Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì II Lịch sử lớp 10 - Năm học 2016-2017

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì II Lịch sử lớp 10 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì II Lịch sử lớp 10 - Năm học 2016-2017
ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN SỬ KHỐI 10
Thời gian: 45 phút 
Câu 1: Thời kì xã hội có giai cấp đầu tiên là thời kì nào?
A. Thời kì nguyên thủy B. Thời kì đá mới C. Thời kì kim khí D. Thời cổ đại
Câu 2: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông
A. Địa chủ - nông dân công xã B. Địa chủ - nông dân lĩnh canh
C. Quí tộc – nông dân công xã D. Quí tộc – nông dân lĩnh canh
Câu 3 : Các công trình kiến trúc của các quốc gia cổ đại phương Đông thể hiện :
A. Sự nguy nga tráng lệ B. Sự giàu có của các quốc gia
C. Uy quyền của vua chuyên chế D. Đời sống tinh thần phong phú
Câu 4 : Đặc điểm chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là :
A. Quân chủ lập hiến B. Quân chủ chuyên chế C. Dân chủ cộng hòa D. Dân chủ chủ nô
Câu 5: Những quốc gia cổ đại đầu tiên ra đời:
A. Trên lưu vực các dòng sông lớn B. Ở các vùng núi cao
C. Ven biển Địa Trung Hải D. Ở các thung lũng
Câu 6 : Trong xã hội chiếm nô ở Địa Trung Hải, thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất là gì ?
A. Sản phẩm nông nghiệp B. Gia súc C. Sản phẩm thủ công nghiệp D. Nô lệ
Câu 7 : Vai trò của nông dân công xã trong xã hội phương Đông cổ đại Là ?
A. Những người làm nghề tự do B. Những người tạo ra sản phẩm để nuôi sống xã hội
C. Lực lượng đông đảo trong xã hội D. Lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội
Câu 8 : Thể chế chính trị của thị quốc là :
A. Chuyên chế cổ đại B. Dân chủ chủ nô C. Dân chủ tư sản D. Cộng hòa Liên bang
Câu 9 : Nghành kinh tế bổ trợ cho nghề nông của cư dân phương Đông cổ đại là ?
A. Buôn bán với các nước khác B. Phát triển nghề thủ công
C. Chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải, trao đổi sản phẩm D. Làm nông, trồng lúa nước
Câu 10. Sự giống nhau giữa vương quốc Hồi giáo Đeli và vương quốc Mô gôn là :
	A. Cùng theo đạo Hinđu.	B. Đều thực hiên hòa hợp dân tộc.
	C. Cùng theo đạo Hồi.	D. Đều là vương triều của người nước ngoài.
Câu 11. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là:
	A. Chế độ học điền.	B. Chế độ tỉnh điền.	C. Chế độ quân điền.	D. Chế độ công điền.
 Câu 12. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ ?
	A. Cuối thế kỷ XIII.	B. Cuối thé kỷ VI.	C. Đầu thế kỷ XVIII. 	D. Đầu thế kỷ XVI.
 Câu 13. Thiên văn học và lịch ra đời vì người dân cần:
	A. Biết khí hậu thời tiết để làm ruộng 	B. Để phục vụ cho chiến tranh
	C. Cúng tế các vị thần linh	 D. Thỏa mãn trí tò mò của mình
 Câu 14. Được mệnh danh là Đấng chí tôn trong lịch sử Ấn độ - ông là :
	A. Sa gia han.	 B. A cơ ba.	C. Gia han ghi a.	D. Ao reng dép.
 Câu 15. Người Hy Lạp và Roma đã có một phát minh và cống hiến lớn cho loài người là:
	A. Hệ thống chữ cái	 B. Phát minh ra thuốc súng	
 C. Những hiểu biết về biển	 D. Tìm ra lửa
 Câu 16. Hai tôn giáo lớn xuất hiện ở Ấn độ là:
	A. Đạo phật và đạo Thiên Chúa.	B. Đạo Ba la môn và đạo Thiên chúa.
	C. Đạo Ba la môn và đạo Phật .	D. Đạo Ba la môn và đạo Hồi.
Câu 17. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc là:
A. Nô lệ và quý tộc	 B. Nông dân và địa chủ 
C. Quý tộc và địa chủ 	D. Nông dân và quý tộc
 Câu 18. Xã hội có giai cấp được hình thành trên cơ sở:
	A. Liên minh bộ lạc	B. Thị tộc	C. Bộ lạc	D. Công xã nguyên thủy
 Câu 19. Quan hệ sản xuất phong kiến là :
	A. Tư sản bóc lột vô sản.
	B. Quan hệ bóc lột bằng địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.
	C. Chủ nô bóc lột nô lệ.
	D. Quý tộc bóc lột nông dân.
Câu 20. Từ thời Nguyên- Minh- Thanh đã xuất hiện một hình thức văn học mới là :
	A. Tiểu thuyết.	B. Hí kịch.	C. Vẽ.	D. Kể chuyện.
Câu 21. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến phương Đông là:
	A. Là các nước đế quốc phong kiến hùng mạnh trong khu vực.
	B. Quá trình hình thành sớm kết thúc muộn.
	C. Quá trình hình thành muộn kết thúc sớm.
	D. Là nhà nước phân quyền.
Câu 22. Chữ tượng hình là:
	A. Hình vẽ quy ước mô phỏng vật thật 	B. Biểu hiện cho một âm đọc
	C. Những nét vẽ chính xác về vật thật	D. Những đường cong, đường thẳng theo quy ước
Câu 23. Quốc gia nào có ảnh hưởng sâu săc đến sự phát triển kinh tế văn hóa của các nướ c Đông Nam Á vào những năm đầu công nguyên?
