Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp10

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 426Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp10
Câu 1 (1,0 điểm)
Chứng minh văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia và Lào tiếp thu những giá trị văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Câu 2 (1,5 điểm)
 Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến? Ảnh hưởng của các yếu tố này đến văn hoá Việt Nam?
Câu 3 (1,0 điểm)
Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp-Rôma? Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ chiếm nô ở Hi Lạp-Rôma.
Câu 4 (1,5 điểm)
 Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc thời Minh-Thanh. Tại sao trong thời kì này kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc không phát triển được.
Câu 5 (2,0 điểm)
 So sánh sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến ở hai khu vực phương Đông và phương Tây.
Câu
Nội dung
Điểm
1
Chứng minh văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia và Lào tiếp thu những giá trị của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
1,0
- Cùng với quá trình tồn tại và phát triển, cư dân Cam-pu-chia và Lào đã sáng tạo nên một nền văn hoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử, trước khi tiếp thu những giá trị của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
0,25
 - Chữ viết: trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ người Khơ-me có hệ thống chữ viết riêng. Người Lào có hệ thống chữ viết riêng, được xây dựng sáng tạo trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
0,25
- Tôn giáo: Đạo Phật Đại thừa ảnh hưởng đến Cam-pu-chia, đạo Phật Tiểu thừa truyền bá vào Lào.
0,25
- Kiến trúc, điêu khắc: ở Cam-pu-chia và Lào đã xuất hiện một số công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu như quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom, Thạt Luổng...
0,25
2
Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến? Ảnh hưởng của các yếu tố này đến văn hoá Việt Nam?
1.5
1. Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến
- Trung Quốc. 
+ Tư tưởng Nho giáo do Khổng Tử khởi xướng. Đến thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lý luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
0,25
+ Thời Tây Hán, Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Lúc đầu, Phật giáo được tryền bá rộng rãi trong nhân dân, chùa chiền được xây dựng. Đến thời Tùy, Đường, Phật giáo thịnh hànhThời kỳ nhà Tống, cùng với sự tôn sùng đạo Phật, Nho giáo được phát triển thêm một bước về lý luận.
0,25
- Ấn Độ.
+ Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ và được truyền bá rộng khắp dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới triều Gúp-ta, Hậu Gúp-ta, Hác-sa. Đạo Hin-Đu (Ấn Độ giáo) ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. Xã hội Ấn Độ tôn thờ rất nhiều thần thánh, mà chủ yếu 4 thần...
0,25
+ Đạo Hồi được du nhập vào Ấn Độ ở thế kỉ XIII và từ đó văn hóa Hồi giáo được phát triển, tạo nên một Ấn Độ với nền văn hoá phong phú và đa dạng.
0,25
2. Ảnh hưởng đến Việt Nam.
- Đạo Phật của người Ấn Độ sớm ảnh hưởng đến Việt Nam, thời kỳ nhà Lý, nhà Trần Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các triều đại phong kiến đã tiếp thu có chọn lọc phù hợp với văn hoá người Việt: Chùa chiền xây dựng nhiều nơi: Diên Hựu, Tháp Báo Thiên...
0,25
- Nho giáo của Trung Quốc sớm ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt thời kỳ nhà Lê, Nho giáo giữ vị trí độc tôn
0,25
3
Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp-Rôma? Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ chiếm nô ở Hi Lạp-Rôma
1,0
1.Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp-Rô ma
-Ưu điểm: Ngăn chặn chuyên chế cá nhân, sự phát triển tự do, tiến bộ, dân chủ rộng rãi, thúc đẩy nền kinh tế văn hoá phát triển.
0,25
-Hạn chế: Nền dân chủ chủ nô duy trì, địa vị cho chủ nô, người giàu; còn người dân lao động không có quyền lợi gì. Đây là chế độ chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ; Nô lệ, kiều dân, phụ nữ.. không có quyền công dân.
0,25
2. Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ chiếm nô
- Do sự bóc lột nặng nề và đối xử bất công, bị khinh rẻ nên nô lệ không ngừng đấu tranh chống lại chủ nô.
0,25
- Các hình thức đấu tranh: 
	+ Đấu tranh vũ trang: điển hình là cuộc khởi nghĩa do Xpactacut lãnh đạo (73-71TCN) đã gây kinh hoàng khiếp sợ cho chủ nô.
