Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2010 – 2011 môn thi: Hóa học-Lớp 12-thpt

doc 2 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1279Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2010 – 2011 môn thi: Hóa học-Lớp 12-thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2010 – 2011 môn thi: Hóa học-Lớp 12-thpt
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN THI : HÓA HỌC-LỚP 12-THPT 
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22 tháng 3 năm 2011
===========
Câu I (3,0 điểm):
	a/ Cho hợp chất ion có tổng số hạt cơ bản là 164. Mỗi ion trong hợp chất đều có cấu hình electron là 1s2 2s22p6 3s23p6. Tìm công thức của hợp chất.
	b/ Sục H2S dư vào dung dịch Na2S thu được dung dịch X, sục một lượng vừa đủ khí SO2 vào dung dịch Na2SO3 thu được dung dịch Y. 
	Cho dung dịch X, dung dịch Y lần lượt tác dụng với các dung dịch sau:
	HCl ; CuCl2; AlCl3; KMnO4 trong H2SO4. 
	Nêu hiện tượng xảy ra và viết các phương trình hóa học.
c/ Hỗn hợp A gồm CuO, AlCl3, CuCl2 và Al2O3. Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng từng chất tinh khiết nguyên lượng.
Câu II (2,0 điểm):
	Sáu hiđrocacbon A, B, C, D, E, F đều có công thức phân tử C4H8. Cho từng chất vào brom trong CCl4 khi không chiếu sáng thì thấy A, B, C, D tác dụng rất nhanh., E tác dụng chậm hơn, còn F thì hầu như không phản ứng, trong đó từ B và C thu được cùng một sản phẩm. Khi cho tác dụng với H2(Pd, t0) thì A, B, C đều cho cùng một sản phẩm G. B có nhiệt độ sôi cao hơn C.
	a/ Xác định công thức của 6 hiđrocacbon trên. Giải thích?
	b/ So sánh nhiệt độ sôi của E và F.
Câu III (2,0 điểm):
	Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được hỗn hợp khí A gồm 2 khí X, Y. Làm lạnh hỗn hợp khí A xuống nhiệt độ thấp hơn ta thu được hỗn hợp khí B (gồm 3 khí X, Y, Q), có tỉ khối của B so với H2 bằng 30. Biết hiệu suất phản ứng chuyển hóa X thành Q đạt 60,00%. 
	Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Biết trong phản ứng của HNO3 với hỗn hợp chỉ có một sản phẩm khử của N+5.
Câu IV (3,0 điểm): 
	Cho 4,32 gam axit cacboxylic đơn chức vào nước và pha loãng thành 200,00 ml thì thu được dung dịch X. Tiến hành chuẩn độ dung dịch X bằng phương pháp chuẩn độ axit-bazơ. Người ta thấy khi thêm từ từ 100,00 ml dung dịch NaOH 0,10M vào dung dịch 100,00 ml dung dịch X thì thu được dung dịch Y có pH là 3,95. Khi thêm tiếp 200,00 ml dung dịch NaOH 0,10M nữa thì phản ứng đạt đến điểm tương đương. Coi gần đúng thể tích dung dịch thu được bằng tổng thể tích các dung dịch đem trộn và bỏ qua sự phân li của nước.
	a/ Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên axit cacboxylic đó.
	b/ Tính pH tại điểm tương đương của dung dịch thu được.
Câu V (2,0 điểm):
	Cho 2,760 gam chất hữu cơ A (chứa C,H,O và có 100 < MA< 150) tác dụng với NaOH vừa đủ, sau đó làm khô, phần bay hơi chỉ có nước, phần chất rắn khan còn lại chứa hai muối của natri có khối lượng 4,440 gam. Nung nóng 2 muối trong oxi dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,180 gam Na2CO3, 2,464 lít CO2 (ở đktc) và 0,900 gam nước. 
	Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A.
Câu VI (3,0 điểm): 
	Dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 9,280 gam một oxit kim loại ở nhiệt độ cao thu được kim loại tương ứng và hỗn hợp khí X. Sục X vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,300 M và NaOH 0,090M thu được 22,852 gam kết tủa, khí bay ra không làm vẩn đục nước vôi trong.
	a/ Xác định công thức oxit.
	b/ Tính thể tích khí SO2 thoát ra (ở đktc) khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
Câu VII (3,0 điểm): 
	Hỗn hợp A gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được một ancol đơn chức và hai muối của hai axit hữu cơ đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lượng ancol thu được cho tác dụng với Na dư tạo ra 4,48 lít khí (ở đktc).
	a/ X, Y thuộc loại hợp chất gì?
	b/ Cho 22,10 gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 18,50 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 44,20 gam hỗn hợp A cần 63,84 lít O2 (ở đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm thu được qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 230,00 gam kết tủa.
	- Xác định CTPT, CTCT của X, Y.
	- Tính phần trăm theo khối lượng của X, Y trong hỗn hợp A
Câu VIII (2,0 điểm): 
	Một nguyên tố X có khả năng tạo nhiều hidroxit. A là một chất có chứa nguyên tố X, phân tích hợp chất A thấy có hàm lượng phần trăm về khối lượng của một số nguyên tố như sau: %Ca = 17,09%; %X = 26,50%; %O = 54,70%.
	a/ Xác định công thức của A.
	b/ Từ 1 tấn quặng có chứa nguyên tố X, được dùng trong công nghiệp để điều chế hợp chất A, hãy viết các phương trình hóa học điều chế A. Tính lượng chất A lớn nhất thu được, biết quặng có chứa 25% tạp chất trơ, hiệu suất của mỗi phản ứng đạt 80%.
	c/ Hãy nêu ứng dụng và tác dụng của A.
 ============== Hết ==============
(Đề thi gồm 02 trang)
Cho biết số khối của các nguyên tố: 
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; 
Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Ni = 58; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137
Thí sinh được sử dụng bảng HTTH và máy tính cầm tay thông thường.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 12.doc
  • docDap an Hoa 12_Chinh thuc.doc