Đề kiểm tra chất lượng tám tuần học kì II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 777 - Trường THPT A Bình Lục

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng tám tuần học kì II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 777 - Trường THPT A Bình Lục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng tám tuần học kì II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 777 - Trường THPT A Bình Lục
SỞ GD – ĐT HÀ NAM
TRƯỜNG: THPT A BÌNH LỤC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TÁM TUẦN HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Hoá học 12 (Số câu: 40 câu)
(Thời gian làm bài: 50 phút. không kể thời gian giao đề)
Mã Đề: 777
Biết nguyên tử khối của các nguyên tố: Na = 23; K= 39; Ca =40; Mg=24; Ba = 137; Al = 27; C= 12; N=14;
P=31; O=16; S=32; Cl =35,5; Br =80
Câu 1: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dd NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là 
A. 3,36 lít. 	 B. 2,24 lít. 	 C. 4,48 lít. 	 D. 6,72 lít.
Câu 2 : Cho phản ứng: aFe + bHNO3 cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng : A. 5. 	B. 4. 	C. 7. 	D. 6.
Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là:
A. 1s22s2 2p6 3s2. 	 B. 1s22s2 2p6. 	C. 1s22s22p63s1. 	D. 1s22s22p6 3s23p1.
Câu 4: Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng?
A. H2.	B. HCl.	C. O2.	D. CO2.
Câu 5: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
	A. 2,24 lít.	B. 1,12 lít.	C. 0,56 lít.	D. 4,48 lít.
Câu 6: Để bảo quản Na người ta ngâm Na trong : 
A. Dầu hỏa	B. Nước	C. Ancol	D.Dung dịch NaOH
Câu 7 : Nhúng một lá sắt vào 500ml dung dịch CuSO4 xM. Sau khi kết thúc phản ứng lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 0,8 gam. Giá trị của x là: 
A. 0,5M	B. 0,2M	C. 1,7M	D. 1,8M
Câu 8: Thành phần chính của quặng Mandehit là:
 A. FeCO3.	B. Fe2O3.	C. FeS2. D. Fe3O4.
Câu 9: Cho các kim loại : Al, Cu, Au, Ag. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong các kim loại này là :
 A. Ag.	B. Cu.	C. Al.	D. Au.
Câu 10 : X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Fe, Cu. 	B. Cu, Fe. 	C. Ag, Mg. 	D. Mg, Ag.
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 3,36.	B. 2,24.	C. 6,72.	D. 4,48.
Câu 12: Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương. Công thức phân tử của thạch cao nung là
A. CaSO4.H2O.	B. CaSO4.2H2O.	C. CaSO4.	D. CaSO4.5H2O.
Câu 13: Trong các hợp kim sau đây, hợp kim nào khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì sắt không bị ăn mòn điện hóa học?
A. Cu-Fe.	B. Zn-Fe.	C. Fe-C.	D. Ni-Fe.
Câu 14: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Fe.	B. Ba.	C. Cr.	D. Al.
Câu 15: Natri hidrocacbonat được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm, dùng chế thuốc chữa đau dạ dày,... Công thức của natri hiđrocacbonat là 
A. NaOH. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. NaHSO3. 
Câu 16 : Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là :
A. nhiệt phân CaCl2. 	B. điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. 	D. điện phân dung dịch CaCl2.
Câu 17: Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là:
A. Mg, Fe, Zn, Al.	B. Fe, Zn, Mg, Al.	C. Fe, Zn, Al, Mg.	D. Al, Mg, Fe, Zn.
Câu 18: Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao?
A. Al.	B. CO	C. H2.	D. Mg.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng dư . sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí H2(đktc). Khối lượng Al là:
A. 5,4 g	B. 2,7 g	C. 8,1g	D. 5,1 g
Câu 20: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. NaOH loãng. 	B. H2SO4 đặc, nguội. 	 C. H2SO4 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng
Câu 21: Có các dung dịch: KNO3, Mg(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên
 A. dd NaOH dư	B. dd AgNO3	C. dd Na2SO4	D. dd HCl
Câu 22: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Mg và Zn.	B. Al và Mg.	C. Na và Fe.	D. Cu và Ag.
Câu 23 : Cặp chất không xảy ra phản ứng là :
A. Fe + Cu(NO3)2. 	B. Cu + AgNO3. 	 C. Zn + Fe(NO3)2. 	 D. Ag + Cu(NO3)2.
Câu 24: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. 	B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
C. chỉ có kết tủa keo trắng. 	D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 25: Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là
A. 16,6 gam.	B. 11,2 gam.	C. 5,6 gam.	D. 22,4 gam.
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 7,28 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Mg.	B. Al.	C. Zn.	D. Fe.
Câu 27 : Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt.
C. Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS2.
D. Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước.
Câu 28:Có những chất: NaCl , Ca(OH)2 , Na2CO3 , HCl .Chất nào có thể làm mềm nước cứng:
A.CaCl2	 B.HCl	 C. Na2CO3	D.NaOH 
Câu 29: Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động núi đá vôi có thể giải thích bằng phản ứng:
	A.	CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2	B.Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2↑
 C.	CaO + CO2 → CaCO3	 D.CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
Câu 30: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: 
 Tỉ lệ a : b là 
 A. 4 : 3.	 B. 2 : 3	.	 C. 1 : 1.	D. 2 : 1.
Câu 31. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dd H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dd X2 chứa chất tan là 
A. Fe2(SO4)3. 	B. FeSO4.	C. Fe2(SO4)3 và H2SO4. 	D. FeSO4 và H2SO4.
Câu 32: Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 224.	B. 168.	C. 280.	D. 200.
Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl2. (2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.	 (4) Cho khí H2 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng.
(5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng.
Các thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc các phản ứng là	
A. (1), (2), (3), (4).	B. (1), (3), (4).	C. (2), (5).	D. (1), (3), (4), (5).
Câu 34: Cho 1,368 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng vừa hết với dung dịch HCl các phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được hỗn hợp 2 muối trong đó khối lượng của FeCl2 là 1,143 gam. Dung dịch Y có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu?
A. 0,216 gam.	B. 1,836 gam.	C. 0,288 gam.	D. 0,432 gam.
Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
	(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
	(c) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH dư. 
	(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch K2SO4.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là 	
	A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 36: Cho 26 gam hỗn hợp chất rắn A gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch A trong đó có 23,4 gam NaCl. Giá trị của V là: 
 A.0,09 	B. 1,20	C. 0,72	D. 1,08
Câu 37: Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch X vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng ?
	A. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.
	B. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4.
 	C. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được 2a/3 mol kết tủa.
	D. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2(đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl 2M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là :
 A. 15,6	B. 19,5	C. 27,3	D. 16,9
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là:
 A. 25,5%	B. 18,5%	C. 20,5%	D. 22,5%
Câu 40: Hòa tan 5,73 gam hỗn hợp X gồm NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 vào nước dư thu được dung dịch Y. Trung hòa hoàn toàn Y cần 75 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng kết tủa thu được khi cho Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư là
	A. 12,57 gam.	B. 16,776 gam.	C. 18,855 gam.	D. 18,385 gam.
 (Thí sinh không được dùng bảng hệ thống tuần hoàn)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_tam_tuan_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_12.doc