cËp tíi. Bµi viÕt ®ñ néi dung, chÝnh x¸c, l«gic th× míi cho ®iÓm tèi ®a).
---------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docCHO_DOI_TUYEN_HSG.doc