	A. Inđônêxia.	 B. Trung Quốc .	 C. Vương triều Pallava.	 D. Gupta.
Câu 24. Chữ viết của người Campuchia được sáng tạo dựa trên chữ viết của:
	A.Trung Quốc	 B.Ấn Độ	C. Thái Lan	 D.Chữ Phạn của Ấn Độ
 Câu 25. Chữ viết của người Lào được sáng tạo dựa trên chữ viết của:
	A.Trung Quốc	 B.Ấn Độ	C. Thái Lan	 D.Campuchia và Mianma
 Câu 26. Đâu là đặc điểm địa hình của vương quốc Campuchia?
	A. Bình nguyên
	B.Đồi núi xen kẽ với cao nguyên
	C.Như lòng chảo khổng lồ bao quanh là rừng núi, đáy là Biển Hồ
	D.Trung lưu sông Mê Kông
 Câu 27. Pháp đánh chiếm Capuchia vào năm :
	A.1896 	B.1858	 C.1963	 D.1893
 Câu 28. Công trình kiến trúc nổi bật nhất của Lào là:
	A.Ăngko Vát và Ăngko Thom	B.Tháp Thạt Luổng
	C. Chùa Vàng	 D. Bôrôbuđua
 Câu 29. Thời kỳ phát triển thịnh đạt nhất của vương quốc Capuchia là:
	A.Thời kỳ Ăngko	B.Thời vua Jayavacman VII.	
	C.Thế kỷ X-XV	D. thế kỷ X- XIII
 Câu 30. Ai có công thống nhất các Mường Lào thành lập vương quốc Lang Xang?
	A. Pha Ngừm 	 B. Jayavacman VII	 C.Châu A Nụ	D.Xulinha Vôngxa
 Câu 31. Tộc người chính của vương quốc Campuchia là:
	A.Người Thái	 B.Người Khơme	C.Người Kinh 	D.Lào Thơng
 Câu 32. Pháp đánh chiếm Lào vào năm :
	A.1896	 B.1858	 C.1963 	D.1893
 Câu 33. Dân tộc Lào ngày nay hình thành dựa trên:
	A.Người bản địa trên lãnh thổ của Lào	B.Người Lào Lùm
	C.Người Lào Lùm và Lào Thơng 	D.Bộ tộc người Thái di cư xuống .
 Câu 34: Đâu không phải là những việc làm khi người Giecman tràn vào đánh chiếm Rôma?
A. Tự xưng vua, phong tước vị cho những người có công
B. Bỏ tôn giáo của người Rôma, bắt theo theo tôn giáo của người Giécman
C. Tước đoạt ruộng đất của người Rôma chia cho người Giécman
D. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập các vương quốc mới
Câu 35: Đâu là hệ quả của các chính sách mà người Giecman thực hiện khi tràn vào Rôma?
A. Xóa bỏ quan hệ sản xuất chiếm nô của đế quốc Rôma, xây đựng quan hệ sản xuất phong kiến
B. Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm nô được xác lập.
C. Chế độ chiếm nô phát triển đến đỉnh cao
D. Thúc đẩy chế độ chiếm nô đi vào khủng hoảng.
Câu 36: Chế độ phong kiến được xác lập vào thế kỷ V ở Tây Âu là:
A. Quân chủ chuyên chế B. Quân chủ chuyên chế tập quyền
C. Quân chủ phân quyền D. Chế độ quân chủ lập hiến
Câu 37: Lực lượng nào là lực lượng lao động chủ yếu, nuôi sống xã hội Tây Âu thời trung đại?
A. Nông dân công xã B. Nông nô C. Nô lệ D. Người bình dân
Câu 38: Nguồn gốc của thành thị trung đại Tây Âu là:
A. Thành thị do thợ thủ công lập ra
B. Thành thị do lãnh chúa thành lập
C. Thành thị được phục hồi từ thành thị cổ đại
D. Tất cả các nguồn gốc trên
Câu 39: Đâu là đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
A. Là đơn vị kinh tế của xã hội phong kiến Tây Âu
B. Là một vùng đất rộng lớn, có đất đai để trồng trọt, lâu đài, nhà thờ, ...hào sâu, tường cao bao quanh. Thuộc quyền cai quản của lãnh chúa.
C. Có thành lũy, tháp canh bao bọc, có nhiều khu phố, cửa hàng. Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân
D. Nền kinh tế mang tính tự cung, tự cấp với các ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 40: Đâu là vai trò của thành thị trung đại về mặt kinh tế?
A. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc cảu các lãnh địa, tạo điều kiện cho hàng hóa phát triển.
B. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền
C. Tầng lớp thị dân hình thành, năng động và ham làm giàu.
D. Tạo điều kiện cho văn hóa và giáo dục, kinh tế phát triển

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HOC_KY_I_NAM_20162017.doc