Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Gia Thắng

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 500Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Gia Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Gia Thắng
PHÒNG GD & ĐT GIA VIỄN
TRƯỜNG TH GIA THẮNG
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
NĂM HỌC 2016 – 2017
Thời gian làm bài: 80 phút
Họ và tên học sinh: ................................................ Lớp:.........................................
Họ tên giáo viên coi kiểm tra
Họ tên giáo viên chấm bài kiểm tra
Điểm bài kiểm tra
Nhận xét của giáo viên chấm bài kiểm tra
Đọc:
Viết:
Điểm chung:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
..................................................................................................................
A.KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng.
Giáo viên yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng 1 đoạn của 1 trong các bài trong SGK Tiếng Việt 5 – tập 2 từ tuần 19 đến tuần 27.
II. Đọc thầm và làm bài tập.
Tôi yêu buổi trưa
Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành, mát mẻ...
Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều... Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người ưa thích.
Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: Buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.
Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè!
 ( Nguyễn Thuỳ Linh)
 Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học em hãy khoanh vào câu trả lời đúng nhất trước mỗi câu hỏi sau:
1. Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất?
A. Buổi trưa mùa xuân B. Buổi trưa mùa hè
C. Buổi trưa mùa thu D. Buổi trưa mùa đông 
2. “Nhẹ, êm và dễ chịu” là đặc điểm của buổi trưa mùa nào?
A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông 
3. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì?
A. Nhờ buổi trưa hè mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp.
B. Nhờ buổi trưa mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm.
C. Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương.
D. Thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc.
4. Trong câu: “Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất”. Từ phù hợp nhất để thay thế cho từ “đổ lửa” là:
A. Gay gắt B. Như thiêu như đốt C. Chói chang D. Nóng nực
5. Trong câu ghép “Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu.” có bao nhiêu vế câu?
A. Một vế câu B. Hai vế câu C. Ba vế câu D. Bốn vế câu 
6. Nội dung chính của bài là gì?
A. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê.
B. Ca ngợi những người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ.
C. Kể ra những công việc người nông dân cần làm để tạo ra hạt thóc.
D. Tả mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc.
7. “Đi thóc” trong bài có nghĩa là gì?
A. Đem thóc ra phơi.
B. Vun thóc lại thành đống.
C. Dùng chân rê thóc trên mặt sân có thóc đang phơi để cho thóc chóng khô.
D. Giẫm chân lên thóc.
8. Câu: “Tôi yêu lắm những buổi trưa hè!” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu cầu khiến D. Câu hỏi
 Điền từ hoặc viết vào chỗ chấm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
9. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau.
 ..trưa hè nắng như đổ lửabố mẹ tôi vẫn phơi thóc ngoài sân.
10. Tìm hai từ có thể thay thế cho từ “vàng óng” trong câu: “Những sợi rơm vàng óng khoe sắc”:
11. Đóng vai bạn nhỏ, em hãy viết những điều mình muốn nói với bố mẹ khi bố mẹ phải làm việc vào những buổi trưa hè nắng nóng.
B. KIỂM TRA VIẾT.
I. Chính tả: Nghe - viết bài: “Phong cảnh đền Hùng” từ Lăng của các vua Hùng ........xanh mát.) TV5 , Tập 2, trang 68.
II .Tập làm văn.
Đề bài: Tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
Đáp án, hướng dẫn chấm bài kiểm tra giữa học kì II 
Môn Tiếng Việt lớp 5.
Năm học 2016 -2017.
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm).
I. Đọc thành tiếng. (3 điểm).
Giáo viên yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng 1 đoạn của 1 trong các bài trong SGK Tiếng Việt 5 – tập 2 từ tuần 19 đến tuần 27.
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu 120 tiếng/phút, giọng đọc biểu cảm: (1 điểm).
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc có biểu cảm): (1 điểm).
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm).
II. Đọc thầm và làm bài tập. (7 điểm)
- Học sinh khoanh đúng mỗi ý hay điền đúng từ cho một câu hỏi được 0,5 điểm.
CÂU
ĐÁP ÁN
SỐ ĐIỂM
1
D
0,5
2
A
0,5
3
C
0,5
4
B
0,5
5
C
0,5
6
B
0,5
7
C
0,5
8
B
0,5
9
Mặc dù - nhưng
1,0
10
Vàng bóng, vàng mượt,
1,0 (Tìm được 1 từ cho 0,5 điểm)
11
HS viết theo cảm nhận của mình
1,0 (Tùy theo câu HS viết có thể cho từ 0,5 đến 1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm).
I .Chính tả (2 điểm)
 - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: ( 1 điểm )
 - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): (1 điểm)
II .Tập làm văn (8 điểm) 
TT
Điểm thành phần
Mức điểm
1,5
1
0,5
0
1
Mở bài (1 điểm)
Mở bài gián tiếp
Mở bài trực tiếp
2a
Thân bài 
(4 điểm)
Nội dung (1,5 điểm)
Tả bao quát và tả chi tiết các bộ phận của đồ vật một cách sinh động.
Tả bao quát và tả chi tiết các bộ phận của đồ vật.
Tả bao quát và tả chi tiết một số bộ phận của đồ vật.
2b
Kĩ năng (1,5 điểm)
Biết dùng các hình ảnh so sánh, nhân hóa để tả đồ vật.
Biết dùng một số hình ảnh so sánh, nhân hóa để tả đồ vật.
Bước đầu biết dùng một số hình ảnh so sánh, nhân hóa để tả đồ vật.
2c
Cảm xúc (1,5 điểm)
Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm của mình với đồ vật tả trong bài. Nêu được ích lợi của đồ vật
Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm của mình với đồ vật tả trong bài.
Nêu được ích lợi của đồ vật
3
Kết bài (1 điểm)
Kết bài mở rộng
Kết bài không mở rộng
4
Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; viết sạch đẹp
5
Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
Biết dùng từ ngữ, liên kết câu một cách hợp lí.
6
Sáng tạo (1 điểm)
Bài viết sáng tạo.
Bài viết khá sáng tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET5-GKII.doc
  • docMA trận TV.doc