	+ Đấu tranh kinh tế; Từ TK III, nô lệ chuyển sang bỏ trốn, phá hoại công cụ, sản phẩm, làm sản xuất bị giảm sút, đình đốn
=> Chế độ chiếm nô khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ năm 476.
0,25
4
Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc thời Minh-Thanh. Tại sao trong thời kì này kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được
1,5
1. Sự phát triển của nền kinh tế
- Trong nông nghiệp: có bước tiến bộ về kĩ thuật canh tác, diện tích được mở rộng hơn, sản lượng lương thực tăng.
0,25
- Thủ công nghiệp: Xuất hiện các hình thức công xưởng thủ công trong các nghề dệt, giấy, đồ sứ. Ở Giang Tây, có trung tâm làm gốm lớn như Cảnh Đức với khoảng 3000 lò sứ.
Nghề dệt có một số chủ đem bông và tơ giao cho những thợ dệt cá thể rồi thu thành phẩm. Một số khác còn sắm khung cửi trong nhà thuê thợ dệt rồi lấy một phần sản phẩm.
 Trong việc sản xuất đường, vào mùa xuân, các ông chủ xuất vốn cho nông dân trồng mía để đến màu đông họ thu lại bằng đường
→ Mầm mống quân hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở TQ dưới thời Minh (tương đương với thời gian xuất hiện ở phương Tây)
0,5
- Về ngoại thương: Ngay từ thế kỉ XVI đã có một số thương nhân châu Âu đến TQ buôn bán, thành thị được mở rộng và đông đúc hơn: Bắc kinh và Nam kinh vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế. Nhưng chính sách đóng cửa của nhà Thanh đã hạn chế người châu Âu vào TQ và cả thương nhân TQ cũng không được ra ngoài bằng đường biển.
0,25
2. Tại sao trong thời kì này kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được.
- Sự phát triển của QHSXTBCN vào giữa thời Minh, so với phương Tây là diễn ra đồng thời. Nhưng nền sản xuất mới TBCN nảy sinh và phát triển chậm chạp, không chiếm được địa vị chủ yếu. Trước sau, nền kinh tế tiểu nông vẫn chiếm ưu thế.
0,25
- Nguyên nhân cơ bản của nó là quan hệ phong kiến vẫn được duy trì chặt chẽ trong những vùng nông thôn bao la và chế độ cai trị độc đoán của một chính quyền phong kiến chuyên chế. Do thái độ coi nhẹ các nghề công -thương, do khủng hoảng về chính trị có tính chất chu kỳ và một phần ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
=> Vì vậy, từ TK XVI, mầm mống của kinh tế TBCN đã hình thành, nhưng đến giữa TK XIX vẫn còn rất non yếu, chưa gây ảnh hưởng gì rõ rệt trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hoá- tư tưởng, làm cho xã hội TQ phát triển chậm chạm.
0,25
5
So sánh sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến ở hai khu vực phương Đông và phương Tây.
2,0
1. Hình thành: 
- Giống nhau: Chế độ PK ra đời khi các quốc gia cổ đại tan rã, với quan hệ bóc lột địa tô là chủ yếu.
0,25
- Khác nhau: 
+ Thời gian ra đời: PK phương Tây muộn hơn ở phương Đông
0,25
+ Sự hình thành : Phương Đông do yêu cầu của sản xuất và đoàn kết chống ngoại xâm. Phương Tây do sự sụp đổ của đế quốc Rôma và sự xâm nhập của người Giecman..
0,25
2. Quá trình phát triển
- Giống nhau: 
+ Về kinh tế đều phát triển các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp...
0,25
+ Về chính trị: Đều hình thành nhà nước phong kiến tập quyền, nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, vua có quyền lực tuyệt đối
0,25
+ Về tư tưởng: lấy tôn giáo làm cơ sở lý luận cho chế độ thống trị : Nho giáo ở phương Đông, Thiên chúa giáo ở phương Tây...
0,25
- Khác nhau: 
+ Đặc trưng kinh tế: Phương Tây các lãnh địa phong kiến...
0,25
+ Giai cấp thống trị: Phương Đông là địa chủ phong kiến, phương Tây là quý tộc, tăng lữ...
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docxhoc_sinh_gioi.docx